Hoàng Sa và Tổ quốc

19 Tháng Giêng 201611:00 CH(Xem: 12833)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  20 JAN 2016

Hoàng Sa và Tổ quốc

(GDVN) - Chúng ta cần giữ vững niềm tin vào công lý, lẽ thật, tin tưởng chắc chắn có một ngày lấy lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa.

Ngày này 42 năm về trước, 19/1/1974 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đã lợi dụng bối cảnh quốc tế và khu vực cất quân xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý chờ ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo tinh thần Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc là một bên tham dự.

74 người con Việt Nam anh dũng đã ngã xuống, máu thắm Hoàng Sa trong cuộc chiến không cân sức. Tháng 3/1988, lại một trận hải chiến khác xảy ra, nhưng lần này là ở Gạc Ma, Trường Sa, 64 người con đất Việt lại ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Trung Quốc chiếm 6 thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

image025

Phối cảnh khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa vừa được khởi công xây dựng trên đảo Lý Sơn, ảnh: Báo Tuổi Trẻ.

Kể từ đó, hai tiếng Hoàng Sa hay Gạc Ma vẫn cứ đau đáu trong lòng người dân nước Việt từ Bắc chí Nam. Dù đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, Nhà nước và Dân tộc Việt Nam chưa khi nào ngừng nỗ lực tìm cách để thực thi chủ quyền và đưa quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể ở Trường Sa trở về với Tổ quốc, với Đất Mẹ.

Ngoại bang dòm ngó

Nhà nước Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn đầu thế kỷ 17 đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi còn là đất vô chủ trên Biển Đông. Quá trình đó diễn ra một cách hòa bình và liên tục, từ chính quyền trung ương đến địa phương và ngày càng hoàn thiện, điều này đã được ghi chép trong hội điển, sử sách Nhà nước Việt Nam thời chúa Nguyễn.

Tới thời vua Minh Mạng, việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa lẫn Trường Sa được tiến hành một cách bài bản hơn, từ đo đạc, vẽ bản đồ cho đến cắm mốc, dựng bia chủ quyền, trồng cây trên đảo.

Năm 1834 vua Minh Mạng đã chuẩn y bản tấu của Bộ Công giao tỉnh Quảng Ngãi xây miếu Hoàng Sa và dựng bia trên đảo, nhưng vì sóng to gió lớn chưa làm được ngay nên tháng 6 năm sau, 1835, năm Minh Mạng thứ 16, vua sai Cai đội Thủy quân Phạm Văn Nguyên mang theo thợ và phu thuyền 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chở vật liệu ra Hoàng Sa dựng miếu, lập bia chủ quyền, theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ viết trên báo Tiền Phong ngày 26/7/2009.

image026

Châu bản triều Nguyễn ngày 13-7 năm Minh Mạng thứ 16 (1835) với nội dung Bộ Hình truyền dụ của vua Minh Mạng về việc những người đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa, hoàn thành nhiệm vụ được Nhà vua ban thưởng, mắc sai sót bị xét phạt. Ảnh: xaydungdang.org.vn.

Tháng 6/1909, Lý Chuẩn, một đô đốc hải quân của nhà Thanh, Trung Quốc được lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng đã kéo thuyền đổ bộ lên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa nhưng rút ngay về nước sau đó.

Đến năm 1932, chính quyền Trung Hoa Dân quốc lấy sự kiện đổ bộ của Lý Chuẩn lên đảo Phú Lâm ngày 6/6/1909 làm mốc đánh dấu chính thức nhảy vào tranh chấp quần đảo Hoàng Sa vốn đã thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam.

Thời điểm này, Hoàng Sa và Trường Sa đang do Cộng hòa Pháp đại diện cho Nhà nước Việt Nam về đối ngoại quản lý và thực thi chủ quyền.

