Sắp xuất hiện cơn bão kéo dài 2 năm trên Biển Đông

27 Tháng Mười Hai 20187:49 CH(Xem: 9841)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 28 DEC 2018


Sắp xuất hiện cơn bão kéo dài 2 năm trên Biển Đông


Chí Nhân


/12/2018  Thanh Niên Online


Một áp thấp nhiệt đới sắp di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão. Đây sẽ là cơn bão kéo dài trong hai năm và ảnh hưởng tới khu vực cực Nam của Tổ quốc.


image016

Sơ đồ đường đi và vị trí áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia


Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết: Hiện nay, một áp thấp nhiệt đới cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 370 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.


Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, sau 72 giờ tới có thể vào Biển Đông sau đó có khả năng mạnh lên thành bão. Đến trưa 30.12, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.


Cảnh báo: Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở vịnh Bắc bộ và khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh và có khả năng kéo dài 5-7 ngày tới.


Từ ngày 29.12, ở vùng biển ngoài khơi Trung bộ, Nam bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8 biển động; khu vực giữa Biển Đông từ khoảng đêm 29.12 do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão nên gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 biển động mạnh.


Quá bất thường


Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan cho biết thêm: Theo các mô hình dự báo của Mỹ và Nhật áp thấp này sẽ mạnh lên thành bão. Khả năng sẽ quét ngang Mũi Cà Mau hoặc lệch xuống phía nam Mũi Cà Mau một chút. Nguyên nhân là do không khí lạnh có cường độ mạnh tràn về dồn dập đẩy tâm bão lệch về phía nam. Cơn bão này cũng sẽ gây mưa trái mùa trên diện rộng ở khu vực Nam bộ.


image015

Các mô hình dự báo của Mỹ, Nhật cho rằng áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão và ảnh hưởng khu vực Mũi Cà Mau . Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia


Khoảng ngày 29.12 bão sẽ vào tới Biển Đông và di chuyển ngang khu vực Mũi Cà Mau khoảng ngày 3.1.2019. Như vậy đây là cơn bão hiếm hoi nằm trong khoảng thời điểm nhạy cảm khi kéo dài trong 2 năm.


Sự bất thường của cơn bão chính là thời điểm xuất hiện của nó. Thường thì thời điểm này rất hiếm khi xuất hiện bão. Đây là hiện tượng thời tiết cực đoan trong lịch sử ngành khí tượng. Song các hình thái thời tiết dị thường lại xuất hiện với tầng suất ngày một nhiều hơn trong vài năm gần đây.


Mặt khác, khu vực mà khả năng bão đi ngang là Mũi Cà Mau hoặc lệch về phía nam. Đây là vùng biển êm và vào mùa này ngư dân thường đi đánh bắt xa bờ. Khi bão đi ngang khu vực này dự báo vẫn còn cường độ mạnh. Chính vì vậy cần cảnh báo sớm để đề phòng những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

13 Tháng Bảy 2016(Xem: 12051)
- Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 12443)
* Scarborough, bãi Cỏ Mây đâu là mục tiêu gần nhất của TQ? * Biển Đông sẽ "chia đôi"?
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 11217)
Canh bạc lớn ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 10933)
Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 11318)
* Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? * Tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Phi có ý nghĩa gì?
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 12951)
Biển Đông: Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ
13 Tháng Năm 2016(Xem: 11627)
Bàn cờ Biển Đông trước khi TT Obama tới VN
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11783)
Mặt trận biển Đông
19 Tháng Tư 2016(Xem: 13697)
Chiến sự Biển Đông
18 Tháng Tư 2016(Xem: 10896)
Ảnh trên: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines-Voltaire Gazmin đứng trên HkMh USS John C. Stennis hôm 15.4.2016. Ảnh dưới: Ngày 5 tháng 11 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein trên chiếc trực thăng đặc biệt bay đến thăm HkMh USS Theodore Roosevelt hoạt động ở khu vực biển cực Nam Trường Sa thuộc lãnh hải Malaysia khoảng 3 tiếng.