Ba Đầu: Chiến thuật “Tụ” và “Tỏa” thu hút, chia cắt Liên quân?

16 Tháng Tư 20218:25 SA(Xem: 6998)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 16 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIENDONG WAR (P.10)


Ba Đầu: Chiến thuật “Tụ” và “Tỏa” thu hút, chia cắt Liên quân?

image002

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online-California

16/4/2021

(Bài 10 tiếp bài 9)


Giang hồ mãn địa nhất ngư ông

Núi đó ai đây bể đó ai?

(Phan Bội Châu 1929)


image003Ảnh trên: Hàng trăm “Trung đội đặc công biển – Navy Commando Platoons” “Tỏa” ra trên vùng biển rộng lớn. Ảnh dưới: Lính hải quân Philippines bơi thuyền máy áp sát tàu Dân quân biển Trung cộng (ct: cứ như cảm tử quân làm mồi lửa cho nổ bùng trận chiến trong lúc Dân quân biển im lìm). Nguồn ảnh Reuters


Rốt cuộc, chưa thấy có trận đá “giao hữu” hay màn ‘giao đấu pháo hạm”, hay người lính nào hy sinh ở đá Ba Đầu.


Những “Trung đội đặc công biển” (Navy Commando Platoons) đã thực hiện chiến thuật “Tụ” và “Tỏa” một cách nhanh chóng. (như chúng tôi đã trình bày trong bài trước (P.9).


Về mặt thiết kế, các kiến trúc sư Bắc Kinh đã chế ra loại tàu nhìn bề ngoài trông như loại tàu đánh bắt cá loại lớn ở đại dương xa bờ, chúng có khả năng bám biển dài ngày, nhẹ và ít quân hơn so với chiến hạm, tốc độ nhanh, chống được sóng bão lớn. Philippines nghi ngờ và nói rằng đó là tàu “Dân quân biển” có võ trang.


“Dân quân biển” được thiết kế ra sao? Nó không phải là loại tàu cá nhỏ như các con tàu đã bao vây Thám thính hạm USNS Impeccable cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110km ngày 8 tháng 3 năm 2009.


image004Ảnh tài liệu: Loại tàu cá Dân quân biển của Trung cộng như ảnh trên dường như đã quá cũ rồi.


image005Tàu cá “Dân quân biển” treo cờ Trung cộng bao vây thám thính hạm USNS Impeccable (T-AGOS-23) cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110km ngày 08/3/2009.


image006Two Chinese trawlers stop directly in front of the Impeccable, forcing the ship to conduct an emergency "all stop" in order to avoid collision.


Theo cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon, các tàu Dân quân biển của Trung Quốc rất lớn, vỏ thép, chiều dài từ 30 - 100 mét. Chúng nằm dàn hàng với nhau, chiếu đèn công suất lớn vào ban đêm nhưng không di chuyển.


Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố: sự hiện diện liên tục của lực lượng dân quân biển Trung Quốc trong khu vực cho thấy ý định muốn chiếm đóng thêm các địa điểm ở Biển Tây Philippines”.


Với thiết kế của những con tàu “Dân quân biển” và ý đồ của chúng như hai quan chức Philippines cho biết, những con tàu Trung cộng nằm dàn hàng với nhau, xích sát lại với nhau, để làm gì? Có phải là kỹ năng chống tròng trành, say sóng hay chiến thuật tân kỳ của Bắc Kinh đối phó với Liên quân hạm đội Mỹ-Phi?


(thêm): hành động này khiến người ta nhớ lại trận hỏa công Xích Bích diễn ra trên sông Trường Giang năm 208-thế kỷ 3 giữa Liên quân Tôn-Quyền chỉ huy là Đại Đô đốc Chu Du đại chiến với hạm đội hùng hậu của Ngụy Vương Tào Tháo. Quân đội Tào Tháo vốn là đội quân phương Bắc không quen với thủy chiến, để tránh say sóng và tròng trành, Tháo ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau. Kế này do tướng gián điệp Bàng Thống và Hoàng Cái của Lưu Bị-Gia Cát Lượng bày mưu. Trận Xích Bích kết thúc với chiến thắng quyết định của phe Tôn-Lưu trước đội quân đông đảo hơn của Tào Tháo).


Trong lúc Bắc Kinh dàn “sư đoàn 220 đặc công biển” ở đá Ba Đầu, mẫu hạm Liêu Ninh từ hướng bắc tiến vào Biển Đông, Hoa Thịnh Đốn di hành mẫu hạm USS Roosevelt từ eo Malacca hướng nam tiến vào Biển Đông, nhiều chuyên gia lo sợ sắp có trận “hỏa công Xích Bích” diễn ra ở vùng biển – đá Ba Đầu”. Nhưng nó chưa xẩy ra.


“Tụ” và “Tỏa”: thu hút và chia cắt


Ngày 11/4/2021, Manila thông báo và công bố có tới 261 tàu cá nghi ngờ có vũ trang và tàu chiến hải quân Trung Quốc hiện diện nhiều đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa.