Vào các năm 1946, 1956 Trung Quốc với 2 bộ máy chính quyền Trung Hoa Dân quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thừa cơ đổ bộ, cất quân chiếm đóng và đánh chiếm bất hợp pháp nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa.

Năm 1974, 1988 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cất quân xâm lược nốt nửa phía Tây Hoàng Sa và 6 thực thể ở Trường Sa, gây ra hai cuộc hải chiến đẫm máu.

Điểm lại một vài mốc lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể thấy, ngoại bang luôn luôn dòm ngó lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là trên Biển Đông chiến lược.

Mỗi khi dân tộc Việt Nam gặp khó khăn vì chiến tranh hay chia rẽ, suy yếu kết hợp bối cảnh thời cuộc tranh giành thỏa hiệp giữa các siêu cường và cán cân lực lượng trong khu vực, phương Bắc lại tính đến việc thôn tính, gặm nhấm lãnh thổ láng giềng.

Ngày nay, Trung Quốc đã cụ thể hóa chiến lược độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của họ với những phát biểu công khai từ người lãnh đạo cao nhất, nhằm hiện thực hóa cuồng vọng đường lưỡi bò.

Quan chức cấp cao nước này cũng đã không ngần ngại úp mở rằng các đảo ở Biển Đông thuộc cái gọi là "chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại" và họ đã "nhân nhượng" nên mới "chưa thu hồi".

image028

Nhiều người xem truyền hình Việt Nam biết đến Đường Quốc Cường thủ vai Khổng Minh trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhưng ít ai biết rằng Đường Quốc Cường đã thủ vai một nhân vật chỉ huy hải quân Trung Quốc tham gia cuộc chiến xâm lược Hoàng Sa 1974 trong bộ phim tuyên truyền bóp méo lịch sử. Ảnh: Nhân vật Đường Quốc Cường thủ vai trong bộ phim tuyên truyền xuyên tạc về cuộc chiến Hoàng Sa 1974.

Điều này cảnh báo một nguy cơ, nếu thiếu vắng một quyền lực toàn cầu ở Biển Đông, hay rình lúc Việt Nam gặp khó khăn, các thực thể Việt Nam đang đóng giữ ở Trường Sa và thềm lục địa có thể trở thành đối tượng mục tiêu ngoại bang xâm lược.

Trong ấm thì ngoài êm

Muốn giữ vững được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước tham vọng của nước lớn láng giềng, thiết nghĩ Việt Nam cần phải phát triển cường thịnh. Từ các sự kiện nêu trên cho thấy, ngoại bang chỉ chực rình lúc Việt Nam đang chia rẽ, mâu thuẫn hay suy yếu để lấn chiếm lãnh thổ, nên muốn giữ vững từng tấc đất cha ông để lại, dân tộc Việt Nam phải đoàn kết và phát triển cường thịnh.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã trong một lần trò chuyện với người viết đã chia sẻ rằng, để bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp khác của Việt Nam trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam phải trở thành một cường quốc về biển.

Ông rất hy vọng và trông chờ vào thế hệ trẻ người Việt Nam học tập thanh niên Nhật Bản với tinh thần dân tộc và ý chí khởi nghiệp, học tập thanh niên Do Thái với tinh thần sáng tạo đổi mới không ngừng để phát triển đất nước Việt Nam vững mạnh.

Khi chúng ta có đủ thế và lực, việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ mới được đảm bảo, những nỗ lực đưa Hoàng Sa và một phần Trường Sa đang bị ngoại bang chiếm đóng trở về với Tổ quốc mới khả thi.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 khi trao đổi với người viết cũng nhấn mạnh rằng, Hoàng Sa và một phần Trường Sa đang bị chiếm đóng là một phần lãnh thổ máu thịt không thể tách rời của Việt Nam, dù phải mất bao lâu đi nữa chúng ta cũng phải đấu tranh để đưa Hoàng Sa, Gạc Ma trở về với Tổ quốc, Đất Mẹ.

