Hòa thượng Hàn lâm Tuệ Sỹ sẽ viết trang sử mới cho Phật Gíao Việt Nam?

19 Tháng Chín 20208:27 SA(Xem: 9613)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ BA 22 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Hòa thượng Hàn lâm Tuệ Sỹ sẽ viết trang sử mới cho Phật GíaoViệt Nam?

image001image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFONIA

22/9/2020

Kỳ 2 (bổ túc | hết)


https://tienglongta.com/2020/04/22/le-nguyen-minh-duc-muu-do-cua-thuong-toa-tue-sy-voi-ghpgvntn/


http://motgoctroi.com/DienDan/Dd_Tongiao/Muudo_TTTueSi.htm


https://thuvienhoasen.org/a33913/dao-phat-viet-nam


Nhìn lại "Sự biến Lương Sơn"


Kể từ năm 1964, ở miền nam Việt Nam có hai đoàn thể Phật giáo ảnh hưởng lớn trong đời sống tâm linh xã hội Phật tử miền nam: Khối  Ấn Quang do Thượng tọa Thích Trí Quang và Đại đức Thích Nhất Hạnh lãnh đạo, khối Phật giáo Việt Nam Quốc Tự do Thượng tọa Thích Tâm Châu lãnh đạo.  Dù chia là hai khối nhưng bản thể đều chung một mối là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tuy đường lối sinh hoạt Phật sự đặc biệt là khuynh hướng chính trị khác nhau.


Sau biến cố động trời 1975, Thượng tọa Tâm Châu tìm đường vượt biên đến Canada bỏ lại rất nhiều cơ sở Phật giáo; Đại đức Nhất Hạnh tìm đường vượt biên bỏ lại rất nhiều cơ sở Phật giáo, nổi tiếng là khu rừng Phương Bối mênh mông ở Bảo Lộc Lâm Đồng; Thượng tọa Trí Quang ở lại Sàigon rồi bị phong tỏa quản chế; một nhà sư trẻ trong giới hàn lâm học thuật Phật giáo nổi tiếng ở thủ đô Sàigon là Giáo sư Đại học Thích Tuệ Sỹ quyết định ở lại với mảnh đất miền nam. 


Hàn lâm Tàng Kinh Các Tuệ Sỹ cùng với dân chúng bình dân đi lao động kinh tế mới, cày sâu cuốc bẫm ở huyện Vạn Giã Nha Trang. Không gian lao động chân tay đã thay thế không gian uyên bác tháp ngà học đường viễn mộng. Bàn tay người nghệ sĩ thi ca và âm nhạc bắt đầu chai sạn với đất đai khoai mì ngô sắn. Mồ hôi hàn lâm thấm đất cơm áo dân nghèo để nhìn lại con đường Đạo và Đời sáng ngời của Hương Vân Đại Đầu Đà vì sao trốn biệt kinh thành tìm về cái am cỏ túp lều tranh của Thái tử Tất Đạt Đa.


Từ đây, bộ óc và trái tim Hàn lâm Phật giáo đã thấm nhuần mồ hôi Bình dân Phật giáo.


image006Bức hình chụp Thầy Hàn lâm Tuệ Sỹ ngồi trên tảng đá vô ưu. Hình không thấy ghi chú là ở đâu, Vạn Giã, Nguyên Thiều hay ở khu kinh tế mới nào vào thời  Thầy đi lao động cày sâu cuốc bẫm. Nguồn ảnh trên NET. 


"Lao động cải tạo" được gần hai năm, Hàn lâm Tuệ Sỹ rời Vạn Giã về Sàigon tạm trú ở chùa Già Lam Gò Vấp. Không gian hàn lâm và không gian bốn chúng đã dọn ra con đường tranh đấu cho Đạo Pháp và Dân Tộc bước vào giai đoạn mới, trong đó có biện pháp đấu tranh giải thoát hệ thống triết học biện chứng duy vật sử quan đại diện là giới cường quyền đảng trị và giới hành chánh lãnh đạo giáo hội Phật giáo nói chung.


