Biến cố Myanmar: Tư lệnh quân đội lên tiếng; Trung cộng lên tiếng; TT Biden lên tiếng; Nhật Bản cảnh báo

03 Tháng Hai 20216:44 SA(Xem: 7134)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 03 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image001Ảnh trên: Thống Tướng Min Aung Hlaing (đi giữa). Nguồn Ye Aung Thu/AFP và Bộ tham mưu quân đội Myanmar. Nguồn EPA/Myanmar Times.


Biến cố Myanmar: Tư lệnh quân đội lên tiếng; Trung cộng lên tiếng; TT Biden lên tiếng; Nhật Bản cảnh báo


3/2/2021


(VHO tổng hợp)


 (PLO)- Tướng Min Aung Hlaing nói việc quân đội lên nắm chính quyền là “điều không tránh khỏi” sau nhiều lần đề nghị chính phủ bà Suu Kyi giải quyết cáo buộc gian lận bầu cử.


Tại cuộc họp đầu tiên với nội các mới, Tổng Tư lệnh quân đội kiêm Lãnh đạo Nhà nước Myanmar - tướng Min Aung Hlaing cho biết việc quân đội lên nắm quyền là điều “không tránh khỏi” sau nhiều lần phản đối kết quả bầu cử mà quân đội cho là gian lận nhưng chính phủ dân sự không xử lý, đài Channel News Asia đưa tin hôm 2-2.


image002Tướng Min Aung Hlaing. Ảnh: Ye Aung Thu/AFP


Trong tuyên bố công khai đầu tiên kể sau cuộc chính biến hôm 1-2, Tướng Min Aung Hlaing nói rằng việc tiếp quản quyền lực là “phù hợp với luật pháp” sau khi chính phủ cũ không phản hồi những cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử vào năm ngoái.


“Sau khi Tatmadaw (quân đội Myanmar) đề nghị nhiều lần [cáo buộc gian lận bầu cử], con đường này là không thể tránh khỏi đối với đất nước và đó là lý do chúng tôi chọn cách này. Cho đến khi chính phủ mới được thành lập sau cuộc bầu cử sắp tới, chúng tôi cần phải điều hành đất nước ” - ông Min Aung Hlaing cho hay.


Đồng thời vị tướng này cho biết trong thời gian áp đặt tình trạng khẩn cấp, bầu cử và chống dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu.


Vào hôm 1-2, quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm sau khi bà Aung San Suu Kyi và các nhân vật cấp cao khác của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền bị quân đội bắt giữ trong một cuộc đột kích.


Trong một thông báo, quân đội Myanmar cho biết quyền lực được trao cho tướng Min Aung Hlaing. Ông này sẽ chịu trách nhiệm “lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đồng thời bổ nhiệm tướng Myint Swe lên nắm quyền tổng thống.


Cuộc chính biến tại Myanmar đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ cộng đồng quốc tế.


Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Myanmar nhanh chóng khôi phục nền dân chủ.


“Cộng đồng quốc tế cần chung tiếng nói để thúc ép quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực mà họ đang nắm giữ” - ông Biden cho biết.


Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Liên minh châu Âu và Úc cũng đã lên án cuộc chính biến. Trong khi đó, Trung Quốc kêu gọi các bên “giải quyết bất đồng một cách phù hợp theo hiến pháp và khung pháp lý để bảo đảm sự ổn định chính trị và xã hội”.


Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp khẩn vào hôm 2-2 nhưng vẫn chưa thống nhất được tuyên bố về cuộc chính biến tại Myanmar. VĨNH KHANG


+++++++++++++++++++++++++++


Trung cộng lên tiếng bác bỏ nhúng tay vào đảo chính Myanmar


03/02/2021


TTO - "Với tư cách là quốc gia láng giềng thân thiện với Myanmar, chúng tôi luôn muốn các bên ở Myanmar giải quyết những khác biệt một cách phù hợp", phát ngôn viên Vương Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu quan điểm ngày 3-2-2021.


image003Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân - Ảnh: AFP


Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 3-2, ông Vương Văn Bân nhấn mạnh "mọi giả thuyết về sự liên quan của Trung Quốc đều không đúng". Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc kế đó khẳng định Bắc Kinh luôn mong muốn sự ổn định chính trị và xã hội ở Myanmar.


Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức lên tiếng về những đồn đoán nước này đã nhúng tay vào cuộc đảo chính ngày 1-2 ở Myanmar. Sau cuộc đảo chính, một loạt quan chức trong chính phủ dân sự, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint, đã bị bắt giữ.


Truyền thông Trung Quốc gọi hành động của quân đội Myanmar là "một cuộc cải tổ nội các lớn" và tránh dùng chữ "đảo chính" như phương Tây. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2-2 cũng nêu rõ quan điểm của Bắc Kinh, rằng bất kỳ hành động nào của cộng đồng quốc tế nên "tránh làm leo thang xung đột và làm phức tạp thêm tình hình Myanmar".


Việc Trung Quốc bị nghi ngờ có liên quan cuộc đảo chính xuất phát từ cuộc gặp của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị với Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar - người đứng sau cuộc đảo chính, ngày 1-2.


Trong cuộc gặp, ông Min Aung Hlaing đã than phiền với ông Vương Nghị về các gian lận trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11-2020, đồng thời để ngỏ việc "sẽ làm gì đó về việc này".


Trong một thông cáo sau cuộc gặp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh "Bắc Kinh đánh giá cao việc quân đội Myanmar lấy phục hồi quốc gia làm sứ mệnh của mình", theo Hãng tin Reuters.


Trước khi gặp ông Min Aung Hlaing, ông Vương Nghị đã gặp riêng bà Aung San Suu Kyi. Đây là cách làm quen thuộc của Bắc Kinh nhằm giữ hòa khí với cả quân đội và chính phủ dân sự Myanmar. Hồi tháng 1-2020, trong chuyến thăm Myanmar, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã gặp riêng tướng Min Aung Hlaing và bà Aung San Suu Kyi. BẢO DUY


++++++++++++++++++++++++++++++++


Tổng thống Biden dọa cấm vận Myanmar sau chính biến


Khánh An


02/02/2021 Thanh Niên Online


Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa sẽ cấm vận Myanmar, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau lên tiếng phản đối chính biến ở nước này.


image004Tổng thống Joe Biden tại phòng Bầu dục vào ngày 1.2.2021. AFP


Hãng Reuters ngày 2.2 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden dọa áp đặt các lệnh cấm vận đối với Myanmar sau chính biến dẫn đến việc quân đội nắm quyền kiểm soát đối với chính quyền quốc gia Đông Nam Á này.


Ông Biden lên án việc quân đội kiểm soát chính quyền và bắt giữ Tổng thống Win Myint cùng Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi là “sự công kích trực tiếp vào việc nước này chuyển giao sang nền dân chủ”.


Trong thông cáo, Tổng thống Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế nên cùng nhau có tiếng nói chung đòi quân đội Myanmar lập tức từ bỏ quyền lực đã giành được và thả các quan chức và nhà hoạt động đã bắt giữ.


“Mỹ dỡ các lệnh cấm vận đối với Myanmar trong thập niên qua là dựa trên tiến triển về dân chủ. Việc đảo ngược tiến trình đó sẽ dẫn đến việc xem xét lại ngay vấn đề cấm vận, cùng hạnh động tương thích”, theo thông cáo.


Bên cạnh đó, ông Biden nhấn mạnh rằng Mỹ “lưu ý những ai đứng về phía người dân Myanmar trong giờ phút khó khăn này”.


“Chúng tôi sẽ phối hợp cùng các đối tác trong khu vực và trên thế giới nhằm ủng hộ việc khôi phục lại dân chủ và pháp luật, cũng những khiến những ai đảo ngược quá trình chuyển giao dân chủ tại Myanmar phải chịu trách nhiệm”, ông cho biết.


Tổng thống Biden còn kêu gọi quân đội Myanmar dỡ mọi giới hạn về truyền thông và kiềm chế bạo lực đối với người dân. Một quan chức Mỹ sau đó cho hay Bạch Ốc đã thảo luận cấp cao và chuẩn bị phản ứng “toàn chính phủ”, cũng như tham vấn sát sao với Quốc hội về vấn đề Myanmar.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


Nhật Bản cảnh báo đảo chính ở Miến Điện có thể giúp Trung cộng gia tăng ảnh hưởng


RFI 03/02/2021


image005Ảnh tư liệu chụp ngày 10/12/2019 tại Rangoon, Miến Điện, cho thấy uy tín của bà Aung San Suu Kyi trong công luận rất lớn. Sai Aung Main AFP/Archivos


Minh Anh


Nhật Bản theo dõi chặt chẽ tình hình đảo chính tại Miến Điện. Trong khi đó, Trung Quốc hôm nay 03/02/2021, phủ nhận ủng hộ đảo chính. Hoàn Cầu Thời Báo còn đưa tin Miến Điện chỉ cải tổ nội các.


