Chiến hạm Mỹ hành quân vì tự do hàng hải áp sát căn cứ Chữ Thập

13 Tháng Năm 201612:12 SA(Xem: 11625)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 13  MAY  2016
image021image023

Vì sao Mỹ lựa chọn tuần tra, thách thức Trung Quốc ở đá Chữ Thập?

image025

Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence (DDG 110) tuần tra trên biển, ngày 2/5/2016. Nguồn VOA

12/05/2016

Mỹ đã lựa chọn tuần tra tự do hàng hải ở đá Chữ Thập thay vì đá Vành Khăn nhằm thách thức các đòi hỏi phi pháp của Bắc Kinh nhưng cũng tránh cho căng thẳng bùng phát thành xung đột quân sự.

National Interest mới đây đã đăng tải bài phân tích của hai chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser tại Trung tâm Quốc tế học và Chiến lược (CSIS) liên quan đến hoạt động tuần tra tự do hàng hải mới đây của Mỹ ở đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, do Trung Quốc cải tạo trái phép).

Ngày 10/5/2016, tàu USS William P. Lawrence đã tuần tra tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông. Đây là chuyến tuần tra thứ ba Mỹ tiến hành nhằm “thách thức” các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

image026

Tàu chiến Mỹ USS William P. Lawrence (DDG 110).

Giới phân tích ở Washington đã chờ đợi chuyến tuần tra này trong vài tuần qua bởi lần cuối Mỹ tiến hành FONOP đã cách đây 3 tháng. Theo cam kết của các quan chức quốc phòng Mỹ, Hải quân sẽ tiến hành tuần tra hai lần mỗi quý. Trước đó có thông tin nói rằng hoạt động FONOP phải dời lại một tháng vì lý do không xác định.

Hai lần tuần tra khẳng định tự do hàng hải trước đó được Hải quân Mỹ tiến hành tương tự như hoạt động đi qua vô hại bởi nó nhằm phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Chuyến tuần tra đầu tiên được tiến hành ở đá Subi, thực thể ngập hoàn toàn dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Lần tuần tra thứ hai diễn ra gần đảo Trí Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, chủ quyền của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974.

image028

Theo chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser, bản chất của hoạt động FONOP ở đá Chữ Thập cũng giống như hai lần tuần tra trước đó. Tàu chiến USS William P. Lawrence đi tuần tra qua vùng 12 hải lý ở đá Chữ Thập. Đáp trả, Trung Quốc đã điều hai máy bay chiến đấu J-11, một máy bay cảnh báo Y-8, một tàu khu trục và hai chiến hạm đến xua đuổi chiến hạm Mỹ.

Một số chuyên gia cho rằng, Mỹ cần gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn đến Trung Quốc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Sau hai lần tiến hành FONOP, giới quan sát đã chờ đợi Washington lựa chọn tuần tra quanh khu vực đá Vành Khăn (trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam).

Việc Mỹ lựa chọn đá Chữ Thập làm mục tiêu tuần tra lần thứ ba hay vì đá Vành Khăn, theo giới chuyên gia, có hai giả thuyết chính lý giải cho quyết định này.

Đầu tiên, Nhà Trắng muốn né tránh rủi ro và khủng hoảng tiềm tàng trong năm cuối cùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhà Trắng coi hoạt động đi qua vô hại ít gây leo thang căng thẳng hơn và do đó đã né tránh đá Vành Khăn.

Chính quyền Mỹ đã thách thức hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở đá Subi, một trong 3 sân bay Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam). Việc tuần tra quanh đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc xây dựng sân bay khác cũng là lựa chọn khả thi nếu như giới chức Mỹ không chọn tuần tra gần đá Vành Khăn.

