Khả năng va chạm, xung đột quân sự Trung - Mỹ trên Biển Đông

07 Tháng Mười 20189:40 CH(Xem: 9412)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ HAI 08 OCT 2018


Khả năng va chạm, xung đột quân sự Trung - Mỹ trên Biển Đông


Hồng Thủy


04/10/18


 (GDVN) - Ma sát Trung - Mỹ từ lĩnh vực kinh tế thương mại đã lây lan sang chính trị, quân sự, có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng, xung đột trên Biển Đông.


Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông lẫn eo biển Đài Loan để cảnh cáo Bắc Kinh về hành động cho tàu khu trục Lan Châu cắt mũi tàu USS Dcatur ở khoảng cách nguy hiểm, chừng 41 mét, khi khu trục hạm Hoa Kỳ đang triển khai 1 hoạt động tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý ở Ga Ven và Gạc Ma hôm 30/9.


Bình luận về khả năng va chạm, xung đột quân sự Trung - Mỹ trên Biển Đông, Giáo sư Su Hao từ Học viện Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh được South China Morning Post ngày 4/10 dẫn lời, cho biết:


Những sự cố gần đây là dấu hiệu cho thấy Biển Đông đã trở thành đấu trường nơi Hoa Kỳ và Trung Quốc đối đầu, thay vì đơn giản là địa bàn tranh chấp giữa Trung Quốc với một số quốc gia trong khu vực.


Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các bên yêu sách khác gần đây khá bình lặng, nhưng nguy cơ xung đột ở Biển Đông lại bị tăng cường bởi Hoa Kỳ và Trung Quốc.


image013

Mẫu hạm và chiến hạm hộ tống Hoa Kỳ, ảnh minh họa: SCMP


Khi hai nước lớn đang đối đầu nhau, cần phải duy trì một mức cân bằng quân sự thích hợp để tránh nguy cơ xung đột vượt tầm kiểm soát. Các quốc gia Đông Nam Á sẽ cảm thấy rất khó khăn khi bị kẹp giữa 2 cường quốc.


Bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động lên eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ đang nối liền hai vùng biển này và chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc trên một mặt trận rộng hơn. [1]


Tiến sĩ Ei Sun OH từ Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Nanyang Singapore cho rằng, Mỹ không chỉ gây sức ép với Trung Quốc trên mặt trận thương mại, mà đang kiềm chế toàn diện quốc gia này.


Theo ông, Trung Quốc sẽ không lựa chọn trả đũa một cách cứng rắn, VOA dẫn lời Tiến sĩ Ei Sun OH cho biết. [2]


Đa Chiều ngày 3/10 nhận định, các sự kiện gần đây cho thấy ma sát giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc không còn chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế thương mại, mà đã lan sang chính trị và quân sự.


Ma sát về kinh tế thương mại suy cho cùng cũng chỉ là lời qua tiếng lại, nhưng hai nước vẫn phải làm ăn với nhau. Còn lĩnh vực quân sự một khi niềm tin bị phá vỡ, hòn đá tảng trong quan hệ Trung - Mỹ bị phá vỡi sẽ là bước thoái trào to lớn của quân hệ song phương.


Trong quan hệ quốc tế hiện nay, mâu thuẫn quan trọng nhất là mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận thấy rằng, thuyết phục Tổng thống Donald Trump "ngừng chiến" là điều không thể.


Chính vì vậy tháng Chín vừa qua ông đã có chuyến thị sát 3 ngày đến vùng Đông Bắc đất nước cùng Phó thủ tướng Lưu Hạc, nhắc lại khẩu hiệu "tự lực cánh sinh" như lúc Trung Quốc bị bao vây thời Mao Trạch Đông. [3]


Nguồn:


[1] https://www.scmp.com/news/china/military/article/2166910/us-navy-plans-major-show-strength-south-china-sea-warning


[2] http://news.ltn.com.tw/news/world/breakingnews/2570179


[3] http://news.dwnews.com/china/news/2018-10-03/60088774.html


Hồng Thủy
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12141)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14481)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13279)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12998)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15748)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12343)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn