Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?

11 Tháng Mười Hai 20165:40 CH(Xem: 23110)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  12   DEC  2016


Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ


Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?


image023

Lý Kiến Trúc

12/12/2016


image024


Ảnh trên: vị trí bãi đá ngầm Đá Lát bên cạnh đảo Trường Sa Lớn, VĂN HÓA MAP. Ảnh dưới: vệ tinh Mỹ chụp Đá Lát ngày 30/11/2016.


1.


Kể từ khi họ Tập lên nắm quyền Trung Nam Hải năm 2013, bất chấp các luật lệ và quy ước quốc tế về Biển, họ Tập đã cho tiến hành đại chiến dịch cải tạo, bồi đắp 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo ở trung tâm quần đảo Trường Sa.


Thế giới lên tiếng phản đối, Asean phản đối, Mỹ phản đối, nhưng xem ra những phản đối đó dường như chỉ có tính cách chiếu lệ, kể cả những hoạt động hải quân của Mỹ được cho là tích cực nhất hay Phán quyết PCA của tòa thường trực La Haye được cho là "bộ luật ngoài luật" cuối cùng càng kích hoạt cho họ Tập gia tăng, củng cố, kiện toàn 7 đảo nhân tạo vững chắc, đường lưỡi bò vẫn đâu vào đó.


Tính nguyên trạng của các thực thể biển đảo ở biển nam Trung Hoa, biển Đông, biển Tây Philippines hầu như biến mất nhường chỗ cho các thực thể hiện trạng. Điều đó cho thấy bàn chuyện về tính "nguyên trạng" hay "hiện trạng" : thừa. Tất nhiên, không thể không chú ý tới "nguyên trạng hay hiện trạng", bởi nó thay đổi diện mạo kinh tế, chính trị, quân sự, và thế trận liệt ở vùng biển - con đường lưu thông quốc tế Đông Nam Châu Á mỗi năm mang lại hàng chục tỉ đô la.  


Vài ngày gần đây, dư luận bàn về chuyện ở biển nam Trung Hoa nổi cộm lên vụ Đá Lát-Việt Nam. Theo " ảnh vệ tinh của Planet Labs, một công ty vệ tinh trụ sở tại Mỹ, người ta có thể thấy một vài chiếc tàu nhỏ trên một kênh mới đào cắt ngang viền san hô của bãi Đá Lát, nối phần bên trong của bãi với biển khơi. Hai bên con kênh đều có bờ kè".


Hoạt động bồi đắp kéo dài phi trường trên đảo Trường Sa Lớn nay tiếp theo là bãi đá ngầm Đá Lát bỗng được một công ty vệ tinh tư nhân Mỹ "phát hiện", thật ra không có gì đáng ngạc nhiên, bởi, việc bồi đắp một hòn đảo chìm "nguyên trạng", một hòn đảo nổi "nguyên trạng"  nay cho là "hiện trạng" cũng không thể so sánh cấp độ quy mô việc Trung Nam Hải bồi đắp hàng ngàn hécta 7 hòn đảo nhân tạo, đó là chưa nói tới yếu tố thời gian.


Câu hỏi đặt ra là khởi động của Việt Nam trong việc bồi đắp 2 thực thể kia để làm gì? Và vì sao bây giờ mới khởi động?


Dư luận sẽ tự trả lời: Khi Trung Nam Hải bồi đắp (đã hoàn thành), tại sao Việt Nam không có quyền bồi đắp(dù mới bắt đầu) trên những đảo, bãi đá thuộc chủ quyền kiểm soát của VN? Và ai có quyền cấm VN thực hiện công việc này khi các nguyên tắc luật lệ đặc trưng dành riêng cho biển nam Trung Hoa / biển Đông Việt Nam / biển Tây philippines chưa tới hồi ngã ngũ, ngay cả việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế EEZ theo công ước UNCLOS 1982 cũng chưa rõ ràng.


Trên bản đồ thế giới, thực tế biển nam Trung Hoa (South China Sea) bao gồm các vùng biển: biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines, biển Bắc Malaysia và Brunei, biển cực nam Indonesia, tính chung rộng khoảng 3 triệu rưỡi km2. Với hệ thống định vị đo lường chính xác của vệ tinh, việc phân định ranh giới EEZ cho các quốc gia ven biển không lấy gì làm khó khăn. 


Nói cho cùng, sự "phát hiện" của vệ tinh cho thấy công việc bồi đắp của Việt Nam mới lộ ra kể ra quá muộn so với Trung Nam Hải. Nó cho thấy sự rụt rè hay sự "tôn trọng vượt mức" của Việt Nam đối với quốc tế: thừa; nhưng thà muộn còn hơn không.