Hàn lâm Tuệ Sỹ nhìn ra rằng những cảnh quan phù hoa danh xưng không thực tế không phải là bản thể của Đạo và Đời mà Đức Phật rao giảng. Phù hoa địa vị hay ngôi thiền đường cao ngất không phải là niềm mong ước xa hoa vật chất của bốn chúng đệ tử một lòng mộ Đạo, tu học Đạo, hoằng pháp Đạo; có nghĩa là, nếu ai đó cho rằng Phật giáo Việt Nam nói chung đã và đang nở rộ thời kỳ khoa trương lộng lẫy, cũng như ý chí phục hoạt, tồn tại theo đường lối chính trị riêng tư,  cũng chỉ dẫn tới sai lầm này tới sai lầm khác, xung đột này tới xung đột khác. Quá khứ bi thương của lịch sử Phật giáo đã chứng minh.


Mục tiêu cao cả của mọi tông phái, chi phái, giáo phái phải là con đường Luy Lâu, cái nôi nguyên thủy của một quốc gia Phật giáo lừng lẫy đã hiện diện hàng ngàn năm qua ở Đông Nam Châu Á bên bờ biển Đông. Đừng quên.


Tuy nhiên, quá khứ khó lòng quên đi. Chính trị không buông tha.


Ngày 06/4/1977, nhị vị Thượng tọa Huyền Quang, Thượng tọa Quảng Độ lãnh đạo GHPGVNTN  cùng một số vị khác bị bắt nhốt vào nhà tù Phan Đăng Lưu ở Bà Chiểu Gia Định; tiếp đến, "cách mạng" bắt bảy người của khối Ấn Quang cho vào tù, riêng Tt Trí Quang bị giam lỏng.


Đầu năm 1978, "cách mạng" bắt Đại đức Tuệ Sỹ cho đi tù cải tạo ba năm, rồi thả, nhưng đến năm 1981, "cách mạng" lại bắt tiếp Tuệ Sỹ cùng Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và 17 tăng ni, sĩ quan cũ của Quân Lực VNCH.


Vì sao "cách mạng" lại chú tâm bắt nhốt tiếp hai vị trong giới hàn lâm Phật Giáo miền Nam? Hai vị này không tham gia đảng phái chính trị nào hết để có cớ bắt về tội hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền. Vả lại, sau 1975, đảng phái chính trị nào đủ tầm cỡ để lật đổ chính quyền? Hòa bình đã đến với toàn thể dân tộc và quê hương rồi mà.


Ngày 07/11/1981, Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra tại chùa Quán Sứ Hà Nội ra đời một giáo hội mới gọi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Mục đích tối cao của giáo hội mới là thiết lập một hệ thống Phật giáo nằm dưới sự chỉ đạo tôn giáo của đảng trên phạm vi cả nước; thứ hai, thay thế ảnh hưởng của GHPGVNTN, đặc biệt không gian Phật tử miền nam, nơi mà ảnh hưởng nền đạo của GHPGVNTN còn ảnh hưởng sâu đậm. Xin nhấn mạnh: thay thế chứ không xóa sổ.


Trong suy nghĩ của giới lãnh đạo đảng cộng sản, GHPGVNTN là một tổ chức tôn giáo được hình thành trong phạm vi không gian nửa nước Việt Nam, tức là miền nam Việt Nam dưới chế độ VNCH. Cái nguy hiểm hàng đầu của tổ chức GHPGVNTN là tập hợp được đông đảo quần chúng. Đối với chuyến chế vô sản, không thể có bất kỳ một tổ chức nào quy tụ được đông đảo quần chúng hiện diện trong lòng chế độ vô sản. Logic biện chứng duy vật sử quan phán rằng: chế độ VNCH đã chết, GHPGVNTN phải chết theo.


Sâu xa hơn, dưới con mắt của các nhà lãnh đạo chế độ mới, GHPGVNTN không những là một tổ tôn gíao và chính trị theo mẫu mã phương Tây, trong đó quy tụ những thiên tài Phật giáo. Biện chứng pháp duy vật sử quan phản ngược lại tất cả mọi tư duy triết học chủ nghĩa tư sản. Chyên chính có nghĩa là trấn áp (bỏ tù, quản chế, phong tỏa, tử hình, v.v...) là phương tiện tối ưu để tiêu diệt hệ thống GHPGVNTN và hàng lãnh đạo.


Cuối tháng 9 năm 1988, tòa án "cách mạng" kết án tử hình Tuệ Sỹ và Trí Siêu vì tội âm mưu vũ trang lật đổ chính quyền qua việc lập ra tổ chức Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam (!!!). Cái tội trạng tử hình của nhà cầm quyền áp đặt cho hai vị hàn lâm học thuật là tội trạng chính trị.


