"Chiến thuật vũ khí" đối đầu "chiến lược đảo nhân tạo cố định - đảo nổi di chuyển"

24 Tháng Tám 201512:07 SA(Xem: 13584)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 24 AUG 2015

 
CANH BẠC MẶT TRẬN BIỂN ĐÔNG:

"Chiến thuật vũ khí" đối đầu "chiến lược đảo nhân tạo cố định - đảo nổi di chuyển"

 image011

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ

Trọng Nghĩa

 image012

Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)

Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong một cuộc họp báo tại Washington, ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương đã xác định ba trục chính trong chiến lược mới đó : (1) kiên trì dấn thân và tiếp tục sử dụng ngoại giao và các định chế đa phương để bảo vệ quyền tự do lưu thông và tiếp cận các vùng biển Châu Á ; (2) tập trung bảo vệ quyền tự do sử dụng các vùng biển, ngăn chặn xung đột và các hành vi cưỡng bức ; (3) phát huy việc tuân thủ pháp luật và chuẩn mực quốc tế.

Sau khi nhắc lại quan điểm từng được tuyên bố của Washington, theo đó Mỹ không thiên vị ai trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa khẳng định là Hoa Kỳ « có lợi ích trong việc đảm bảo sao cho tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, không thông qua xung đột hay cưỡng chế ». Mối lo ngại của Hoa Kỳ tuy nhiên đang tập trung ở Biển Đông, khi ông David Shear nêu bật mối quan ngại của Mỹ về sự kiện Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa các nơi này.

Trong bối cảnh đó, theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ duy trì một sự hiện diện quân sự cần thiết, đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác trong khu vực, chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. Trên tinh thần đó, Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự trong vùng để trở thành một lực lượng răn đe, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Theo ông David Shear, Bộ Quốc phòng Mỹ không chỉ chuyển qua Châu Á các phương tiện tối tân nhất, mà lại còn trải đều các phương tiện đó trên toàn khu vực.

Con chủ bài trong các phương tiện tối tân đó là hạm đội tàu chiến tuần duyên LCS (Littoral Combat Ship), loại chiến hạm nhỏ nhưng linh hoạt, với hỏa lực hùng hậu, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven bờ, đặc thù của Biển Đông : 4 chiếc sẽ được triển khai ngay tại Singapore, phụ trách trực tiếp Biển Đông, 4 chiếc khác sẽ được dùng làm lực lượng dự bị, sẵn sàng tung ra khi cần thiết.

Một hàng không mẫu hạm mới, chiếc USS Ronald Reagan sẽ qua thay thế chiếc George Washington, và trong vòng năm năm sắp tới, Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ có thêm một chiếc tàu đổ bộ tấn công mới, USS America, trong lúc thêm hai tàu khu trục Aegis được gửi đến túc trực tại Nhật Bản. Không quân cũng sẽ được tăng viện bằng loại chiến đấu cơ F-22 và F-35 tối tân hơn, không kể đến loại oanh tạc cơ chiến lược B-2 và B-52, và 47 chiếc phi cơ tuần thám đời mới P8 A Poseidon, có gắn thủy lôi. Lực lượng Thủy quân lục chiến túc trực trong vùng cũng sẽ được trang bị loại máy bay lên thẳng V-22.

Sau cùng, khu vực cũng sẽ có thêm các loại tên lửa hiện đại phóng đi từ chiến hạm hoặc phi cơ, cùng với các hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, trong đó có loại JASSM-ER và một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới. Với các phương tiện răn đe đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò người bảo vệ ổn định và quyền tự do hàng không và hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông.

Hôm thứ Năm, 20/08/2015, như để nhắc nhở Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khẳng định trở lại là Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bên trong và chung quanh Biển Đông : « Phi cơ và chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như vẫn làm ở mọi nơi khác trên thế giới ».

RFI 22-08-2015

Thứ bảy, 15/8/2015 | 15:54 GMT+7

Trung Quốc được gì khi xây đảo nổi khổng lồ

Nếu triển khai được một chuỗi đảo nổi khổng lồ ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ nâng cao đáng kể khả năng giám sát và kiểm soát, đồng thời tiến gần thêm một bước nữa trong kế hoạch thiết lập ADIZ tại khu vực này.

image015

Đồ họa về một đảo nổi mà Trung Quốc dự kiến xây dựng. Ảnh: popsci


Tập đoàn Phát triển Jidong (JDG) của Trung Quốc cuối tháng 7 công bố thiết kế Kiến trúc Nổi Cực lớn (VLSF) đầu tiên tại triển lãm Thành tựu Công nghệ và Khoa học Quốc phòng tổ chức ở Bắc Kinh. Loại kiến trúc này do nhiều module nổi nhỏ ghép lại để tạo ra một nền tảng lớn hơn. Không giống như các đảo nhân tạo, VLSF có khả năng lưu động, di chuyển với tốc độ lên đến 18 km/h, ông Wang Yandong, giám đốc JDG, cho biết.