Giới phân tích chính trị, địa chính trị chưa thể kết luận hay đưa ra tính pháp lý ở khu vực biển Đông Nam Á ngay từ thời đảng Dân Chủ Mỹ do Tổng thống Omama điều hành huống chi quyền lực Nhân dân và Quốc hội Mỹ đã và đang rơi vào tay đảng Cộng Hòa với tân tổng thống Donald Trump.


Trung Nam Hải từng tố cáo Việt Nam "bành trướng" từ 5 hòn đảo chủ quyền VNCH ở quần đảo Trường Sa nay lên tới mấy chục điểm đảo, lô cốt dựng lên ở các bãi đá nửa nổi nửa chìm. Lời tố cáo này dường như cũng chiếu lệ.


Dưới mắt các nhà quan sát quân sự , các hải điểm mà Việt Nam chiếm giữ không nghĩa lý gì đối với áp lực hỏa lực của 7 đảo nhân tạo do Trung Nam Hải xây dựng.


Già sử có cuộc chiến đối đầu giữa Trung Nam Hải và Việt Nam ở Trường Sa, Việt Nam khó thể giữ nổi các vị trí của mình. Lực lượng hải quân Trung Nam Hải hiện đang đứng ở vị trí cường quốc biển, cứ xem vụ HD-981 đến và đi như chỗ không người.


Điều đó nói lên việc bồi đắp nhỏ nhặt của Việt Nam chẳng làm cho Trung Nam Hải căng thẳng đến độ "nhức đầu vừa phải", có hay chăng là do quốc tế "thổi phồng" lên cho đa sự.


2.


Trong cụm đảo Trường Sa nằm về phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, đảo Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 8o358 vĩ B, 111o55 kinh Đ) là một bãi đá ngầm liền lạc nằm cách đảo Trường Sa Lớn về phía Tây khoảng 14 hải lý và được coi là gần Vũng Tầu nhất.


Đá Lát nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 6 km, rộng gần 2 km, diện tích khoảng 10 km2. Với diện tích và hình thể "đẹp", bãi ngầm Đá Lát lý tưởng, quá lý tưởng.


Đá Lát nguyên thủy là một rạn san hô khép kín, tức là không có rạch nước thông thủy vào bên trong, nhưng trong bụng  rạn san hô này có hồ nước mỗi khi thủy triều rút xuống.  Hồ nước lộ ra các bãi san hô và đá mồ côi nhô lên lởm chởm; ngược lại, khi thủy triều lên, toàn bộ đảo san hô Đá Lát ngập chìm dưới nước. (Tác giả chưa biết rõ thủy triều biển vùng này lên xuống cao bao nhiêu so với bề mặt bãi ngầm Đá Lát).


Tính từ năm 1995 đến nay, Đá Lát là một trong 21 thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam hoàn toàn kiểm soát.  Thông tin cho biết từ năm 1988, Hải quân Việt Nam đã chiếm giữ rạn san hô Đá Lát và xây trên đó tòa lô cốt bằng bê tông giao cho một đơn vị nhỏ hải quân đồn trú. Hầu nhưa chưa có một vụ "chạm súng" nào ở đây. Lính chỉ có gác, ăn và ngủ. Cũng chưa có vị khách "việt kiều" nào đến thăm.


Về mặt thời tiết, đảo Đá Lát là một tụ điểm cho vòng xoáy của các cơn bão Trường Sa hoành hành.  Người Pháp khi khám phá ra khu vực biển đảo này họ gọi là "khu vực đảo bão tố". 


Đá Lát trở nên một hải cứ tiền tiêu nguy hiểm và rất quan trọng trong việc bảo vệ mặt tiền cho đảo Trường Sa Lớn và là cái vọng gác con đường hàng hải quốc tế. Chiếm giữ Đá Lát có nghĩa là biến Đá Lát thành cái khiên che chở cho Trường Sa Lớn.


Trường Sa Lớn hiện đang tân tạo hóa sân bay, hải cảng, cảnh quan ... để trở thành trung tâm du lịch tương lai đúng nghĩa là thủ phủ của quần đảo Trường Sa. Trong việc tân tạo và bảo vệ cho Trường Sa Lớn, yếu tố phòng thủ quân sự không thể loại trừ, cho nên các tin tức phao tin VN đưa giàn tên lửa ra Trường Sa Lớn là việc người viết bài này cho là rất tự nhiên trong việc phòng thủ, tôn tạo để bảo vệ tài nguyên. 


Cũng cần nói thêm, việc đưa giàn tên lửa ra Trường Sa Lớn (nếu có thật) không hẳn là để uy hiếp hay tấn công một "đối thủ" nào mà trong bối cảnh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ hiện nay, nhân tố kinh tế và quân sự phải là sự tương tác hiệp đồng nhuần nhuyễn.   


