Ba Đầu: Chiến thuật “Tụ” và “Tỏa” thu hút, chia cắt Liên quân?

16 Tháng Tư 20218:25 SA(Xem: 7021)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 16 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIENDONG WAR (P.10)


Ba Đầu: Chiến thuật “Tụ” và “Tỏa” thu hút, chia cắt Liên quân?

image002

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online-California

16/4/2021

(Bài 10 tiếp bài 9)


Giang hồ mãn địa nhất ngư ông

Núi đó ai đây bể đó ai?

(Phan Bội Châu 1929)


image003Ảnh trên: Hàng trăm “Trung đội đặc công biển – Navy Commando Platoons” “Tỏa” ra trên vùng biển rộng lớn. Ảnh dưới: Lính hải quân Philippines bơi thuyền máy áp sát tàu Dân quân biển Trung cộng (ct: cứ như cảm tử quân làm mồi lửa cho nổ bùng trận chiến trong lúc Dân quân biển im lìm). Nguồn ảnh Reuters


Rốt cuộc, chưa thấy có trận đá “giao hữu” hay màn ‘giao đấu pháo hạm”, hay người lính nào hy sinh ở đá Ba Đầu.


Những “Trung đội đặc công biển” (Navy Commando Platoons) đã thực hiện chiến thuật “Tụ” và “Tỏa” một cách nhanh chóng. (như chúng tôi đã trình bày trong bài trước (P.9).


Về mặt thiết kế, các kiến trúc sư Bắc Kinh đã chế ra loại tàu nhìn bề ngoài trông như loại tàu đánh bắt cá loại lớn ở đại dương xa bờ, chúng có khả năng bám biển dài ngày, nhẹ và ít quân hơn so với chiến hạm, tốc độ nhanh, chống được sóng bão lớn. Philippines nghi ngờ và nói rằng đó là tàu “Dân quân biển” có võ trang.


“Dân quân biển” được thiết kế ra sao? Nó không phải là loại tàu cá nhỏ như các con tàu đã bao vây Thám thính hạm USNS Impeccable cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110km ngày 8 tháng 3 năm 2009.


image004Ảnh tài liệu: Loại tàu cá Dân quân biển của Trung cộng như ảnh trên dường như đã quá cũ rồi.


image005Tàu cá “Dân quân biển” treo cờ Trung cộng bao vây thám thính hạm USNS Impeccable (T-AGOS-23) cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110km ngày 08/3/2009.


image006Two Chinese trawlers stop directly in front of the Impeccable, forcing the ship to conduct an emergency "all stop" in order to avoid collision.


Theo cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon, các tàu Dân quân biển của Trung Quốc rất lớn, vỏ thép, chiều dài từ 30 - 100 mét. Chúng nằm dàn hàng với nhau, chiếu đèn công suất lớn vào ban đêm nhưng không di chuyển.


Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố: sự hiện diện liên tục của lực lượng dân quân biển Trung Quốc trong khu vực cho thấy ý định muốn chiếm đóng thêm các địa điểm ở Biển Tây Philippines”.


Với thiết kế của những con tàu “Dân quân biển” và ý đồ của chúng như hai quan chức Philippines cho biết, những con tàu Trung cộng nằm dàn hàng với nhau, xích sát lại với nhau, để làm gì? Có phải là kỹ năng chống tròng trành, say sóng hay chiến thuật tân kỳ của Bắc Kinh đối phó với Liên quân hạm đội Mỹ-Phi?


(thêm): hành động này khiến người ta nhớ lại trận hỏa công Xích Bích diễn ra trên sông Trường Giang năm 208-thế kỷ 3 giữa Liên quân Tôn-Quyền chỉ huy là Đại Đô đốc Chu Du đại chiến với hạm đội hùng hậu của Ngụy Vương Tào Tháo. Quân đội Tào Tháo vốn là đội quân phương Bắc không quen với thủy chiến, để tránh say sóng và tròng trành, Tháo ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau. Kế này do tướng gián điệp Bàng Thống và Hoàng Cái của Lưu Bị-Gia Cát Lượng bày mưu. Trận Xích Bích kết thúc với chiến thắng quyết định của phe Tôn-Lưu trước đội quân đông đảo hơn của Tào Tháo).


Trong lúc Bắc Kinh dàn “sư đoàn 220 đặc công biển” ở đá Ba Đầu, mẫu hạm Liêu Ninh từ hướng bắc tiến vào Biển Đông, Hoa Thịnh Đốn di hành mẫu hạm USS Roosevelt từ eo Malacca hướng nam tiến vào Biển Đông, nhiều chuyên gia lo sợ sắp có trận “hỏa công Xích Bích” diễn ra ở vùng biển – đá Ba Đầu”. Nhưng nó chưa xẩy ra.


“Tụ” và “Tỏa”: thu hút và chia cắt


Ngày 11/4/2021, Manila thông báo và công bố có tới 261 tàu cá nghi ngờ có vũ trang và tàu chiến hải quân Trung Quốc hiện diện nhiều đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa.