Tuy nhiên chúng ta phải biết tự lực tự cường, tự lượng sức mình để vừa bảo vệ được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hiện nay, vừa tìm cách đấu tranh khôn khéo đòi lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa.

Dân tộc Việt Nam này, đất nước Việt Nam này từ thời các Vua Hùng lập quốc đã hun đúc nên ý chí dân tộc quật cường, dẻo dai bền bỉ. 1000 năm Bắc Thuộc không làm phai nhạt ý chí ấy. Dù có phải mất trăm năm, ngàn năm đi nữa, Hoàng Sa và một phần Trường Sa cũng phải đòi về.

image030

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Ngày nay, khi đối phương đang ra sức phô trương sức mạnh quân sự và biến Biển Đông thành ao nhà, việc sử dụng vũ lực để đòi lại Hoàng Sa hay một phần Trường Sa là điều không thể. Ý chí, quyết tâm của những Chiến sĩ Hải quân Việt Nam ngày nay không kém gì cha anh khi gìn giữ Hoàng Sa năm 1974 hay Gạc Ma năm 1988, nhưng chỉ bấy nhiêu chưa đủ.

Giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cần sức mạnh tổng hợp quốc gia, biết ta biết địch, nắm vững thế thời. Ngày nay, đấu tranh bằng con đường pháp lý, ngoại giao, chính trị và huy động tối đa sự ủng hộ của dư luận trong nước cũng như bạn bè khu vực và quốc tế, đặc biệt là các nước lớn có ảnh hưởng là lựa chọn tối ưu đối với Việt Nam.

Đồng thời Việt Nam cũng phải hết sức cảnh giác khi đối phương đang mạnh, hùng hổ và sẵn sàng tạo cớ gây hấn, mở rộng đánh chiếm ngoài thực địa.

Tuyệt đối không tạo cớ cho đối phương khiêu khích, bởi nếu chúng ta nổ một phát súng ngoài thực địa, chúng ta có thể bị đánh chiếm mất thêm một điểm. Để sự đã rồi, việc lấy lại sẽ gian nan gấp bội. Vị tướng dạn dày kinh nghiệm trận mạc lưu ý, lúc này chúng ta cần giữ cho đầu óc hết sức tỉnh táo, giữ cho được những gì đang có và củng cố, phát triển đất nước giàu mạnh.

Làm sao để Hoàng Sa và một phần Trường Sa trở về với Tổ quốc?

Việc đấu tranh đòi lại quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa là sự nghiệp lâu dài, gian khó đòi hỏi ý chí, sức mạnh tổng hợp bền bỉ, dẻo dai, kiên trì, liên tục. Những gì Nhà nước và Dân tộc Việt Nam đang làm hiện nay đã và đang góp phần khẳng định, thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả về mặt vật chất và tinh thần.

Để Hoàng Sa và một phần Trường Sa trở về với Tổ quốc, thiết nghĩ trước tiên chúng ta phải đoàn kết, chỉ khi nào đoàn kết chúng ta mới có sức mạnh.

Những gì chúng ta có thể làm, nên làm và cần làm hiện nay cho đến khi nào đòi được Hoàng Sa và một phần Trường Sa dù bao lâu đi nữa, theo Tiến sĩ Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, là phải đảm bảo cả hai yếu tố vật chất và tinh thần, theo đúng quy định của Công pháp quốc tế.

Về mặt vật chất, Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng, nên chăng Nhà nước cần tính đến việc sáp nhập một phần lãnh thổ gần Hoàng Sa nhất vào huyện đảo Hoàng Sa và đưa trụ sở hành chính huyện Hoàng Sa ra đó.

Lý Sơn có thể là một lựa chọn đầy ý nghĩa về pháp lý, lịch sử cũng như chính trị, bởi nơi đây là phát tích của các lực lượng Nhà nước Việt Nam xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

image032

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ

Thứ hai, cần xây dựng và triển khai càng sớm càng tốt các chính sách cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ ngư dân Việt Nam làm ăn sinh sống, bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa. Cần có một cơ quan đứng ra lo việc này, cấp thẻ Công dân Hoàng Sa, điều phối các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ và bảo vệ họ.