Một số cho rằng Nhà Trắng có thể đã trì hoãn việc hoạt động bên trong vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn cho đến khi Tòa Trọng Tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Tòa Trọng Tài có thể kết luận đá Vành Khăn chỉ là một bãi triều thấp chứ không phải hòn đảo hay đá. Điều này có thể khiến Trung Quốc khó khăn hơn trong việc bác bỏ FONOP hay gọi các hoạt động của Mỹ gần đá Vành khăn là khiêu khích.

Như vậy, các nhà lãnh đạo Mỹ có thể chưa đến hành tuần tra FONOP ở đá Vành Khăn cho đến khi vụ kiện được giải quyết, nhằm đảm bảo quan điểm rằng Washington đứng về phía luật pháp quốc tế. Đây cũng là cơ hội để Mỹ củng cố phán quyết của Tòa Trọng Tài.

Điều quan trọng là Mỹ cần phải tiếp tục giữ lời hứa tiến hành hoạt động FONOP định kỳ, chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser nhận định.

Việc tuần tra thường xuyên là yếu tố cần thiết bởi nế Washington không thách thức những tuyên bố phi lý của Trung Quốc, sẽ rất khó để các quốc gia yếu thế hơn có thể lên tiếng.

Trung Quốc như thường lệ vẫn tiếp tục chỉ trích Mỹ bất kể hoạt động tuần tra nào mà Washington tiến hành ở Biển Đông. Ngày 10/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược nói rằng hoạt động FONOP “đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, gây nguy hiểm cho các nhân viên và cơ sở trên trạn san hô, làm tổn hại hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố tương tự cho rằng Mỹ gây “leo thang căng thẳng” và “phá hoại hòa bình, ổn định”.

Những phản ứng này đã được dự đoán trước và chỉ là những căng thăng nhỏ lẻ để đổi lấy việc giữ gìn các quy tắc, chuẩn mực, trật tự quốc tế, chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser kết luận.

(Theo Người Đưa Tin)

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Vì sao Mỹ chọn tuần tra gần đá Vành Khăn và Subi

27/10/2015

Việc Mỹ lựa chọn tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá ngầm này được đánh giá là khôn khéo, phù hợp với quy định của luật biển quốc tế UNCLOS. 

image030

Tàu khu trục tên lửa USS Lassen.

Sáng 27/10, hải quân Mỹ xác nhận rằng tàu khu trục tên lửa USS Lassen đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo. Trước đó, các quan chức Mỹ cũng thông báo rằng USS Lassen sẽ tiếp tục tiến sát bãi đá ngầm Vành Khăn, cũng bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo, trong khuôn khổ chiến dịch tuần tra Bảo vệ tự do hàng hải (FON) trên Biển Đông.

Các quan chức Mỹ cho hay họ không thông báo trước với phía Trung Quốc về chuyến tuần tra này, vì họ cho rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thông điệp mà Mỹ muốn phát đi.

“Bạn không cần phải tham vấn bất cứ quốc gia nào khi thực hiện quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế”, ông John Kirby, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói trong một cuộc họp báo.

Chuyên gia Ankit Panda của tờ Diplomat nhận định rằng đây là hành động quyết liệt nhất của hải quân Mỹ từ trước tới nay nhằm thách thức và bác bỏ những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với những bãi đá nửa nổi nửa chìm bị biến thành đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Chuyên gia này cho biết, về bản chất, chiến dịch FON không thách thức trực tiếp chủ quyền của một thực thể cụ thể nào trên Biển Đông, và nó phù hợp với quan điểm không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền của các bên tại vùng biển này. FON được tiến hành nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển, trên không, và bác bỏ tuyên bố chủ quyền “quá đáng” của Trung Quốc tại những nơi không được thừa nhận là “lãnh hải” theo luật pháp quốc tế.

Ông Panda và nhiều chuyên gia phân tích khác cho rằng với mục đích này, việc Mỹ lựa chọn Vành Khăn và Subi để tuần tra trong khu vực 12 hải lý là một động thái rất khôn ngoan, theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo Điều 121 của UNCLOS 1982, chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể đưa ra quy định, kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên.