Thực ra, trong thâm tâm những người lãnh đạo tôn giáo chế độ mới, mối nguy hiểm nhất của hai vị Hàn lâm Thanh tịnh Tuệ Sỹ - Trí Siêu là cái gai của hàng tăng sĩ mê hoặc danh vị. Cái am cỏ chánh pháp của Đạo pháp Dân tộc sẽ kéo hệ thống triết học vô sản xuống mồ. Chỉ tội cho họ không biết thêm rằng, cái am cỏ chánh pháp cũng kéo xuống mồ nốt nhúm tư tưởng triết học tiểu tư sản phương tây lạc loài đến đất nước Việt Nam. (ở Hà Nội ngày nay có câuVè: Ông kia đang ở nước Nga, cớ sao đến gác vườn hoa Ba Đình.Ở Sàigon ngày xưa có câu: Rớt Tú tài anh đi Trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con, bao giờ hết chuyện nước non, anh về anh có Mỹ con anh bồng).


Bản án tử hình hai nhà sư hàn lâm rúng động thế giới. Các tổ chức Nhân quyền thế giới và cộng đồng Việt Nam tị nạn hải ngoại biểu tình lên án "cách mạng" dã man tàn bạo. "Cách mạng" buộc phải mở "cánh cửa hậu" bằng cách giảm án hai thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu xuống chung thân khổ sai. "Tử hình" đi đôi với "Cánh cửa hậu".

 

Và Giáo hội PGVNTN đã thắng trước bạo quyền.


Trận thắng đầu tiên là trận nước lũ ở huyện Lương Sơn cách Tp Quy Nhơn tỉnh Bình Định không bao xa.


Sáng ngày 8/10/03, cùng với HT Huyền Quang, HT Quảng Độ, và các Thầy Tuệ Sỹ, Thanh Huyền, Viên Định, Nguyên Lý, Minh Hạnh, Đồng Thọ, Nguyên Vương, lên xe rời tu viện Nguyên Thiều để về Sàigòn; sáng hôm sau, xe chạy đến huyện Lương Sơn, CA võ trang đã chận xe lại lục soát, bắt HT Quảng Độ về quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sàigòn, quản chế HT Thích Huyền Quang tại tu viện Nguyên Thiều Bình Định, áp đặt lệnh quản chế 2 năm đối với Thầy Tuệ Sỹ. (theo tin báo chí ngoài lề).


Trận này là trận thử sức giữa nhà cầm quyền và GHPGVNTN sau cuộc họp lịch sử bất thành giữa Ht Huyền Quang và Thủ tướng CS VN Phan Văn Khải ngày mùng 2 tháng Tư năm 2003 tại Hà Nội. 


Trong bài tường trình của Thầy Tuệ Sỹ có nhan đề "Sự Biến Lương Sơn", Thầy viết: "Sự biến Lương sơn là điểm cao của một chuỗi sự biến đang tạo thành khúc quanh mới của Phật giáo Việt nam nói chung, không phải chỉ là vấn đề tồn tại hay phục hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất".


"Khi tiếp thu một chính quyền đã bị sụp đổ, chính quyền mới có quyền thừa nhận hay huỷ bỏ bất cứ tổ chức nào trước đó sinh hoạt trong hệ thống pháp chế của Hiến pháp của Nhà nước đã bị sụp đổ.


Đối với Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, chính quyền mới, từ khi đang là chế độ Quân quản, cho đến thời hiệp thương Nam Bắc, thống nhất cả nước thành Nhà nước duy nhất gọi là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam; Nhà nước đó chưa hề có văn bản chính thức nào tuyên bố huỷ bỏ sự tồn tại của Giáo hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất".


 Sau "thất bại" ở Lương Sơn đối phó với một "chuyến xe khách", nhà cầm quyền gia tăng các biện pháp đàn áp GHPGVNTN như bắt  Ht Quảng Độ về quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sàigòn, phong tỏa Ht Huyền Quang tại tu viện Nguyên Thiều Bình Định, áp đặt lệnh quản chế 2 năm đối với Thầy Tuệ Sỹ, quản chế chặt Thượng Tọa Thích Thái Hòa và Thượng Tọa Thích Phước An.  Kể như toàn bộ bộ tham mưu của GHPGVNTN bị rơi vào vòng lao lý.


Thời gian này được xem là thời gian khốc liệt nhất của giáo hội PGVNTN. Tất phải có nguyên nhân sâu xa của nó.


image008Ht Quảng Độ và Tt Tuệ Sỹ trên chuyến xe khách phong ba bão tố ở huyện Lương Sơn cách Tp Quy nhơn tỉnh Bình Định không bao xa. Ảnh trên NET.