VLSF có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định VLSF của Trung Quốc được thiết kế chủ yếu để trở thành các căn cứ quân sự nổi.

Trung Quốc hiện chưa bắt tay xây VLSF nhưng động thái công bố ý tưởng này cho thấy Bắc Kinh rất quan tâm đến những mẫu thiết kế quốc phòng tối tân, đặc biệt là các mô hình giúp nước này tăng thêm sức mạnh trong tranh chấp trên biển. Theo Business Insider, đảo nổi di động VLSF chắc chắn sẽ là một vũ khí mang ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm mọi cách tăng cường ảnh hưởng ở châu Á, nhất là trên Biển Đông.

Việc chế tạo và dùng đảo nổi không phải là điều gì quá mới mẻ. Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến II từng có kế hoạch chế tạo một "tàu sân bay" nặng hai triệu tấn nhằm đánh chìm tàu ngầm U-Boat của Đức hay những chiến hạm khác của quân phát xít gây cản trở các tuyến giao thương trên biển. Hải quân Mỹ năm 2000 cũng thử nghiệm một đảo nổi tương tự, sở hữu cả đường băng dài 2,4 km.

Nhưng kết hợp với việc Trung Quốc đang ráo riết cải tạo trái phép một số bãi đá trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông thành đảo, xây dựng tại đó những cơ sở quân sự hòng tuyên bố chủ quyền phi lý trên phần lớn diện tích khu vực, VLSF được cho là rất hữu ích đối với chiến lược Chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Bắc Kinh, tác giả Jack Detsch bình luận trên The Diplomat.

Theo Popular Science, Trung Quốc vẫn chưa muốn dừng lại ở đó. Bắc Kinh dường như còn ôm tham vọng triển khai một loạt đảo nổi nhân tạo khổng lồ trên Biển Đông rồi sử dụng những thực thể này để mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân.

Giới quan sát quân sự nhận định, khả năng Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo nổi cũng là một kịch bản dễ xảy ra. Trung Quốc nhờ đó có thể điều động tới đây các loại phi cơ trinh sát, máy bay cảnh báo sớm... nhằm nâng cao năng lực kiểm soát trên Biển Đông, giành ưu thế so với các nước láng giềng nhỏ bé hơn, cũng như đặt ra thách thức lớn cho hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực.

Đảo nổi nhân tạo cùng những công trình mà Trung Quốc đặt trên đó cũng sẽ trở thành một tổ hợp công cụ hữu hiệu để Bắc Kinh nâng cao năng lực điều động quân sự toàn cầu, đặc biệt giúp nước này giải quyết một trong những điểm yếu chiến lược, thua kém hoàn toàn so với Mỹ: sự thiếu hụt các căn cứ ở nước ngoài.

Một bài viết đăng trên trang web chính thức của Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam đánh giá nếu triển khai thành công các đảo nổi nhân tạo khổng lồ, Trung Quốc sẽ thu về rất nhiều lợi thế.

VLSF có tính cơ động cao. Với vận tốc đạt khoảng 18 km/h, các đảo nổi này được xem như những con tàu lớn di chuyển với tốc độ thấp. Về lý thuyết, khác với tàu sân bay hay giàn khoan, VLSF không yêu cầu một lực lượng hộ tống hùng hậu nên chi phí vận hành được giảm thiểu. Đảo nổi có khả năng thay đổi vị trí, vì vậy dễ dàng thiết lập hệ thống ngăn chặn từ nhiều hướng khác nhau, nâng cao năng lực kiểm soát vùng biển và vùng trời. Đặc điểm này sẽ hỗ trợ đắc lực cho Trung Quốc nếu nước này vẫn đang có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Mặt khác, khả năng tiếp cận của VLSF là tương đối lớn. Tàu sân bay hay giàn khoan thường được xem như mối đe dọa về an ninh và tài nguyên thiên nhiên song đảo nổi lại thừa hưởng ưu điểm của tàu dân sự. Các quốc gia ven biển sẽ rất khó để cấm cản hay ngăn chặn chúng đi vào lãnh hải của mình. Điều này giúp Trung Quốc phần nào củng cố yêu sách "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò" mà nước này tự đưa ra.