Vành Khăn và Subi là hai thực thể duy nhất trong số các bãi đá mà Trung Quốc chiếm giữ và bồi đắp trái phép ở Trường Sa ngập hoàn toàn dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Theo quy định của UNCLOS, các thực thể này không có quyền có lãnh hải xung quanh, mà chỉ có một khu vực an toàn 500 mét. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế.

Xét trên phương diện pháp lý, việc tàu USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá này sẽ không bị coi là đi vào “lãnh hải”, và Trung Quốc sẽ không có cớ gì để vu vạ rằng Mỹ đang “có hành vi khiêu khích” hoặc “xâm phạm lãnh hải”.

Chuyên gia Panda chỉ ra một điểm rất đáng chú ý trong thông báo của hải quân Mỹ về hoạt động tuần tra của tàu USS Lassen, đó là các quan chức Mỹ không đề cập đến cụm từ “đi qua vô hại”. UNCLOS định nghĩa rằng “đi qua vô hại” là hành động tàu thuyền của nước khác đi qua lãnh hải của một nước mà không gây ra bất cứ mối đe dọa nào, và cũng không cần xin phép nước sở tại. Hồi tháng trước, 5 tàu chiến Trung Quốc cũng đã áp dụng tiêu chuẩn này khi đi qua vùng biển gần những hòn đảo của Mỹ ở Alaska.

Untitled

Trung Quốc xây trái phép các đường băng ở Trường Sa như thế nào (chi tiết). 

Hải quân Mỹ không sử dụng thuật ngữ “đi qua vô hại” trong chuyến tuần tra này, vì làm như vậy đồng nghĩa với sự thừa nhận trên thực tế về “lãnh hải”, trái với mục đích của FON.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã có phản ứng đầu tiên khi “khuyên Mỹ nên nghĩ lại trước khi hành động, chớ hành động mù quáng hay để chuyện bé xé ra to”, theo Reuters.

Việc ông Vương sử dụng cụm từ “suy nghĩ lại” cho thấy Trung Quốc có thể không phản ứng hay có những hành động đáp trả quyết liệt đối với chuyến tuần tra lần này của tàu khu trục Mỹ, ông Panda nhận định. Tuy nhiên, đó được coi như một lời cảnh báo cho các chiến dịch FON trong tương lai của Mỹ.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng nước này sẽ “không bao giờ cho phép bất cứ nước nào” vi phạm cái mà họ gọi là “lãnh hải”. Trên thực tế, với việc Trung Quốc không có bất cứ hành động nào để ngăn chặn hay tìm cách cản trở tàu USS Lassen cho thấy sự đuối lý của Bắc Kinh, ông Panda nhận xét.

Theo giới phân tích và các quan chức Mỹ, tàu USS Lassen đã đặt nền móng đầu tiên cho hải quân Mỹ thực hiện các chiến dịch FON trong tương lai nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. “Đây là điều sẽ diễn ra thường xuyên chứ không phải là sự kiện xảy ra một lần”, một quan chức giấu tên của Mỹ khẳng định.

(Theo Vnexpress)

Chỉ huy tàu Mỹ kể chuyện tuần tra gần đảo nhân tạo Su Bi

07/11/2015

 “Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi tàu Mỹ…

image033

Khu trục hạm USS Lassen của Mỹ trên Thái Bình Dương tháng 11/2009 – Ảnh: Reuters.

Ngay khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ vượt qua giới hạn 12 hải lý quanh một trong những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông vào tuần trước, một chiến hạm Trung Quốc bám theo từ trước đó bắt đầu lên tiếng.

“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11.

Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải.

Tàu Trung Quốc “vẫn nhắc đi nhắc lại câu hỏi ban đầu”, chỉ huy Francis cho hay.

