Biển Đông: Luân Đôn - Bắc Kinh đấu khẩu về "tự do hàng hải hàng không"

13 Tháng Tám 20158:55 CH(Xem: 12626)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 14 AUG 2015

Biển Đông: Luân Đôn - Bắc Kinh đấu khẩu về "tự do hàng hải hàng không"

 

image032

Anh kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông


image034

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond phát biểu tại Bắc Kinh, 12/8/2015.

 

Reuters

VOA 13.08.2015

Bộ trưởng Ngoại giao của Anh hôm thứ Tư kêu gọi bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở vùng Biển Đông có tranh chấp, nhưng không chỉ trích Trung Quốc.

Phát biểu tại Bắc Kinh vài ngày sau chuyến thăm Nhật Bản, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói Anh có mối quan tâm lớn đến sự ổn định ở Biển Đông mặc dù Anh không có lập trường trong những vấn đề lãnh thổ.

“Chúng tôi muốn thấy những tuyên bố chủ quyền được giải quyết bằng những giải pháp dựa trên luật lệ, không phải dựa trên quyền lực, ở châu Á cũng như các nơi khác, theo cách thức phù hợp với nền hòa bình và ổn định lâu dài của khu vực, với tự do hàng hải và hàng không, và phù hợp với luật pháp quốc tế,” ông Hammond nói với một nhóm sinh viên.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuần trước đã cáo buộc Trung Quốc hạn chế hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Ông Kerry nói với một hội nghị của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Kuala Lumpur rằng việc Trung Quốc xây dựng những cơ sở trên những hòn đảo nhân tạo cho "mục đích quân sự" đã gia tăng căng thẳng và gây nên nguy cơ "quân sự hóa" từ các nước có tuyên bố chủ quyền khác.

Ngoại trưởng Anh cũng nói thêm rằng quá trình hòa giải hậu Thế chiến thứ hai vẫn "chưa hoàn tất" ở châu Á. Phát biểu của ông được đưa ra trong lúc Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức một cuộc diễu hành quân sự vào tháng 9 để kỷ niệm kết thúc Thế chiến./

Đại sứ Trung Quốc: tự do hàng hải ở Biển Đông có giới hạn

VOA 13.08.2015

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines cho biết Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải trong tranh chấp Biển Đông nhưng sẽ không cho phép bất kỳ chính phủ nước ngoài nào viện dẫn quyền này để tàu và máy bay quân sự của họ có thể xâm nhập vào lãnh thổ của Bắc Kinh.
 
Đại sứ Triệu Giám Hoa cuối ngày thứ Ba nói rằng các lực lượng của Trung Quốc đã cảnh báo chiếc P-8A của Hải quân Mỹ không xâm nhập khi máy bay chiến đấu này tiếp cận một khu vực của Trung Quốc do chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa vào tháng Năm.

Khi được hỏi lý do tại sao Trung Quốc lại đuổi máy bay của Hải quân Mỹ trong khi họ cam kết tôn trọng quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, ông Triệu nêu ra những giới hạn theo quan điểm của Trung Quốc.

“Tự do hàng hải không có nghĩa là cho phép các nước khác xâm phạm không phận hoặc hải phận có chủ quyền. Không nước nào sẽ cho phép điều đó,” ông Triệu nói. “Chúng tôi nói tự do hàng hải phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Không có tự do hàng hải cho tàu chiến và máy bay.”

Ông Triệu cũng nhắc lại một tuyên bố trước đó của Bắc Kinh rằng hoạt động bồi đắp cải tạo đất của Trung Quốc để tạo ra những hòn đảo mới tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp đã chấm dứt. Ông nói Trung Quốc giờ sẽ bắt đầu xây dựng những cơ sở hỗ trợ tự do hàng hải, tìm kiếm và nỗ lực ứng phó khi xảy ra tai nạn, và nghiên cứu khoa học.

Ông Triệu thừa nhận rằng "những cơ sở quốc phòng cần thiết" cũng sẽ được xây dựng.

Mỹ và các đồng minh của mình, trong đó có Philippines, đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc xây dựng những hòn đảo quy mô lớn, nói rằng việc này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực đang ngày càng quân sự hóa và đe dọa sự ổn định trong khu vực.

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, tháng trước phát biểu ở Manila rằng Washington không công nhận bất cứ tuyên bố chủ quyền nào và lập trường sẽ không thay đổi ngay cả nếu những vùng tranh chấp được gia cố bằng những công trình xây cất.

Theo AP

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

ASEAN: Mỹ tố cáo TQ ở Trường Sa nhưng Tầu khựa đã xây dựng xong 7 căn cứ hỏa lực!

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 07 AUG 2015

 

image035

Tại ASEAN, Mỹ công khai tố cáo Trung Quốc về Biển Đông

Trọng Nghĩa

 

image036

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại hội nghị ASEAN lần thứ 22 ở Kuala Lumpur, Malaysia, 06/08/2015.REUTERS/Brendan Smialowski/Pool

Trong một tuyên bố được đánh giá là cứng rắn nhất của ông từ trước đến nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào hôm nay, 06/08/2015 đã cáo buộc Trung Quốc hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp, bất chấp những lời bảo đảm từng được Bắc Kinh đưa ra là không cản trở lưu thông.

Phát biểu nhân phiên họp Ngoại trưởng các nước thuộc khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS tổ chức tại Kuala Lumpur, và trước mặt đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, hiện diện trong cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cho rằng các hoạt động xây dựng các cơ sở dùng vào « mục đích quân sự » mà Trung Quốc đang tiến hành trên các hòn đảo nhân tạo đã làm tình hình căng thẳng thêm lên và kéo theo nguy cơ « quân sự hóa ».

Theo ông Kerry : « Tự do hàng hải và hàng không là một trong những trụ cột quan trọng của luật biển quốc tế… Mặc dù đã có sự đảm bảo rằng những quyền tự do đó sẽ được tôn trọng, trong những tháng gần đây chúng ta đã thấy việc ban hành những lời cảnh báo, và những mưu toan hạn chế tự do ».

Ngoại trưởng Mỹ kết luận : « Xin cho tôi được nói rõ : Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các hạn chế về tự do hàng hải và hàng không, hoặc hạn chế việc sử dụng biển một cách hợp pháp ».

Tuyên bố của ông Kerry đã gợi lại sự kiện Trung Quốc bị quân đội Philippines tố cáo là đã nhiều lần xua đuổi máy bay quân sự Philippines ra khỏi khu vực các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở vùng quần đảo Trường Sa của Biển Đông.

Bên cạnh đó là việc Hải quân Trung Quốc đã tám lần cảnh cáo phi hành đoàn của chiếc phi cơ tuần thám Mỹ P8-A Poseidon hồi tháng năm vừa qua, khi chiếc máy bay này bay trênkhu vực.

Theo giới phân tích, lời chỉ trích thẳng thừng của ông Kerry là dấu hiệu dự báo là hồ sơ Biển Đông sẽ nổi bật trong chương trình nghị sự Mỹ-Trung nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trả lời hãng Reuters, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, ghi nhận sự kiện Hoa Kỳ đã cứng giọng hơn, nhưng cho rằng lời nói của ông Kerry phải được nối tiếp bằng những hành động cụ thể./

RFI 06-08-2015

13 Tháng Ba 2014(Xem: 16582)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16396)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162674)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19337)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19705)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16867)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14983)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15311)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14389)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15132)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15143)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17607)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14961)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 15018)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16388)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15872)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14459)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15467)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 16005)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15705)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.