Trước phản ứng của Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ đe dọa có các biện pháp trừng phạt kinh tế, thứ trưởng bộ Quốc Phòng Nhật Bản, ông Yasuhide Nakayama, được Reuters trích dẫn, cảnh báo rằng những quyết định cứng rắn đó chỉ đẩy « Miến Điện ngày càng xa rời các quốc gia dân chủ tự do về chính trị ». Và mối quan hệ giữa quân đội Miến Điện và Trung Quốc sẽ càng thêm chặt chẽ. Theo Tokyo, « điều đó sẽ gây ra nhiều rủi ro cho an ninh khu vực ».


Ông Nakayama đề xuất Nhật Bản nên thảo luận một chiến lược chung với các đồng minh. Mọi ý định đình chỉ hợp tác giữa Nhật Bản và quân đội Miến Điện đều tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng, làm suy yếu an ninh trong khu vực.


Nhật báo Le Figaro (03/02/2021) lưu ý rằng Nhật Bản luôn duy trì một mối quan hệ đặc biệt với Miến Điện ngay từ những năm 1950. Tokyo vẫn luôn chiếm được cảm tình của người dân và chính quyền dù là dưới thời chế độ quân sự độc tài hay là dân chủ.


Nhật Bản là quốc gia viện trợ lớn, có quan hệ chặt chẽ lâu đời với Miến Điện. Kể từ năm 2014, thông qua các cuộc hội thảo trong nước và các chương trình hợp tác, bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã đào tạo các sĩ quan quân đội Miến Điện về y học dưới nước (underwater medicine), khí tượng hàng không, cứu trợ thảm họa và ngôn ngữ Nhật.


Với một lời lẽ hòa dịu hơn so với các nước phương Tây, chính quyền Tokyo cũng lên tiếng kêu gọi quân đội Miến Điện trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và nhiều thành viên chính phủ dân sự khác, và khôi phục lại nền dân chủ.


Trung Quốc, Nga : Thần hộ mệnh cho quân đội Miến Điện


Lời cảnh báo trên của chính phủ Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh Liên Hiệp Châu Âu dọa sẽ có những biện pháp trừng phạt nếu tình trạng khẩn cấp tại Miến Điện không được dỡ bỏ. Lãnh đạo khối G7 – khối các nước có nền công nghiệp phát triển bày tỏ quan ngại.


Và nhất là trong cuộc họp khẩn hôm qua tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, các nước thành viên không tìm được một tiếng nói chung cho hồ sơ này.


Từ New York, thông tín viên RFI, Carrie Nooten tường thuật buổi họp :


Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rất rõ ràng : Ông Antonio Guterres lên án cuộc đảo chính « phản hiến », đi ngược lại « chọn lựa của người dân qua lá phiếu » và yêu cầu trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện các tù nhân.


Nhưng sau một ngày thương thảo, cuộc họp của Hội Đồng Bảo An đưa ra những cáo buộc không trực diện như thế. Mười lăm nước thành viên đã không đạt được đồng thuận về một tuyên bố chung gởi đến tập đoàn quân sự Miến Điện.


Đúng là rất khó xử lý các hồ sơ Miến Điện ở New York, bởi vì từ sau vụ trấn áp quân sự năm 2017, giới tướng lãnh Miến Điện không có gì phải lo ngại vì được Nga và Trung Quốc bảo vệ.


Cùng lúc, nhiều bộ phận của Liên Hiệp Quốc cũng tìm cách liên hệ với bộ tham mưu quân đội Miến Điện hay với các tù nhân, với nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, tổng thống Win Myint và khoảng 40 thành viên xã hội dân sự bị bắt cùng với họ.


Chưa có kết quả cụ thể cho dù có sự giúp đỡ của khối ASEAN. Đặc phái viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẵn sang tới Miến Điện ngay khi phía quân đội bật đèn xanh.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17174)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23084)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15441)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17205)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15896)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17831)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 19992)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20287)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71104)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23214)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17444)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16109)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18529)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 15088)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 14944)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26575)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16312)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17936)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15578)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th