Mô hình kiến trúc nổi khổng lồ của Trung Quốc

Vũ Hoàng

19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15307)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ Ba ngày 17/12 đã cảnh báo Trung Quốc không nên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông trong khi ông đang ở Manila, hãng tin Pháp AFP cho hay.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15176)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vắng mặt do phải tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14888)
Nam Triều Tiên tuyên bố một vùng phòng không được nới rộng chồng lấn với khu phòng không mà Trung Quốc mới loan báo. Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên hôm nay nói rằng khu phòng không mới của Nam Triều Tiên, sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12, bao gồm không phận trên Ieodo, một bãi đá ngầm trong các vùng biển ngoài khơi bờ biển miền Nam của Triều Tiên, mà Trung Quốc gọi là Suyan.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15372)
Một học giả Việt Nam chuyên theo dõi tình hình Biển Đông dự đoán Trung Quốc có khả năng áp đặt một vùng phòng không lên vùng biển mà họ hiện có tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á ‘nếu như họ thành công trên Biển Hoa Đông’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16285)
Biển Đông rộng khoảng 3,5 triệukm2 nằm trong khu vực 5 đoạn gạch đỏ. Hiện đang có dư luận tiên đoán Trung Quốc sẽ phỏng theo mô hình “Nhận dạng Phòng không Hoa Đông” lấn tới việc “Nhận dạng Phòng không biển Đông” (!) gây lo ngại cho các nước đang tranh chấp khu vực này trong đó bao gồm con đường hải lộ quốc tế là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ từ eo Malacca tới eo biển Cao Hùng-Luzon. Minh họa và phụ chú của Văn Hóa Magazine dựa theo hải đồ của Vũ Hữu San.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15021)
Biển Đông và lưỡi bò từng đoạn của Trung Quốc tự vẽ ra từ năm 1949. Đừơng vạch đỏ là đường đi giả thuyết của Mẫu hạm Liêu Ninh từ quân cảng Đại Liên Thanh Đảo vượt qua eo biển Cao Hùng-Luzon tiến vào biển Đông. Chấm đỏ trên hải đồ là bãi cạn Scarborough vùng tranh chấp giữa VN+Phi+Tầu, nay đã bị Tầu chiếm giữ từ năm 2012. MINH HỌA PHỤ CHÚ CỦA VĂN HÓA MAGAZINE.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15415)
Ba chấm tròn đen trên hải chiến đồ cho thấy vị trí của các chiến hạm Mỹ, Nhật, Trung Quốc đã hiện diện ở Subic Manila, Oyster Palawan và Scarborough Trường Sa. Oyster là căn cứ hải quân của Mỹ và Phi ở mạn tây đảo Palawan quan sát trực tiếp quần đảo Trường Sa.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15876)
Nhật Bản muốn truyền đi 2 thông điệp: Đoạt vĩnh viễn đảo Senkaku nếu TQ đánh chiếm; có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải ra vào Thái Bình Dương của TQ. Ngày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu được sự phản đối của Trung Quốc".
31 Tháng Mười 2013(Xem: 16519)
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu Công nghiệp quân sự tại Moscow, Trung Quốc sẽ phải hy sinh tới 40% hạm đội hải quân (PLAN) nếu muốn đánh chìm một siêu tàu sân bay kiểu như USS Gerald R Ford của Mỹ.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 16928)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 17881)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 15537)
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ 13/10 khép lại vòng công du Đông Nam Á nhằm thúc đẩy quan hệ của Trung Quốc với các nước Asean. Trước khi sang Hà Nội vào đúng ngày chính quyền sớm chấm dứt lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Lý đã thăm Thái Lan và Brunei.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 16813)
Hôm nay là ngày Thứ Ba 23 tháng 9 năm 2008 tại Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi đại diện cho báo Văn Hóa Magazine xuất bản tại California qua sự dàn xếp của các thông tín viên báo chí thân hữu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, ông Lê Công Phụng.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 16971)
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã vừa kết thúc một chuyến đi châu Âu đưa ông đến các nước Đức, Áo, Cộng hòa Séc và Pháp để tiếp tục công việc mà ông vẫn làm từ mấy năm gần đây, đó là trình bày những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho người Việt khắp nơi, cũng như cho người nước ngoài.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19455)
Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được ký năm 1999 Vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và tranh cãi trong dư luận người Việt trong và ngoài Việt Nam.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19615)
Là nước đóng vai trò điều phối quan hệ Asean-Trung Quốc trong giai đoạn 2012-15 và cũng là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Thái Lan đang được xem là bên đóng vai trò môi giới cho nỗ lực hòa giải.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20086)
Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp gì để duy trì hoà bình và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hãn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được đề cập ở phần sau.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17595)
Vừa qua, Philippines tố cáo Trung Quốc xây nhiều khối bê tông ở bãi đá Scarborough, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 17432)
Bức không ảnh cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc chạy cạnh tàu tuần duyên của Nhật Bản gần khu vực đảo đang tranh chấp