Khúc quanh mới của Phật giáo Việt nam


Cuối năm 1991, Hòa thượng Thích Đôn Hậu sắp lìa đời đã để lại di chúc kêu gọi khôi phục GHPGVNTN, phục hoạt Hiến chương giáo hội năm 1964 tu chính năm 1973.


Năm 1998, Hà Nội phóng thích hai thầy Tuệ Sỹ - Trí Siêu cùng với một số người khác.


Tháng 4 năm 1999, Ht Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, đề cử Thượng tọa Tuệ Sỹ làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, tiếp đến, ngài đề cử Tt Tuệ Sỹ làm Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo.


Và Giáo hội PGVNTN đã thua một trận.


Một thời gian sau, khoảng năm 2001, Thượng Tọa Tuệ Sỹ xin từ chức.


Năm 2003, tại Đại hội bất thường ở tu viện Nguyên Thiều tỉnh Bình Định, Thượng tọa Tuệ Sỹ lại được cử lại làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo.


Một tài liệu về cuộc trao đổi giữa Ht Quảng Độ và Tt Tuệ Sỹ được tung ra trên Internet như sau:


Trong thời gian đảm trách chức vụ Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Thượng Toạ có thông báo cho tôi (tức là Ht Quảng Độ) rằng : «Nhà Nước sẽ chấp thuận cho GHPGVNTN được hoạt động với điều kiện thành phần lãnh đạo Gíao hội không có Ôn và Ôn Huyền Quang, Ôn tính sao? » Tôi hỏi lại : Vậy thì Thầy tính sao?  Thầy Tuệ Sỹ nói : Không có Ôn và Ôn Huyền Quang thì ai lãnh đạo GH, chúng con làm việc với ai. 


Sau đó một thời gian, Thầy Tuệ Sỹ lại thông báo cho tôi (Ht Quảng Độ) biết rằng : «Nhà nước sẽ cho GHPGVNTN được hoạt động nếu GHPGVNTN đăng ký». Tôi giải thích cho Thầy Tuệ Sỹ hiểu rằng : «Đăng ký nghĩa là xin Nhà nước cho mình cái quyền được hoạt động. Cái quyền đó hiện nay mình đã có rồi, đó chính là pháp lý của GHPGVNTN, chưa ai giải thể Gíao hội, chưa có một sắc lệnh nào cấm Gíao hoạt động cả. Tại sao chúng ta lại thả hình mà bắt bóng. Nếu chúng ta làm đơn đăng ký rồi, họ cứ để hoài không giải quyết, chúng ta làm việc gì họ cũng sẽ lấy cớ là chưa giải quyết mà hoạt động là bất hợp pháp, đó là cái bẫy để họ đàn áp chúng ta một cách hợp pháp, Thầy thấy không ?». (1)


Tài liệu này, chúng tôi (VHO), chưa thể kiểm chứng độ chính xác, nhưng nếu là sự thật thì đó là "cánh cửa mở thâm u" của Bộ chính trị, đồng thời cũng là "độc chiêu" vừa ly gián vừa "chiêu mộ" GHPGVNTN.


Chính phủ và Ban tôn giáo đã đẩy hàng lãnh đạo GHPGVNTN vào tình thế lưỡng nan.


Đứng trước hoàn cảnh khắc nghiệt này mới thấy bộ óc "hóa giải" siêu việt của Thầy Quảng Độ.


Trong nước, Thầy giữ lại Tt Tuệ Sỹ; ngoài nước Thầy đã nhìn thấy trận rối loạn bất thường của Văn phòng II Viện Hóa Đạo và hàng ngũ Phật giáo hải ngoại. Quyết định của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã “ra Giáo chỉ 10/VTT/GC/TT” trong đó “chấm dứt chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Định và Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Lý” là quyết định kỳ thú trong trận đấu trí giữa Chính phủ và GHPGVNTN.


