Việt Nam trước "Chuỗi hạt Kim cương"

20 Tháng Mười Hai 201510:35 CH(Xem: 14888)

Việt Nam trước "Chuỗi hạt Kim cương"

image073image075

Hải đồ minh họa "Liên minh Chuỗi hạt Kim cương Đông Nam Bắc Á". VĂN HÓA MAP

 

image076

Hải đồ minh họa "Liên minh Chuỗi hạt Kim cương Biển Đông". VĂN HÓA MAP

VĂN HÓA-CALIFORNIA (21 DEC 15) -

Chiến lược của Mỹ và đồng minh Philippines, Nhật, Ấn, Úc, Malaysia (Kota Kinabalu - Kota Baharu), Indonesia (Natuna), Thái (Utapao) được gọi là "Liên minh Chuỗi hạt Kim cương Đông Nam Bắc Á"; trước hết, nó có đủ khả năng phá vỡ chiến lược lưỡi bò 9 đoạn đang từ từ liếm hết Biển Đông hay không trong thế trận hiện nay, dù phán quyết của tòa La Haye có thể đi đến kết luận có lợi cho Philippines.

"Chuỗi hạt Kim cương Đông Nam Bắc Á" khởi đi từ hai siêu cường hàng đầu  Mỹ - Nhật nhịp nhàng với chính sách "Xoay trục về Châu Á" của Tổng Thống Thái Bình Dương Obama.

Chuỗi hạt Kim cương từng bước: - mở rộng vành đai kiểm soát từ biển Hoa Đông (chuỗi đảo Okinawa)  xuống Biển Đông xuống Vịnh Thái Lan, tuyến đầu là Singapore trấn giữ cửa ải Malacca; - bao vây "Một vành đai - Một con đường tơ lụa" của siêu cường Á Châu đang lên Trung Quốc chuẩn bị tỏa ra lục địa và biển cả; - và nếu như tiên liệu của Văn Hóa trình bày cách đây khá lâu một dự án thế kỷ có thể hình thành: phong tỏa tuyến hàng hải Kra.

Tham gia vào Chuỗi hạt Kim cương Đông Nam Bắc Á hiện nay đã có 9 nước: Ấn, Úc, Nhật, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Campuchia có vẻ bồn chồn cử Đại tướng Quốc phòng qua VN 3 ngày bàn chuyện tuần tra trên biển. Vị trí cảng Sihanook Ville khiến Campuchia không thể không sao nhãng căn cứ hải quân Phú Quốc của VN nhìn ra toàn bộ khung cảnh Vịnh Thái Lan. Cảng Shihanook Ville nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam do từ cảng này hàng tấn vũ khí chuyển vào cục R phục vụ chiến trường B.

Mới đây, Việt  Nam và Nhật đã ký một thỏa thuận chưa từng có là cho chiến hạm Nhật "lui tới" vịnh Cam Ranh. Chưa có thể đi đến kết luận về việc chiến hạm Nhật "lui tới" một quân cảng có vị trí sinh tử nhìn ra toàn bộ Biển Đông, tương tự như quân cảng Subic nhìn ra biển Tây Philippines hàm chứa ý đồ chính trị hay quân sự gì, nhưng  xuyên qua các hoạt động gia tăng cường độ hải quân của Nhật ở Biển Đông, Nhật hầu như đã góp thêm sức mạnh với Mỹ làm nghiêng ngửa thế trận một khi có sự va chạm nẩy lửa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Biển Đông gắn liền với vành đai duyên hải Việt Nam chạy dài từ Nam Á sang tận Trung Đông. Cái chốt giữa duyên hải Việt Nam là Cam Ranh (đầu Hải Phòng, đuôi Phú Quốc). Động thái Việt Nam cho Nhật sử dụng Cam Ranh dường như ngầm trả lời lời trách khéo của  Đô đốc Locklear nói cho tới giờ này, các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Philippines, có rất ít thành quả trong việc ứng phó hữu hiệu hành động của Trung Quốc.

Nhưng Việt Nam cũng thừa nhìn thấy con gấu khổng lồ Nga, ông chủ lớn "bền vững" ở Cam Ranh không được vui vẻ cho lắm. Việt Nam có đủ sức mạnh quốc phòng và tiềm lực bí mật của  đội quân nhân dân vừa chơi với dao vừa chơi với lửa.

Vị trí của miền duyên hải Việt Nam là vị trí của Một con đường. Nó không những mở cửa vào lục địa Đông Nam Á mà còn thông thủy tiến ra biển xanh Đông - Trung Á ngắn nhất. Trước sau gì tham vọng mở toang "Một vành đai - Một con đường tơ lụa" của Trung Quốc không thể dừng lại. Họ sẽ bắt đầu ở đâu? Hải Phỏng, Phú Quốc.

Rõ ràng "Một vành đai - một con đường tơ lụa" với hơn 140 tỉ đô la bơm vào đối đầu với TPP.

image078

Cái vũng bốn vùng chiến thuật biển Trường Sa cũng sẽ là nơi mà các tọa độ nhân tạo trở thành nơi trung chuyển cực kỳ quan trọng. Trung Quốc đã đổ hàng tỉ đô la thiết lập 7 hòn đảo nhân tạo không chỉ có việc xác lập chủ quyền hay để dọa dẫm những ai cả gan bén mảng.

Bẩy hòn đảo nhân tạo là hệ quả từ sau biến cố 1988 tàn sát Gạc Ma đã kéo theo chiến dịch dây chuyền"Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ (chủ đề của VH) của Trung Quốc kể cả Việt Nam. Nếu quả đấm lưỡi bò 9 đoạn tiếp tục giữ nguyên trạng, (sau phán quyết La Haye), nó đã và vẫn tiếp tục liếm trọn Trường Sa. Lúc ấy thì vấn đề chủ quyền lãnh thổ của từng hòn đảo và đặc quyền kinh tế 200 hải lý sẽ phải đặt ra trên bàn hội nghị. Việt Nam hiện đóng giữ 21 đảo, 33 điểm đóng quân rải rác ở các tọa độ hung hiểm.

image080

Tất nhiên Việt Nam cũng không  phải là tay vừa, từ trong quá khứ cho đến hiện tại, VN đã có nhiều ngón chơi đặt cược với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp bảo toàn lãnh thổ. Tổng bí thư Lê Duẩn từng nói: Ai thắng ai? Nếu những xung đột bất đồng trên biển không đi đến các thỏa thuận hai bên cùng có lợi, quốc tế cùng có lợi, đề án khổng lồ "Một Vành đai - Một con đường" sẽ phải khựng lại. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ thênh thang. Thái độ hòa hoãn, lịch sự như một triết gia của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Hà Nội đã làm hài lòng Hà Nội.

Nếu Việt Nam tỏ ra rất kín đáo trong hành quân dịch chuyển quân sự đối phó với Trung Quốc trên những đỉnh núi Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư; nếu Việt Nam giữ vững được nền hòa bình, trên bàn cờ quốc tế Biển Đông hiện nay, chỉ cần vài động tác rối bời chệch hướng trong sợi dây mành chỉ đa phương, Việt Nam hiểu rằng sẽ sa lầy ngay tức khắc vào chiến tranh./

Lý Kiến Trúc -VH

13 Tháng Ba 2014(Xem: 16582)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16391)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162667)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19335)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19704)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16859)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14978)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15309)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14386)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15131)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15139)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17605)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14956)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 15011)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16386)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15865)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14457)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15463)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15999)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15704)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.