Theo hãng tin Reuters, câu chuyện này được ông Francis kể lại trên tàu Theodore Roosevelt khi hàng không mẫu hạm này di chuyển cách 150-200 hải lý kể từ cực Nam của quần đảo Trường Sa ngày 5/11.

Trước đó, vào đêm 4/11, tàu Lassen đã gia nhập vào nhóm của tàu Roosevelt, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter tới tàu Roosevelt vào ngày 5/11.

Nhấn mạnh về tần suất các chiến hạm Trung Quốc gặp tàu Trung Quốc ở các vùng biển châu Á, chỉ huy Francis nói tàu Lassen đã gặp tàu và máy bay quân sự của Trung Quốc khoảng 50 lần kể từ tháng 5 khi tuần tra trên biển Đông và biển Hoa Đông – công việc mà ông Francis miêu tả là hoạt động thường kỳ.

“Mỗi ngày tàu Trung Quốc tuần tra, chúng tôi đều gặp phía Trung Quốc”, ông Francis nói.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có hàng chục tàu hải quân và bảo vệ bờ biển triển khai trên biển Đông ở bất kỳ thời điểm nào. Các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ với tàu Trung Quốc có thể sẽ tăng lên sau khi giới chức Mỹ nói hải quân nước này dự định tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên biển Đông mỗi quý hai lần.

Ông Francis cho biết, con tàu khu trục Trung Quốc đã bám theo tàu Lassen suốt 10 ngày trước và sau khi chiến hạm Mỹ tiến sát đảo nhân tạo. Cũng theo vị chỉ huy Mỹ, tàu Lassen đã vào khu vực cách nơi Trung Quốc khai hoang gần nhất khoảng 6-7 hải lý.

Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ và Trung Quốc đều căng thẳng.

“Cách đây vài tuần, chúng tôi đã nói chuyện với một trong những con tàu bám theo chúng tôi, một tàu Trung Quốc… Chúng tôi cầm bộ đàm lên và nói: “Này, các anh đang làm gì vào ngày thứ Bảy này thế? Ồ, chúng tôi có bánh pizza và cánh gà. Các anh đang ăn gì? Mà chúng tôi còn đang lên kế hoạch cho Halloween nữa”, ông Francis nói.

Theo vị chỉ huy Mỹ, mục đích của việc nói như vậy là “để cho họ thấy rằng chúng tôi là những thủy thủ bình thường, cũng giống như họ, cũng có gia đình”.

Các thủy thủ bên phía tàu Trung Quốc, đáp lại bằng tiếng Anh, kể họ từ đầu tới, về gia đình họ và những nơi họ đã ghé thăm – ông Francis cho biết.

Cuối cùng, chiến hạm Trung Quốc bám theo tàu Lassen trong chuyến tuần tra gần đảo nhân tạo cũng rẽ theo một hướng khác.

“Họ lúc nào cũng tỏ ra thân mật… thậm chí cả trước và sau chuyến tuần tra gần Trường Sa”, ông Francis nói.

“Khi rời đi, họ nói: ‘Này, chúng tôi sẽ không đi theo các anh nữa. Chúc các anh có một hành trình thú vị. Hẹn gặp lại’”, vị chỉ huy Mỹ kể.

Về phần mình, Francis và 300 thủy thủ trên tàu Lassen không hề cảm thấy bối rối khi đọc những bài báo viết về cuộc tuần tra gần đảo nhân tạo – một trong những cuộc tuần tra được mong chờ nhất của Hải quân Mỹ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Francis nói, mẹ ông đã đọc tin và gọi điện hỏi xem ông đang ở đâu.

“Một ngày nữa trôi qua trên biển Đông. Mọi việc vẫn diễn ra rất chuyên nghiệp”, Francis nói.

