"Chiến thuật vũ khí" đối đầu "chiến lược đảo nhân tạo cố định - đảo nổi di chuyển"

24 Tháng Tám 201512:07 SA(Xem: 13570)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 24 AUG 2015

 
CANH BẠC MẶT TRẬN BIỂN ĐÔNG:

"Chiến thuật vũ khí" đối đầu "chiến lược đảo nhân tạo cố định - đảo nổi di chuyển"

 image011

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ

Trọng Nghĩa

 image012

Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)

Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong một cuộc họp báo tại Washington, ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương đã xác định ba trục chính trong chiến lược mới đó : (1) kiên trì dấn thân và tiếp tục sử dụng ngoại giao và các định chế đa phương để bảo vệ quyền tự do lưu thông và tiếp cận các vùng biển Châu Á ; (2) tập trung bảo vệ quyền tự do sử dụng các vùng biển, ngăn chặn xung đột và các hành vi cưỡng bức ; (3) phát huy việc tuân thủ pháp luật và chuẩn mực quốc tế.

Sau khi nhắc lại quan điểm từng được tuyên bố của Washington, theo đó Mỹ không thiên vị ai trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa khẳng định là Hoa Kỳ « có lợi ích trong việc đảm bảo sao cho tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, không thông qua xung đột hay cưỡng chế ». Mối lo ngại của Hoa Kỳ tuy nhiên đang tập trung ở Biển Đông, khi ông David Shear nêu bật mối quan ngại của Mỹ về sự kiện Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa các nơi này.

Trong bối cảnh đó, theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ duy trì một sự hiện diện quân sự cần thiết, đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác trong khu vực, chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. Trên tinh thần đó, Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự trong vùng để trở thành một lực lượng răn đe, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Theo ông David Shear, Bộ Quốc phòng Mỹ không chỉ chuyển qua Châu Á các phương tiện tối tân nhất, mà lại còn trải đều các phương tiện đó trên toàn khu vực.

Con chủ bài trong các phương tiện tối tân đó là hạm đội tàu chiến tuần duyên LCS (Littoral Combat Ship), loại chiến hạm nhỏ nhưng linh hoạt, với hỏa lực hùng hậu, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven bờ, đặc thù của Biển Đông : 4 chiếc sẽ được triển khai ngay tại Singapore, phụ trách trực tiếp Biển Đông, 4 chiếc khác sẽ được dùng làm lực lượng dự bị, sẵn sàng tung ra khi cần thiết.

Một hàng không mẫu hạm mới, chiếc USS Ronald Reagan sẽ qua thay thế chiếc George Washington, và trong vòng năm năm sắp tới, Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ có thêm một chiếc tàu đổ bộ tấn công mới, USS America, trong lúc thêm hai tàu khu trục Aegis được gửi đến túc trực tại Nhật Bản. Không quân cũng sẽ được tăng viện bằng loại chiến đấu cơ F-22 và F-35 tối tân hơn, không kể đến loại oanh tạc cơ chiến lược B-2 và B-52, và 47 chiếc phi cơ tuần thám đời mới P8 A Poseidon, có gắn thủy lôi. Lực lượng Thủy quân lục chiến túc trực trong vùng cũng sẽ được trang bị loại máy bay lên thẳng V-22.

Sau cùng, khu vực cũng sẽ có thêm các loại tên lửa hiện đại phóng đi từ chiến hạm hoặc phi cơ, cùng với các hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, trong đó có loại JASSM-ER và một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới. Với các phương tiện răn đe đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò người bảo vệ ổn định và quyền tự do hàng không và hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông.

Hôm thứ Năm, 20/08/2015, như để nhắc nhở Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khẳng định trở lại là Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bên trong và chung quanh Biển Đông : « Phi cơ và chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như vẫn làm ở mọi nơi khác trên thế giới ».

RFI 22-08-2015

Thứ bảy, 15/8/2015 | 15:54 GMT+7

Trung Quốc được gì khi xây đảo nổi khổng lồ

Nếu triển khai được một chuỗi đảo nổi khổng lồ ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ nâng cao đáng kể khả năng giám sát và kiểm soát, đồng thời tiến gần thêm một bước nữa trong kế hoạch thiết lập ADIZ tại khu vực này.

image015

Đồ họa về một đảo nổi mà Trung Quốc dự kiến xây dựng. Ảnh: popsci


Tập đoàn Phát triển Jidong (JDG) của Trung Quốc cuối tháng 7 công bố thiết kế Kiến trúc Nổi Cực lớn (VLSF) đầu tiên tại triển lãm Thành tựu Công nghệ và Khoa học Quốc phòng tổ chức ở Bắc Kinh. Loại kiến trúc này do nhiều module nổi nhỏ ghép lại để tạo ra một nền tảng lớn hơn. Không giống như các đảo nhân tạo, VLSF có khả năng lưu động, di chuyển với tốc độ lên đến 18 km/h, ông Wang Yandong, giám đốc JDG, cho biết.

VLSF có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định VLSF của Trung Quốc được thiết kế chủ yếu để trở thành các căn cứ quân sự nổi.