Trang cuối cùng trong bộ sử cuộc đời hoạt động của thầy Quảng Độ, thầy quyết định ủy thác quyền lãnh đạo GHPGVNTN cho Hòa thượng Tuệ Sỹ. Vấn đề của GHPGVNTN hôm nay là thầy Tuệ Sỹ có đầy đủ năng lượng bi trí dũng để bước vào "cánh cửa mở tôn giáo và chính trị thâm u" hay không? Khai phá sinh lộ mới cho Phật Giáo Việt Nam "có đầy đủ phẩm chất dựng lên từ chánh pháp", giải thoát cái vòng kim cô ý thức hệ chính trị hoen ố trong nước, giải thoát cái ý hệ "chống cộng đến cùng" trong bản thể Phật giáo bên ngoài.


image011Nhà báo Lý Kiến Trúc tại Vesak 2014 Bái Đính Ninh Bình.

 

Nguyên nhân và hệ quả sâu xa của vấn đề


TẠM KẾT:


image013Cuộc họp lịch sử bất thành giữa Ht Huyền Quang GHPGVNTN và Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải tại thủ đô Hà Nội ngày 02/4/2013. Ảnh tài liệu.


Giải pháp không Huyền Quang không Quảng Độ là một "kiến tánh" cao thâm của Ban Tôn giáo Chính phủ kết hợp với các hoạt động Phật giáo hải ngoại qua bàn tay "sư tử trùng" từ Paris cho tới Little Saigon. Little Saigon được xem là "thủ đô" của Phật giáo hải ngoại.


Kết quả đầu tiên của cơn động chấn diễn ra trong nước là năm 2001, Tt Tuệ Sỹ phải từ chức Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo. GHPGVNTN thua một trận.


Cơn động chấn diễn ra kịch liệt hơn hai năm, đứng trước tình hình nguy ngập, một Đại hội bất thường ở tu viện Nguyên Thiều năm 2003 đã cử lại Tt Tuệ Sỹ làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo.


Năm 2013, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã “ra Giáo chỉ 10/VTT/GC/TT” trong đó “chấm dứt chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Định và Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Lý.” GHPGVNTN gỡ hòa.
 

Nhưng sự biến không dừng lại ở những đối phó kỹ thuật: «Nhà Nước sẽ chấp thuận cho GHPGVNTN được hoạt động với điều kiện thành phần lãnh đạo Gíao hội không Thầy Quảng Độ và Thầy Huyền Quang".    


Đoạn văn 28 chữ nói trên cực kỳ thâm hậu, đúng ra nhà nước phải nói không Huyền Quang, Quảng Độ, và Tuệ Sỹ ... 31 chữ.


Đề nghị không có Thầy Quảng Độ và Thầy Huyền Quang (chỉ có hai người) quả là một đề nghị "độc đáo" chứa đựng nhiề ý nghĩa. Người ta nhớ lại cuộc đấu tranh chính trị tại hội nghị Paris năm 1968-1973. Phe Mặt Trận GPMN và Hà Nội đã đưa ra yêu sách Chính phủ liên hiệp ở miền nam Việt Nam không Thiệu - Kỳ - Khiêm.


Yêu sách không Thiệu - Kỳ - Khiêm cho thấy Bắc Việt và Mặt trận GPMN rất kiêng nể bộ ba Thiệu-Kỳ-Khiêm. Rất tiếc bộ ba này không đoàn kết để giữ sức mạnh cho chế độ VNCH. Âu cũng là nghiệp vận của lịch sử.


Đề nghị (yêu sách) không Quảng Độ - Huyền Quang là "cánh cửa tôn giáo và chính trị" cho GHPGVNTN. Nay, hai thầy Huyền Quang-Quảng Độ đã viên tịch. Phải chăng, chương lịch sử  tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của GHPGVNTN đã đến hồi kết thúc. Người còn lại là Ht Tuệ Sỹ đứng trước "cánh cửa mở thâm u", Thầy sẽ viết lại trang sử mới cho GHPGVNTN. Viết bằng bộ óc và trái tim của kẻ sĩ hàn lâm Phật giáo dấn thân.


Nguyên nhân sâu xa của vấn đề không phải chỉ gói trong vấn đề tồn tại hay phục hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất ... Tồn tại hay đối đầu kháng cự trên nền tảng Pháp lý (sau mấy chục năm hai ông Thiện và ông Ác đấu nhau), đăng ký hay không đăng ký để phục hoạt ... rất khó có thể dẫn tới giải pháp "Thanh tịnh và Hòa hiệp".  


Chúng tôi thiển nghĩ, vào một thời điểm thích hợp, Chính phủ Việt Nam và Ban trị sự Trung ương GHPGVN sẽ mời GHPGVNTN trong nước, Tăng già Phật giáo Việt Nam hải ngoại, ngồi vào bàn "hòa hiệp", cả ba bên sẽ đạt tới một giải pháp mới - chung cuộc cho nền Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước.