Đứng về địa hình chiến thuật, Đá Lát và Trường Sa Lớn là một tổ hợp tiến công về phía Đông Bắc và cực nam; đồng thời, tọa độ này còn làm hàng rào phòng thủ cho bờ biển Vũng Tàu và liên hiệp tác chiến với tổ hợp nhà giàn "chốt" ở thềm lục địa Nam - Tây Nam gồm bãi Phúc Tần, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính và Ba Kè.


(Trong dịp đi thăm Trường Sa và các nhà giàn ở thềm lục địa phía Nam DK1tháng 4/2014, một sĩ quan hải quân VN nói với bổn báo chỉ cần chục triệu đô la là có thể dựng được một nhà giàn kiên cố. Theo ước tính của bổn báo, khoảng 1 tỷ đô la có thể thiết kế hệ thống nhà giàn khắp thềm lục địa VN từ Cồn Cỏ cho đến Cà Mau - Hà Tiên; đặc tính của thềm lục địa VN có độ sâu thoai thoải xa bờ, có chỗ chỉ sâu từ 30 - 100 mét, đó cũng là đặc tính chung của vùng EEZ Việt Nam). 



image026
Hải đăng trên đảo Trường Sa Lớn.

 

image028
Từ trên đỉnh Hải đăng đảo Sơn Ca nhìn xuống. Ảnh VH

Đứng về mặt kinh tế và độ dẫn đường an toàn cho tầu bè khi có bão tố, biển động; "đèn biển (hải đăng) ở Đá Lát được xây dựng từ năm 1994, là cây đèn cao nhất trong số 9 cây đèn biển VN đã xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Tâm sáng của cây đèn này ở độ cao 40m, hiệu lực ánh sáng là 15 hải lý vào ban ngày và 18 hải lý vào ban đêm."


 Đá Lát và Trường Sa Lớn cách Vũng Tàu khoảng 350 hải lý tức khoảng 650km; cách bờ biển Malaysia khoảng 300 hải lý; cách đảo Natuna Bắc Indonesia khoảng 230 hải lý; cách ranh giới vịnh Thái Lan khoảng 500 hải lý.



image030

Vị trí bãi đá ngầm Đá Lát tỏa về phía Nam Trường Sa. VĂN HÓA MAP

 

Bồi đắp hay nạo vét để khai thông một con rạch thông thủy vào bên trong rạn san hô Đá Lát là việc Việt Nam buộc phải làm dùng cho việc tiếp liệu hải quân, nhiệm vụ này có thể bao gồm cả việc xây dựng "bến cảng cá" cho tàu cá ngư dân đi đánh bắt cá ở nam Trường Sa sinh hoạt. Nếu Việt Nam có đầy đủ điều kiện, Đá Lát có thể trở nên một đảo nhân tạo. (Ai cấm VN bồi đắp đảo nhân tạo?)


Rất tiếc trong chục năm qua, số tiền tham những và lãng phí đầu tư ở các công trình "phiêu lưu" lãnh đạo bởi các nhà kinh bang tế thế hạng bét  - nếu dùng vào việc đầu tư cho quần đảo Trường Sa và thềm lục địa thì VN có thể có cả hàng trăm nhà giàn, chục phi đạo cho chiến đấu cơ sử dụng.  


Theo như các thông tin quốc tế cho biết, việc "nạo vét" hay tôn tạo rạn san hô Đá Lát đang thuộc vùng tranh chấp với Trung Quốc hay Đài Loan là hoàn toàn không đúng. Đá Lát không có tranh chấp với quốc gia nào. Không phải cứ nghe nước này hay nước nọ đòi tranh chấp là cứ cho đó là khu vực tranh chấp, hay cứ nhìn thấy các nước khác tôn tạo là to mồm phản đối.


Đấy là chưa nói đến việc “xây đảo nhân tạo không giản dị như người ta tưởng; đây là một công trình cực kỳ phức tạp, thể hiện quyền lực quốc gia của một nước”.

Đấy là chưa nói đến thuyết "đa phương hóa - đa diện hóa" đang đứng ở ngã ba đường  "lợi ích cốt lõi" đối với các quốc gia ven biển đang đối đầu lẫn nhau và với "quyền lợi quốc gia" của các thế lực quốc tế.


Luận thuyết của tờ Văn Hóa đã đưa ra từ lâu với chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ " đã nói lên bối cảnh - tình hình thực tế ở biển Nam Trung Hoa/ biển Đông VN/biển Tây Philippines .../ (lkt)

18 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 8265)
Mặt trận Indo - biển Đông - Pacific
07 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 8510)