(Theo VnEconomy)

Mỹ tuần tra Xu Bi chưa đầy một giờ, Nhà Trắng chỉ đạo im lặng

/10/2015

 Nhà Trắng chỉ đạo các quan chức quốc phòng, ngoại giao không công khai nói gì về việc tuần tra, không ra thông báo chính thức, không đưa theo báo chí…

The New York Times ngày 28/10 đưa tin, sau nhiều tháng kêu gọi của các nhà lập pháp và an ninh quốc gia, cuối cùng Tổng thống Barack Obama cũng quyết định hành động chống lại hoạt động bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Tuy nhiên khi tiến hành tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi, Nhà Trắng không muốn nói về nó.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter là người thúc đẩy mạnh mẽ quyết định tuần tra bên trong 12 hải lý đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa cuối cùng cũng phải im lặng về vụ việc theo chỉ đạo của Nhà Trắng, ảnh: Military Times.

Hôm qua chính quyền Obama đã chính thức hành động bảo vệ tự do và an ninh hàng hải hàng không trên Biển Đông. The New York Times cho rằng động thái này có ý nghĩa trấn an các đồng minh và đối tác như Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Mỹ muốn thể hiện cam kết sẽ chống lại các nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng các hành động đơn phương bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa.

Nhưng ngay khi chỉ đạo hải quân tuần tra ở bãi Xu Bi, Nhà Trắng đã cố gắng giảm sự cố, tránh leo thang xung đột với đối thủ lớn ở Thái Bình Dương. Nhà Trắng chỉ đạo các quan chức quốc phòng, ngoại giao không công khai nói gì về việc tuần tra, không ra thông báo chính thức, không đưa theo báo chí truyền thông theo chân tàu khu trục USS Lassen tiếp cận đảo nhân tạo ở Xu Bi. Và nếu được hỏi, các quan chức đã được chỉ thị không được nói gì về hành trình tuần tra cụ thể.

Kết quả là Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã phải vùng vẫy né tránh các câu hỏi của Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm Thứ Ba, vài giờ sau khi USS Lassen rời Xu Bi. Thượng nghị sĩ Dan Sullivan đảng Cộng hòa và đại diện bang Alaska nói với ông Carter, ban đầu ông đã có kế hoạch thể hiện lo ngại Mỹ “không hành động gì” chống Bắc Kinh bành trướng Biển Đông, nhưng đã thay đổi quyết định vào phút chót khi nghe tin USS Lassen đã tiến vào 12 hải lý.

“Đó có phải là sự thật? Có phải chúng ta đã làm điều đó?” Sullivan chất vấn Cater. Ông chủ Lầu Năm Góc ngần ngại: “Chúng tôi đã nói và chúng tôi đang hành động trên cơ sở đã cam kết rằng chúng tôi sẽ bay, sẽ cho tàu qua lại hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.” Sullivan lập tức ngắt lời: “Chúng ta đã điều động một tàu khu trục tiến vào 12 hải lý?” Một lần nữa Ash Carter tránh trả lời thẳng câu hỏi khiến hai người lời qua tiếng lại.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain cũng bức xúc: “Tại sao ông không xác nhận hay phủ nhận rằng việc này đã xảy ra?” Đến nước này Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ buộc phải thừa nhận: “Tôi không thích nói về hoạt động quân sự của chúng tôi. Nhưng những gì các ngài đọc trên báo là chính xác.” Đó là một cuộc trao đổi bất thường, The New York Times bình luận.

Derek Chollet, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh quốc tế nhận xét: “Động thái này dường như đã được lên kế hoạch cẩn thận và cũng được thực hiện để giảm thiểu tối đa căng thẳng và nguy cơ. Chính quyền Obama có thể muốn nói chuyện bằng hành động”. Trên thực tế ông Ash Carter đơn giản chỉ là làm theo mệnh lệnh từ Nhà Trắng.

Về phía Trung Quốc, họ đưa ra những tuyên bố phản đối như vẫn thường thấy. Bắc Kinh triệu tập Đại sứ Mỹ Max Baucus, còn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì nói họ điều tàu khu trục mang tên lửa Lan Châu và tàu tuần tra Đài Châu bám theo USS Lassen ở Xu Bi. Lầu Năm Góc nói rằng USS Lassen cơ động bên trong 12 hải lý quanh Xu Bi chưa đầy một giờ với các thiết bị giám sát, ghi lại hình ảnh.