"Thư Khánh Tuế" đã phơi bày toàn bộ hiện trạng của nền Phật giáo Việt Nam, và bày tỏ hết lời đối với các bậc Tăng Già trong và ngoài nước để mong đi tới Thanh tịnh và Hòa hiệp.


Nhưng "Thư" đã ắt có và đủ chưa?


Có lẽ đây là trách nhiệm lớn lao có tính lịch sử của Hòa thượng Hàn lâm Tuệ Sỹ, một - cứ để mặc nguyên trạng các sứ quân Phật giáo cát cứ bên ngoài, hai - cứ để mặc nguyên trạng cái xác cải lương to phình vô hồn bên trong (2) và giáo hội PGVNTN tiếp tục lưu vong tại quê nhà.


Hòa thượng Hàn lâm Tuệ Sỹ sẽ viết lại trang sử mới cho Phật giáo Việt Nam mở đầu qua "Thư Khánh Tuế" còn tùy thuộc vào thái độ của Ban Tôn giáo Chính phủ và thái độ của Tăng đoàn Phật giáo VN hải ngoại từ Mỹ châu, Âu châu và Úc châu.


Tiếng vọng Đại Hồng chung của Thầy Quảng Độ còn văng vẳng đâu đây, kẻ hậu sinh hàn vi Lý Kiến Trúc phước báu được nghe Thầy nói giữa bốn bức tường lao lý Thanh Minh Thiền Viện: "Trời cứu thôi con ạ". (3)  


image013Gs Pháp sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát (từ trái thứ hai) ngồi hàng ghế đầu, trong lúc hội trường Bái Đính đang chờ vị chủ tọa đến khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014 tổ chức tại Bái Đính Ninh Bình Việt Nam ngày 07/5/2014. Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014 được tổ chức ở Việt Nam là một sự kiện quan trọng dù Việt Nam chưa được quốc tế Phật giáo công nhận là quốc gia Phật giáo tương tự như Thái Lan, Sri Laka, Cam Bốt, Miến Điện. Mục đích tối cao của Vesak tại Việt Nam là chính quyền CS VN muốn chứng tỏ cho thế giới thấy đất nước này là đất nước Phật Giáo. Nghe nói rằng công lớn đại lễ Vesak được tổ chức ở VN là do bàn tay góp sức của Gs Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Đại đức Thích Nhật Từ (Tổng thư Ký Vesak 2014) đạo đạt trong cuộc họp tôn giáo của Liên Hiệp Quốc ở Bangkok Thái Lan. Ảnh Lý Kiến Trúc.


Lý Kiến Trúc


California (bổ túc ngày 22/9/2020)


(1) Đoạn văn màu xanh trích từ nguồn Trang nhà Quảng Đức.


(2) Theo Pháp sư Thích Nhật Từ: Thống kê của nhà nước Việt Nam cho biết trước năm 1975, Phật giáo VN có trên 75% dân số; thống kê năm 2019 cho biết hiện nay chưa có được 18% dân số là Phật tử. Nhưng ngược lại cái "xác vô hồn" có tới 17,000 ngôi chùa lớn nhỏ.


(3) Thanh Minh Thiền Viện ngày 18/5/2014.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM: Nguồn Thư viện Hoa Sen:


Giáo chỉ của Ht Quảng Độ và thủ bút của Ht Tuệ Sỹ kính thỉnh Ht Nguyên Lý ngày 15/3/2019


image015


(2) Quyết định số 14-VTT/TT/QĐ ngày 24-5-2019

image017image019

(3) Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ khâm thừa sự ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.

image021

(4) Lời Cảm Niệm Ân Sư của Trưởng lão Hòa thượng XLTV Viện Tăng Thống nhân Lễ Chung thất Đức Cố Đệ Ngũ Tăng Thống.


image022image023image024


Bản PDF để in:
Phụng thừa Giáo chỉ GHPGVNTN 2020

Mục lục
Tưởng Niệm Trưởng Lão Ht. Thích Quảng Độ


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


HT Quảng Độ Cách Chức HT Viên Định, HT Viên Lý / Chùa Điều Ngự “bế môn báo chí”


Vấn đáp: Lịch sử về nguồn gốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam | Thích Nhật Từ


https://www.youtube.com/watch?v=_LMtz8Efu-A

21 Tháng Giêng 2023(Xem: 3044)