Thứ ba, cần tập trung trang bị kiến thức về luật pháp quốc tế, Luật Biển Việt Nam, cung cấp thông tin và bồi dưỡng, hướng dẫn các kỹ năng tự vệ cho ngư dân Việt Nam nói chung, Công dân Hoàng Sa nói riêng khi vươn khơi.

Bởi lẽ Trung Quốc đang phát triển mạnh lực lượng "hải quân trá hình" là Cảnh sát biển. Hoạt động của lực lượng này thời gian tới có thể sẽ nguy hiểm hơn, xảo quyệt hơn với phạm vi rộng hơn...

Về mặt tinh thần, Việt Nam cần tiếp tục phản đối kịp thời mọi hành động của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời quảng bá, giới thiệu về chủ quyền hợp pháp của mình đến dư luận trong và ngoài nước.

Nên tranh thủ tối đa lực lượng nghiên cứu, học giả người Việt trong nước và hải ngoại, các học giả nhà nghiên cứu nước ngoài. Cần chuẩn bị các phương án và hành động pháp lý.

Với những nhóm đối tượng khác nhau cần có cách thức tuyên truyền, giáo dục khác nhau. Thống nhất tư liệu, tài liệu có giá trị đấu tranh pháp lý và tránh những kẽ hở đối phương có thể lợi dụng.

Đội ngũ học giả người Việt trong cũng như ngoài nước cần được tập hợp, tập trung nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là lập luận của Trung Quốc và bác bỏ lập luận của Trung Quốc. Với học giả nước ngoài, chúng ta cần tranh thủ tối đa sự ủng hộ của họ.

Trong các cuộc hội thảo, diễn đàn khu vực và quốc tế hay các hoạt động ngoại giao, Việt Nam cần chuẩn bị bộ tài liệu thống nhất, chính xác, khoa học, khách quan, phù hợp với luật pháp quốc tế để giới thiệu chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền tài phán, lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông một cách dễ hiểu, dễ nhớ đi kèm các bằng chứng pháp lý thuyết phục để cung cấp cho các học giả, chính khách quốc tế.

Câu chuyện Biển Đông hiện nay không còn chỉ là không gian sinh tồn của các quốc gia ven Biển Đông bao gồm Việt Nam, mà còn là tuyến đường hàng hải trọng yếu hàng đầu của khu vực và thế giới, nơi các cường quốc đặc biệt quan tâm. Việt Nam cần tính đến nhân tố này để phát huy tối đa, phối hợp nhịp nhàng với các nước để bảo vệ luật pháp và trật tự quốc tế trong khu vực.

Việc đấu tranh đưa Hoàng Sa và Trường Sa trở về với Tổ quốc là điều rất khó khăn, lâu dài nhưng bền bỉ không ngừng, đòi hỏi nỗ lực liên tục, quan tâm đầu tư đúng mức và chú trọng sáng tạo, hiệu quả.

Vượt lên trên hết, chúng ta cần giữ vững niềm tin vào công lý, lẽ thật, tin tưởng chắc chắn có một ngày lấy lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Cha ông ta đã từng đòi lại được một phần lãnh thổ đã mất bằng lẽ phải và tài đối ngoại như Thái sư Lê Văn Thịnh đòi nhà Tống trả lại 6 huyện, 3 động ở Cao Bằng, vì vậy đừng bao giờ để mất niềm tin.

 Hồng Thủy 19/01/16 07:00

13 Tháng Ba 2014(Xem: 16563)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16374)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162627)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19316)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19688)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16844)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14965)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15291)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14369)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15119)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15128)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17589)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14934)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 14994)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16365)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15850)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14436)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15448)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15989)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15683)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.