Ngày 13/4/2021, theo thông báo từ lực lượng đặc nhiệm ở bộ tư lệnh miền tây Philippines (Palawan), có 136 tàu dân quân biển Trung Quốc đậu quanh đá/căn cứ hỏa lực Ga Ven Trung cộng (thuộc cụm Nam Yết), 65 tàu dân quân biển Trung cộng đậu quanh đá Ken Nan (thuộc cụm Sinh Tồn).


Ngoài ra còn một số lượng tàu được nhìn thấy xuất hiện gần bảy thực thể đảo đá khác ở Trường Sa.


Lực lượng đặc nhiệm này cũng cho biết có 10 tàu dân quân biển Trung Quốc – mỗi chiếc dàì cỡ 60m – xuất hiện xung quanh Bãi cạn Scarborough. Trong vùng phụ cận này còn có hai tàu chiến của Hải quân Trung Quốc và ba tàu hải cảnh Trung Quốc.


Ở vùng biển quanh đảo Thị Tứ có sự xuất hiện của hai tàu hải cảnh Trung Quốc. (theo PLO 15/4/2021)


Với con số tàu Dân quân biển được phát hiện như trên, nó đã vượt qua con số 220 tàu ban đầu “Tụ” ở đá Ba Đầu. Nhưng lần này nó không “Tụ” nữa mà “Tỏa” ra một cách nhanh chóng như nan quạt.


Chúng “Tỏa” ra để chiếm đóng thêm các thực thể ở biển Tây Philippines, hay sẵn sàng tác chiến bảo vệ - phòng thủ các vị trí Trung cộng đã và đang chiếm đóng, hay còn có mục đích nào khác?


Tuy nhiên, trước mắt, chiến thuật điều binh của Bắc Kinh đã tạo ra sự thu hút và chia cắt Liên quân Mỹ-Phi thành nhiều mảnh trên chiến trường rộng lớn, bao phủ từ cụm Sinh Tồn (Ba Đầu) tới cụm Nam Yết (Ga Ven) tới đảo Thị Tứ, tới bãi cạn Scarborough và có thể tới căn cứ Vành Khăn chỉ cách Bộ tư lệnh miền tây Princesa-Palawan 130 hải lý.


Bức ảnh dưới đây cho thấy người (hoặc máy) chụp có thể từ trên không cụm Sinh tồn chụp về hướng căn cứ hỏa lực Ga Ven-Trung cộng. Hàng chục Trung đội đặc công biển “Navy Commando Platoons” “Tụ” ở Ba Đầu đã “Tỏa” ra khắp khu vực biển quanh GaVen dường như để bảo vệ căn cứ này. Khoảng cách từ căn cứ Ga Ven đến cụm Sinh Tồn khoảng 34 hải lý (63km).


image007image008Bức ảnh cho thấy người (hoặc máy) chụp có thể từ trên không cụm Sinh tồn chụp về hướng căn cứ Ga Ven. Hàng chục Trung đội đặc công biển “Navy Commando Platoons” đã “Tỏa” ra khắp khu vực rộng lớn ở gần đá/căn cứ hỏa lực GaVen. Khoảng cách từ căn cứ Ga Ven đến cụm Sinh Tồn khoảng 34 hải lý (63km).


Vị trí và khoảng cách

image009

Nếu lấy đá Ba Đầu làm trung tâm, vị trí và khoảng cách tới các đảo đá (khoảng cách này không bảo đảm sự chính xác do nhiều nguồn tin khác nhau):


Từ cụm Sinh Tồn (Ba Đầu) tới căn cứ hỏa lực Ga Ven đến khoảng 34 hải lý (63km).


Từ Ba Đầu tới căn cứ hỏa lực Vành Khăn khoảng 112km, cách thị trấn Bataraza ở tỉnh Palawan, miền Tây Philippines, khoảng 175 hải lý (324 km) về phía tây.


Từ Gạc Ma tới Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn cách nhau 32 hải lý (khoảng 55km); với tốc độ hiện nay của chiến hạm, chỉ 1 tiếng là chiến hạm ở Gạc Ma sẽ tới Ba Đầu. Tổng cộng diện tích Cụm Sinh Tồn khoảng 461 cây số vuông (178 dặm vuông).


Từ Ba Đầu tới Palawan 120 hải lý (230km - con số này khá nghi ngờ).


image010image011Hai bản đồ trên: Vị trí cụm Sinh Tồn (đá Ba Đầu) và các đảo đá chung quanh. Văn Hóa Online Map


image012Vị trí đá Ba Đầu tới Bộ tư lệnh miền tây Palawan. Văn Hóa Online Map


Hỏa điểm nào sẽ nổ ra “trận Xích Bích” ở mặt trận biển tây Philippines? Chúng ta lại chờ xem.


Lý Kiến Trúc

16/4/2021
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14934)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17199)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16643)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14990)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13139)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15774)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15969)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14937)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24790)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17683)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17955)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.