VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 16 NOV 2020
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)
RCEP ý nghĩa gì?
Trung Quốc và 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác đã ký hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực hay RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) vào hôm Chù Nhật 15/11/2020.
Giới phân tích cho rằng RCEP như là một thông điệp khởi đi từ kinh tế bao trùm ngoại giao và ý đồ chiến lược lâu dài của Trung Quốc đối với vùng Đông Nam Châu Á.
Dưới sự chủ tọa của Việt Nam, chủ tịch luân lưu Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNÁ, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố là ông « hài lòng » đạt được kết quả sau 8 năm đàm phán phức tạp.
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc chủ tọa hội nghị trực tuyến RCEP (the 4th Regional Comprehensive Economic Partnership) kết thúc hôm 15.11.2020 tại Hà Nội. Photo: Nhac Nguyen | AFP | Getty Images
Hiệp định này thành lập một vùng thương mại tự do kéo dài ở phía bắc từ Trung Quốc qua Nhật Bản, Nam Hàn, các nước ASEAN và xuống tận phía nam Thái Bình Dương với Úc và New Zealand.
Do Bắc Kinh đề xuất, để đáp trả một sáng kiến thành lập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP của Washington ( đã bị TT Donald Trump bỏ rơi), RCEP của Trung Quốc bao trùm một vùng kinh tế năng động liên quan đến 2 tỷ người và chiếm 30% tổng sản lượng (GDP) toàn cầu.
RCEP còn phục vụ cho tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh trong khu vực, qua một chiến lược phát huy ảnh hưởng bao quát hơn, dưới tên gọi « một vành đai một con đường ». (theo RFI 15/11/2020)
RCEP: Thắng lợi gần như trọn vẹn của Trung Quốc
16/11/2020
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (T) và bộ trưởng Thương Mại Chung San (Zhong Shan) trong lễ ký hiệp định tự do mậu dịch RCEP, ngày 15/11/2020. Ảnh chụp qua màn hình. AFP - HANDOUT
Thanh Hà
Sau tám năm đàm phán, 14 quốc gia châu Á, trong đó có nhiều đồng minh của Hoa Kỳ đã hưởng hứng sáng kiến của Bắc Kinh, cùng với Trung Quốc tham gia Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực RCEP. Vào lúc Washington đã rút lui khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, thắng lợi của Bắc Kinh gần như trọn vẹn.
Thuần túy về kinh tế, thắng lợi đầu tiên của Trung Quốc là RCEP vẫn được ký trong bối cảnh đang diễn ra các xung đột thương mại, đối đầu về công nghệ với Mỹ. Các đồng minh thân thiết nhất của Washington tại châu Á-Thái Bình Dương, từ Úc, Nhật Bản và Nam Hàn đến những đối tác thân thiện với Mỹ hơn cả trong Hiệp Hội ASEAN, tất cả đều tham gia hiệp định này.
Bất chấp những nỗ lực của Mỹ thuyết phục các đối tác châu Á giữ khoảng cách với Trung Quốc, ngoại trừ Ấn Độ, không mấy ai muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia vào một khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, bao gồm 30 % dân số toàn cầu gần 1/3 tổng sản lượng của thế giới. Điều đó cũng cho thấy, thị trường Trung Quốc vẫn có sức hấp dẫn rất lớn. Ngay cả Canberra vốn đang căng thẳng với Bắc Kinh cả về ngoại giao lẫn kinh tế vẫn đặt bút ký.
Điểm thứ nhì đáng chú ý là chính sách bảo hộ của tổng thống Donald Trump trong bốn năm qua, việc Mỹ rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ngay từ năm 2017, càng hối thúc các nước Á châu đẩy mạnh tiến trình hội nhập. Sự thoái lui của Hoa Kỳ đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc. Như chính thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố nhân lễ ký kết hiệp định RCEP : đây không chỉ là một là dấu hiệu rõ rệt nhất về hợp tác của khu vực mà còn là « thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và mậu dịch tự do ». Chính thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng khẳng định qua phát biểu trên cầu truyền hình vào hôm 15/11/2020, cho dù sau khi Washington rút khỏi TPP, Tokyo đã đóng vai trò đầu tàu để cứu hiệp định xuyên Thái Bình Dương lấp chỗ trống do Hoa Kỳ để lại.
Thắng lợi thứ ba của Bắc Kinh là hiệp định RCEP cho phép Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng với các nước Đông Nam Á. Theo chuyên gia Alexander Capri Đại Học Kinh Doanh Singapore, vào lúc từ Indonesia đến Philippines cùng lâm vào suy thoái do dịch Covid-19, những nước này vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ là một « giải pháp » giúp thoát khỏi khó khăn.
Deborah Elms giám đốc Asian Trade Center, trung tâm kinh doanh châu Á tại Singapore được báo South China Morning Post trích dẫn cũng nhận định, ASEAN tin rằng RCEP là chìa khóa cho phép các nước này « quay trở lại với con đường tăng trưởng ». Điều này không hẳn hoàn toàn vô lý vì hiện nay, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới không bị đại dịch đẩy vào suy thoái.
Điểm quan trọng thứ tư đối với Bắc Kinh là nhờ hiệp định RCEP mà lần đầu tiên Trung Quốc đạt được một thỏa thuận về tự do mậu dịch với hai nước Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả hai vừa là những đối tác vừa là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm.
Cuối cùng, ngoài những lợi thế về kinh tế và thương mại, Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực còn là một thành công về ngoại giao và chiến lược quan trọng của Bắc Kinh.
Bất chấp những nỗ lực cho đến tận những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump để thuyết phục các đồng minh châu Á đoàn kết trước mối đe dọa Trung Quốc, hai thành viên Bộ Tứ QUAD là Nhật và Úc đã hưởng ứng sáng kiến của Trung Quốc, ký kết vào một hiệp định đã được cho ra đời để làm đối trọng với TPP. Cần nhắc lại là Hiệp định mậu dịch xuyên Thái Bình Dương từng được chính quyền Obama thúc đẩy nhằm kềm tỏa ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh cả về mặt ngoại giao, chiến lược lẫn kinh tế và thương mại. Việc tổng thống Trump rút Hoa Kỳ khỏi TPP dường như càng thúc đẩy nhiều nước châu Á –Thái Bình Dương rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc.
Tuy nhiên, thành công của Bắc Kinh chưa được trọn vẹn vì Ấn Độ đã rút khỏi các vòng đàm phán từ năm ngoái. Bất chấp những lời đường mật của Trung Quốc, thiện chí của Nhật Bản, chính quyền New Delhi vẫn chưa có dấu hiệu muốn quay trở lại. Trung Quốc thất vọng vì sự vắng mặt của Ấn Độ, một đối thủ nặng ký tại Nam Á và cũng là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ.
Chính quyền của thủ tướng Modi đã rút lui vào giờ chót trước lo ngại « hàng rẻ của Trung Quốc » gây ra những hậu quả tàn khốc cho nền công nghiệp của Ấn Độ. Thái độ dè dặt đó của Ấn Độ phải chăng là một lời cảnh báo nhắm tới nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc nhất là các nước Đông Nam Á kém phát triển nhất ? Giám đốc trung tâm Asian Trade Center tại Singapore, Deborah Elms cho rằng, với RCEP, một khi « ván đã đóng thuyền », ASEAN sẽ khó mà cưỡng lại trước sức mạnh của Trung Quốc. Không còn Mỹ và cũng không một cường quốc kinh tế nào của thế giới có thể can thiệp hay bênh vực cho những bên thấp cổ bé miệng.
Trả lời báo Hồng Kông, South China Morning Post giáo sư Peter Petri đại học Brandeis, Boston –Hoa Kỳ nhận định rằng RCEP là công cụ để Bắc Kinh xây dựng mô hình và trật tự thương mại tại châu Á trong tương lai. (theo RFI).
++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Con đường Tơ lụa hay thời vinh quang của Trung Nam Hải
Biển Đông sẽ là nơi giao lưu "Con đường Tơ Lụa" và "Dự án Gió Mùa"?
Hải Phòng "vào dự án Con đường Tơ lụa"
Báo Les Echos: Cảng Hải Phòng thông thương VN và Vân Nam
++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Đây là bản copy lưu trữ, vĩnh viễn không thể cập nhật, số 1.
"Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc" gây hại an ninh Việt Nam
Posted By Đoàn Hữu Long on Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015 | 08:12
"CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN" của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới AN NINH QUỐC GIA và chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, có thể ví nó như quả bom nguyên tử thả xuống Việt Nam.
Vào tháng 5 năm 2014, thông tấn Trung Quốc đồng loạt ca tụng "Con đường tơ lụa của Tập Cận Bình", lúc đầu dự kiến là con đường Hàng hải sẽ bắt đầu ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, đến Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), Bắc Hải (Quảng Tây), và Haikou (Hải Nam) trước khi đi về hướng nam đến eo biển Malacca.
Vì con đường Hàng Hải dự kiến KHÔNG sử dụng cảng Hải Phòng nên Trung Quốc buộc phải đi xa hơn và đã xâm lấn Biển Đông để làm bến cảng. Xem ảnh dưới:
Báo Nhật nói nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đồng ý đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng. Việt Nam sẽ phải cho Trung Quốc sử dụng thành phố Hải Phòng và Cảng Hải Phòng để làm đầu cầu thay vì phải bắt đầu đi từ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Các Hàng Hóa của Trung Quốc từ các tỉnh phía Nam sẽ chuyển bằng xe lửa và đường bộ tới Cảng Hải Phòng, và sau đó sẽ SỬ DỤNG đường biển thuộc chủ quyền Việt Nam đi ngang qua trạm đầu tiên là VŨNG ÁNG (HÀ TĨNH) và sau đó chạy dọc theo Duyên Hải sát cạnh Việt Nam để hướng nam đến eo biển Malacca.
Sự Nguy Hiểm cho An Ninh Quốc Phòng Việt Nam là Trung Quốc sẽ ngang nhiên "SỬ DỤNG hợp pháp" đường Biển sát bờ của Việt Nam để chuyển hàng hóa Dân Sự và Quân Sự. Trung Quốc sẽ được quyền sử dụng Cảng Hải Phòng giống như là Hải Nam.
Trước khi chuẩn bị phương án này, Đảng CSVN đã cho xây Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14.
Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2, điểm cuối tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu (Trung Quốc).
Nhân Dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu ảnh hưởng lâu dài khi Trung Quốc sử dụng Miền Bắc Việt Nam thành trục giao lộ và đường biển của Đất Nước sẽ nằm dưới quyền Hàng Hải của Trung Quốc. Xem ảnh dưới, bấm kép sẽ phóng to.
Tờ báo Nghiên Cứu Toàn Cầu (Global Research) vừa đưa bản tin vào ngày hôm 9/4/2015 cho biết "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA" của Trung Quốc đòi sử dụng luôn đường xe lửa Xuyên Việt của Việt Nam làm đầu cầu chuyển sang Thailand và các nước lân cận.
Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh vừa cho biết trên VTV là trong số các dự án hợp tác về cơ sở hạ tầng sắp tới giữa Việt Nam và Trung Quốc có dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Lào Cai (kết nối với đường sắt cao tốc Trung Quốc), dự án đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và dự án cao tốc Móng Cái – Hạ Long. Trung Quốc cấp vốn ODA hoặc vốn vay “ưu đãi” cho Việt Nam cũng có nghĩa là các dự án này sẽ rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc.
http://www.globalresearch.ca/laos-and-chinas-grand-strategy-of-an-asean-silk-road/5441615
Doctor NTT
[con-duong-to-lua-hang-hai-tap-can-binh-bom-nguyen-tu].
Ngày đăng 09/04/2015
________________________________
Tham khảo:
Lợi ích gì khi VN tham gia vào dự án “Con đường Tơ lụa trên biển” của Trung Quốc (Trương Nhân Tuấn)
BBC: Hải Phòng 'vào dự án Con đường Tơ lụa'
NLD: Trung Quốc lại giở trò hiểm
VOA: Trung Quốc đẩy mạnh sáng kiến Con Đường Tơ Lụa trên biển
----------------------------
http://doanhuulong1.blogspot.com/2015/04/uong-to-lua-cua-trung-quoc-gay-hai-ninh.html