Trung Quốc hiện chưa bắt tay xây VLSF nhưng động thái công bố ý tưởng này cho thấy Bắc Kinh rất quan tâm đến những mẫu thiết kế quốc phòng tối tân, đặc biệt là các mô hình giúp nước này tăng thêm sức mạnh trong tranh chấp trên biển. Theo Business Insider, đảo nổi di động VLSF chắc chắn sẽ là một vũ khí mang ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm mọi cách tăng cường ảnh hưởng ở châu Á, nhất là trên Biển Đông.

Việc chế tạo và dùng đảo nổi không phải là điều gì quá mới mẻ. Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến II từng có kế hoạch chế tạo một "tàu sân bay" nặng hai triệu tấn nhằm đánh chìm tàu ngầm U-Boat của Đức hay những chiến hạm khác của quân phát xít gây cản trở các tuyến giao thương trên biển. Hải quân Mỹ năm 2000 cũng thử nghiệm một đảo nổi tương tự, sở hữu cả đường băng dài 2,4 km.

Nhưng kết hợp với việc Trung Quốc đang ráo riết cải tạo trái phép một số bãi đá trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông thành đảo, xây dựng tại đó những cơ sở quân sự hòng tuyên bố chủ quyền phi lý trên phần lớn diện tích khu vực, VLSF được cho là rất hữu ích đối với chiến lược Chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Bắc Kinh, tác giả Jack Detsch bình luận trên The Diplomat.

Theo Popular Science, Trung Quốc vẫn chưa muốn dừng lại ở đó. Bắc Kinh dường như còn ôm tham vọng triển khai một loạt đảo nổi nhân tạo khổng lồ trên Biển Đông rồi sử dụng những thực thể này để mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân.

Giới quan sát quân sự nhận định, khả năng Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo nổi cũng là một kịch bản dễ xảy ra. Trung Quốc nhờ đó có thể điều động tới đây các loại phi cơ trinh sát, máy bay cảnh báo sớm... nhằm nâng cao năng lực kiểm soát trên Biển Đông, giành ưu thế so với các nước láng giềng nhỏ bé hơn, cũng như đặt ra thách thức lớn cho hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực.

Đảo nổi nhân tạo cùng những công trình mà Trung Quốc đặt trên đó cũng sẽ trở thành một tổ hợp công cụ hữu hiệu để Bắc Kinh nâng cao năng lực điều động quân sự toàn cầu, đặc biệt giúp nước này giải quyết một trong những điểm yếu chiến lược, thua kém hoàn toàn so với Mỹ: sự thiếu hụt các căn cứ ở nước ngoài.

Một bài viết đăng trên trang web chính thức của Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam đánh giá nếu triển khai thành công các đảo nổi nhân tạo khổng lồ, Trung Quốc sẽ thu về rất nhiều lợi thế.

VLSF có tính cơ động cao. Với vận tốc đạt khoảng 18 km/h, các đảo nổi này được xem như những con tàu lớn di chuyển với tốc độ thấp. Về lý thuyết, khác với tàu sân bay hay giàn khoan, VLSF không yêu cầu một lực lượng hộ tống hùng hậu nên chi phí vận hành được giảm thiểu. Đảo nổi có khả năng thay đổi vị trí, vì vậy dễ dàng thiết lập hệ thống ngăn chặn từ nhiều hướng khác nhau, nâng cao năng lực kiểm soát vùng biển và vùng trời. Đặc điểm này sẽ hỗ trợ đắc lực cho Trung Quốc nếu nước này vẫn đang có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Mặt khác, khả năng tiếp cận của VLSF là tương đối lớn. Tàu sân bay hay giàn khoan thường được xem như mối đe dọa về an ninh và tài nguyên thiên nhiên song đảo nổi lại thừa hưởng ưu điểm của tàu dân sự. Các quốc gia ven biển sẽ rất khó để cấm cản hay ngăn chặn chúng đi vào lãnh hải của mình. Điều này giúp Trung Quốc phần nào củng cố yêu sách "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò" mà nước này tự đưa ra.

Mô hình kiến trúc nổi khổng lồ của Trung Quốc

Vũ Hoàng

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30493)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16771)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16731)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 23481)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22427)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22678)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16273)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 18147)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16440)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16728)
Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain trong vùng Biển Đông
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16182)
Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 17763)
Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 19005)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Ternate, 70km về phía tây nam Manila.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 16185)
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 16602)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15423)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
28 Tháng Năm 2013(Xem: 16172)
Ngày hôm qua, 24/08/2011, trước kết thúc chuyến công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng viện, nhận định rằng những sự cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với nhau.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17078)
Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 18821)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
15 Tháng Năm 2013(Xem: 17473)
Khi muốn xác định những vấn đề được coi là cực kỳ quan trọng, đến mức sẵn sàng tiến hành chiến tranh để giải quyết, Trung Quốc dùng khái niệm « lợi ích cốt lõi ». Trước đây, cụm từ này được áp dụng trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của Trung Hoa lục địa và đe dọa là khi cần thì sẽ sử dụng vũ lực để đánh chiếm.