Ngày 13/4/2021, theo thông báo từ lực lượng đặc nhiệm ở bộ tư lệnh miền tây Philippines (Palawan), có 136 tàu dân quân biển Trung Quốc đậu quanh đá/căn cứ hỏa lực Ga Ven Trung cộng (thuộc cụm Nam Yết), 65 tàu dân quân biển Trung cộng đậu quanh đá Ken Nan (thuộc cụm Sinh Tồn).


Ngoài ra còn một số lượng tàu được nhìn thấy xuất hiện gần bảy thực thể đảo đá khác ở Trường Sa.


Lực lượng đặc nhiệm này cũng cho biết có 10 tàu dân quân biển Trung Quốc – mỗi chiếc dàì cỡ 60m – xuất hiện xung quanh Bãi cạn Scarborough. Trong vùng phụ cận này còn có hai tàu chiến của Hải quân Trung Quốc và ba tàu hải cảnh Trung Quốc.


Ở vùng biển quanh đảo Thị Tứ có sự xuất hiện của hai tàu hải cảnh Trung Quốc. (theo PLO 15/4/2021)


Với con số tàu Dân quân biển được phát hiện như trên, nó đã vượt qua con số 220 tàu ban đầu “Tụ” ở đá Ba Đầu. Nhưng lần này nó không “Tụ” nữa mà “Tỏa” ra một cách nhanh chóng như nan quạt.


Chúng “Tỏa” ra để chiếm đóng thêm các thực thể ở biển Tây Philippines, hay sẵn sàng tác chiến bảo vệ - phòng thủ các vị trí Trung cộng đã và đang chiếm đóng, hay còn có mục đích nào khác?


Tuy nhiên, trước mắt, chiến thuật điều binh của Bắc Kinh đã tạo ra sự thu hút và chia cắt Liên quân Mỹ-Phi thành nhiều mảnh trên chiến trường rộng lớn, bao phủ từ cụm Sinh Tồn (Ba Đầu) tới cụm Nam Yết (Ga Ven) tới đảo Thị Tứ, tới bãi cạn Scarborough và có thể tới căn cứ Vành Khăn chỉ cách Bộ tư lệnh miền tây Princesa-Palawan 130 hải lý.


Bức ảnh dưới đây cho thấy người (hoặc máy) chụp có thể từ trên không cụm Sinh tồn chụp về hướng căn cứ hỏa lực Ga Ven-Trung cộng. Hàng chục Trung đội đặc công biển “Navy Commando Platoons” “Tụ” ở Ba Đầu đã “Tỏa” ra khắp khu vực biển quanh GaVen dường như để bảo vệ căn cứ này. Khoảng cách từ căn cứ Ga Ven đến cụm Sinh Tồn khoảng 34 hải lý (63km).


image007image008Bức ảnh cho thấy người (hoặc máy) chụp có thể từ trên không cụm Sinh tồn chụp về hướng căn cứ Ga Ven. Hàng chục Trung đội đặc công biển “Navy Commando Platoons” đã “Tỏa” ra khắp khu vực rộng lớn ở gần đá/căn cứ hỏa lực GaVen. Khoảng cách từ căn cứ Ga Ven đến cụm Sinh Tồn khoảng 34 hải lý (63km).


Vị trí và khoảng cách

image009

Nếu lấy đá Ba Đầu làm trung tâm, vị trí và khoảng cách tới các đảo đá (khoảng cách này không bảo đảm sự chính xác do nhiều nguồn tin khác nhau):


Từ cụm Sinh Tồn (Ba Đầu) tới căn cứ hỏa lực Ga Ven đến khoảng 34 hải lý (63km).


Từ Ba Đầu tới căn cứ hỏa lực Vành Khăn khoảng 112km, cách thị trấn Bataraza ở tỉnh Palawan, miền Tây Philippines, khoảng 175 hải lý (324 km) về phía tây.


Từ Gạc Ma tới Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn cách nhau 32 hải lý (khoảng 55km); với tốc độ hiện nay của chiến hạm, chỉ 1 tiếng là chiến hạm ở Gạc Ma sẽ tới Ba Đầu. Tổng cộng diện tích Cụm Sinh Tồn khoảng 461 cây số vuông (178 dặm vuông).


Từ Ba Đầu tới Palawan 120 hải lý (230km - con số này khá nghi ngờ).


image010image011Hai bản đồ trên: Vị trí cụm Sinh Tồn (đá Ba Đầu) và các đảo đá chung quanh. Văn Hóa Online Map


image012Vị trí đá Ba Đầu tới Bộ tư lệnh miền tây Palawan. Văn Hóa Online Map


Hỏa điểm nào sẽ nổ ra “trận Xích Bích” ở mặt trận biển tây Philippines? Chúng ta lại chờ xem.


Lý Kiến Trúc

16/4/2021
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17799)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16509)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15962)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15281)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15787)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13619)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15551)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18254)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15780)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16312)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16316)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17570)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21500)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14920)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13588)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20539)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16683)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13118)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".