Nhật Bản : Chính sách đại dương tập trung trên an ninh biển

15 Tháng Năm 20187:36 CH(Xem: 10378)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ TƯ 16 MAY 2018


Nhật Bản : Chính sách đại dương tập trung trên an ninh biển


Trọng Nghĩa 15-05-2018


 image029

Các tàu của Hải Cảnh Trung Quốc và Cảnh Sát Biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang có tranh chấp. Bức ảnh được Kyodo công bố ngày 10/09/ 2013.REUTERS/Kyodo


Chính quyền Tokyo hôm nay, 15/05/2018, đã thông qua một chính sách mới về đại dương, nêu bật mối quan tâm của Nhật Bản về vấn đề an ninh trên biển, trong bối cảnh đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Trọng tâm mới này đã đi ngược lại với chính sách trước đây, chủ yếu tập trung trên việc phát triển tài nguyên biển.


Theo hãng tin Kyodo, chính sách đại dương của Nhật đã nêu lên các mối đe dọa đến từ hỏa tiễn đạn đạo Bắc Triều Tiên và các hoạt động của tàu Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.


Trong cuộc họp với ủy ban chính phủ về chính sách biển, thủ tướng Shinzo Abe khẳng định : « Trong bối cảnh tình hình trên biển ngày càng nghiêm trọng, chính phủ sẽ nỗ lực trong việc bảo vệ cả lãnh hải quốc gia và lẫn lợi ích trên biển ».


Chính sách nói rõ là tình hình an ninh biển mà Nhật phải đối phó « có rất nhiều khả năng xấu đi nếu không có biện pháp nào được đưa ra. ». Nhận định này dự báo việc tăng thêm ngân sách quốc phòng trong thời gian tới đây.


Chính quyền Nhật còn có kế hoạch sử dụng các trạm radar trên bờ biển, máy bay và tàu thủy của Quân Đội và Lực Lượng Tuần Duyên, kết hợp với mạng lưới vệ tinh tối tân của Cơ Quan Thám Hiểm Không Gian Nhật Bản để tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo.


Chính sách về đại dương còn nhấn mạnh trên nhu cầu hợp tác giữa Lực lượng Tuần Duyên và Cơ Quan Ngư Nghiệp để tăng cường năng lực đối phó với nạn đánh cá lậu của Bắc Triều Tiên và quốc gia khác trong bối cảnh nạn đánh bắt trái phép đang gia tăng trong vùng biển Nhật Bản.


Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho các tuyến hàng hải, chính sách mới của Nhật cũng quy định việc phát huy chiến lược « Một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa » mà thủ tướng Abe đang thúc đẩy, nhằm duy trì và củng cố một trật tự thông thoáng và tự do trong vùng, trên nền tảng tôn trọng Nhà Nước Pháp Quyền.
23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11043)
Hải đồ mặt trận quần đảo Trường Sa trước đây. Bắc Kinh nay mở lời kêu gọi Philippines họp song phương gác bỏ dị biệt cùng khai thác. Du lịch có lẽ là hướng khai thác đầu tiên mở ra con đường hòa bình cho biển Đông Nam Á. (VĂN HÓA).
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11072)
Về Biển Đông, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc xây một pháo đài ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng : “Họ làm điều đó tùy thích vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và họ không tôn trọng đất nước chúng ta.”
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11257)
Gió đã đổi chiều
02 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11529)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu?
30 Tháng Mười 2016(Xem: 13117)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 1)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 10698)
"Dân biểu Forbes đã tỏ ý rất quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để « thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Hoa Kỳ ».
22 Tháng Chín 2016(Xem: 11935)
Luật pháp quốc tế: UNCLOS 1982 hay Phán quyết PCA?
18 Tháng Chín 2016(Xem: 11593)
- Philippines sẵn lòng 'chia sẻ tài nguyên' ở Scarborough?