Ông Andrew S. Erickson, giáo sư từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho rằng, Lầu Năm Góc lựa chọn đá Xu Bi để tuần tra là rất thận trọng, bởi đây là một bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo thủy triều, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định không có lãnh hải 12 hải lý cho các thực thể loại này ngoại trừ một vùng an toàn bán kính 500 mét. Ngoài 500 mét, tàu và máy bay nước ngoài tự do hoạt động không cần thông báo trước.

Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đe dọa, nếu Mỹ tiếp tục tuần tra thì Bắc Kinh sẽ tăng tốc xây dựng?! Hoạt động tuần tra đá Xu Bi của USS Lassen diễn ra 1 tuần trước khi Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris sang Bắc Kinh hội đàm với các tướng Trung Quốc.

(Theo Giáo Dục Việt Nam)

image034

Đá Subi nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ đá Hoài Ân và Tri Lễ trong cụm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồ họa: Google Map

01 Tháng Ba 2015(Xem: 19352)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 16081)
Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: "Song song với tầm ảnh hưởng chuỗi đảo bờ tây Thái Bình Dương,Trung Quốc gia tốc chiếm đóng, cải tạo các bãi đá Trường Sa thành căn cứ hậu cần, hỏa điểm"
23 Tháng Hai 2015(Xem: 16102)
Biển Đông sẽ không nổ ra chiến tranh do không nước nào muốn chiến tranh kể cả Mỹ trong lúc này. Lý do: con đường hải lưu quốc tế vẫn đang êm đềm, tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, vị trí chiến lược Đông Nam Á chưa ngã ngũ, chính sách "xoay trục về Châu Á"của Mỹ mới bắt đầu và quan trọng nhất, Trung Quốc, cường quốc số 1 ở Châu Á đang trong giai đoạn hiện đại hóa hải không quân, ít ra phải vài năm nữa để họ có đủ sức mạnh xác quyết đường chín vạch bao trùm biển nam Trung Hoa và biển Đông; nhưng trước mắt, vì "Biển Đông và Lợi ích địa An ninh - Chính trị - Kinh tế của Trung Quốc", họ phải ra tay ... cướp, chớp thời cơ.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 31146)
Mây, nước, trời, bình minh trên đảo Trường Sa Lớn nhìn từ ngoài khơi biển Đông - Từ HQ-571 Trường Sa cập bến đảo Trường Sa Lớn nhìn thấy ngay "Ủy ban Hành chánh" Trường Sa Lớn. - Dân chúng sống trên đảo trường Sa Lớn ra đón chào khách đến thăm - Trẻ em sanh đẻ trên đảo Trường Sa Lớn thật ngoan. - Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài cây Phong ba Bão táp.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 16095)
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, một trong những nội dung công việc mà cơ quan này sẽ thực hiện trong năm 2015 là đề án tổng thể về đầu tư kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17548)
Chuyên gia về dầu khí hồi tháng 8 phát hiện một trữ lượng khí lớn ở giếng Lăng Thủy 17 - 2. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm qua cho biết trên trang web, giàn khoan Hải dương 981 mới đây phát hiện một mỏ khí nước sâu lớn cách đảo Hải Nam khoảng 150 km về phía nam.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 14318)
Philippines lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi một tàu tuần duyên của Bắc Kinh đâm húc gây hư hại 3 tàu cá và đe dọa tính mạng ngư dân Philippines trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.Vụ va đụng hôm 29/1 tại bãi cạn Scarborough là sự cố mới nhất liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên. XEM THÊM: Mục Hoàng Sa - Từ kênh đào Suez tới kênh đào Kra.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 14179)
“Tranh chấp ở Biển Đông không phải là một cuộc tranh giành năng lượng”, Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết. "Đây là một cuộc tranh chấp vùng biển và không có thỏa hiệp giữa các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 15737)
Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tề tựu về Malaysia trong hai ngày tới dự kiến sẽ trao đổi quan điểm về bối cảnh thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman cho hay bên cạnh đó các nhà ngoại giao hàng đầu của ASEAN dự kiến cũng sẽ tham vấn về việc thành lập Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông DOC.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 14919)
Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm thứ Năm (22/1) cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17573)
Đảo đá Chữ Thập cách Sàigon 630km, Gạc Ma cách Sàigon 800km, cách Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, đó là những hải cứ có vị trí chiến lược tối quan trọng ở vùng biển phía nam Việt Nam.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19731)
Giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam đang di chuyển về hướng nam, men theo thềm lục địa VN đi tới cửa khấu Singapore, tiến vào eo biển Malacca, tới Ấn Độ dương. Trên dường đi, HD-981 sẽ băng ngang qua các nhà giàn khu vực biển DKI hiện do Hải quân VN đóng chốt.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 15942)
Về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Việt Nam một cách tích cực hơn chủ yếu là vì sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể sử dụng chính sách mới này như một cách hoãn binh cho đến khi họ đủ mạnh để giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách riêng của họ.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21250)
Tháng Tư, 2014, HQ-571 Trường Sa đang thực hiện cuộc hải trình thăm viếng những hòn đảo quê hương thuộc vùng biển Trường Sa, bỗng nhiên có con chim lạ màu đen tuyền không biết từ hướng nào bay đến đậu khá lâu trên đỉnh cột hải đăng con tàu. Vị trí nơi con tàu đang di chuyển là vùng biển mênh mông không có đảo nào cận kề. Ảnh VH
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17921)
Có đến 50.000 tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng cho “điệp vụ” này. Ngay trước mắt, Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông - đã có tới 9.000 tàu đánh bắt xa bờ chuẩn bị ồ ạt ra khơi . Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh khu vực.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 16403)
Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC loan báo vừa phát hiện thêm một mỏ dầu khí nước sâu nữa ở Biển Đông. Thông cáo tối ngày 6/1 cho hay tập đoàn dầu khí quốc doanh này tìm thấy trữ lượng dầu khí cỡ trung bình tại giếng Lăng Thủy 25-1.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 16785)
Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) ngày 5-1 cho biết gần đây có báo đưa tin Trung Quốc thử nghiệm thành công robot tự động “Hải Yến” tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng “Hải Yến” có thể hoạt động dưới độ sâu 1.500m và khả năng di chuyển lên đến 1.000km, liên tục trong 30 ngày. TIN LIÊN QUAN - Căn cứ Trung Quốc ở đảo Chữ Thập
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 16789)
Chiến sĩ Hải quân đồn trú trên đảo Len Đao chào tiễn phái đoàn HQ-571 đến thăm đảo. Len Đao là một trong 3 đảo nửa nửa chìm: Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao có vị trí chiến lược trọng yếu trung tâm quần đảo Trường Sa. Trung cộng đã chiếm Gạc Ma năm 1988 sau khi bắn cháy 2 tàu vận tải HQVN và tàn sát 64 thủy thủ. TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17456)
Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 24011)
Một trong nhiều cách bảo vệ biển Đông, cuộc chiến thầm lặng của "đặc công biển" là một cuộc chiến không khoan nhượng dưới lòng biển cả. Trong cuộc đối đầu nửa kín nửa hở gữa Việt Nam và Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 xâm nhập bất hợp pháp thềm lục địa VN, đặc công biển được cho là đơn vị có công lớn trong việc đẩy lùi HD-981. Tờ “Chính sách ngoại giao” Mỹ cho rằng, nếu Trung-Việt xảy ra xung đột ở Biển Đông, lực lượng đặc công nhái sẽ là “đối thủ khó chơi” của Trung Quốc.