Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm trả lời phỏng vấn của báo Văn Hóa

10 Tháng Tư 201611:59 CH(Xem: 15751)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  THU HAI 11  APRIL 2016

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm trả lời phỏng vấn của báo Văn Hóa

Kỳ 1

Untitled

Gs Nguyễn Thanh Liêm

Lời tòa soạn: - Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn  - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".

Có thể nói không quá đáng, Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm là một cuốn sách khá "đồ sộ" kết tụ hầu hết những bài chọn lọc về "Nghiên cứu và bình luận liên hệ tới Giáo Dục, Văn Hoá, Chính Trị, Tôn Giáo, Danh Nhân" , . . . ở Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm.

Lời tựa của Ts Trần Huy Bích viết rằng: " đưa đi in khi đã trên 80 "Văn chương chi sự, thốn tâm thiên cổ". Câu chuyện văn chương, tư tưởng, vẫn là tấc lòng gởi lại muôn đời.

Giáo sư Tiến sĩ  Nguyễn Thanh Liêm năm nay đã ngoài 80 tuổi; ông là người gốc Nam Bộ. Tuyển tập của ông ghi chép lại những khảo cứu và kinh nghiệm của một thế hệ từng trải qua bao thăng trầm từ trong nước ra tới hải ngoại; thiết npghĩ, âu cũng tâm tình tích lũy của một "Ông Thầy" đã nhìn thấy những gì cần để lại và những gì phải bỏ đi. Từ một nhà Giáo dục, ông bước sang vòm trời nghiên cứu của một học giả để lại "gia tài" cho thế hệ mai sau.

Sách dầy 578 trang, 7 chương lớn và 49 tiểu mục.

Đặc biệt, trong chương III viết về Đồng Nai Cửu Long mục 14: Tìm hiểu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long từ trang 149 - 183; chương này tuy viết trước đây nhưng  nghiên cứu của tác giả gần như đáp ứng được tính thời sự cho những ai quan tâm đến tình trạng đồng bằng sông Cửu Long và nạn " thiên tai hay nhân tai" đang diễn ra hiện nay ở Nam Bộ.  

Tuyển tập bao gồm nhiều vấn đề lớn, với sự đồng ý của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, chúng tôi thu gọn ít lời phỏng vấn qua điện thư do sức khỏe Gs không cho phép. (Kỳ 1).

Kính mời quý bạn đọc theo dõi:  

 image047

LKT: - Thưa Giáo sư, khi viết về chương Đồng Nai Cửu Long, Giáo sư có đưa ra thuyết "Dân đi trước, chánh quyền đi sau"; phải chăng đó là đường lối chánh trị của các Chúa Nguyễn đàng trên bước đường bành trướng về phương Nam? Thuyết này có tương hợp với tình trạng người Hoa đang sống lẫn lộn với người Việt trên các miền đất nước?

GS Nguyễn Thanh Liêm: Theo đúng nguyên tắc sưu tầm nghiên cứu thì không nên có một tiền định trước khi bắt đầu việc nghiên cứu. Tiền định khiến có thể làm sai lạc việc nghiên cứu, gây việc thiếu tư cách vô tư. Phải mô tả, trình bày sự kiện đầy đủ, rồi sau đó mới vận dụng tất cả tài liệu để cắt nghĩa sự kiện. Sự kiện ở đây là sự hiện diện của người Việt Nam ở vùng Dồng Nai Cửu Long. Lúc nào? ở đâu? bao nhiêu? Thành phần nào? hoạt động gì? v.v…. Sau đó tìm nguyên nhân di chuyển từ quê hương đi tới vùng đất mới.  Có thể vì nhu cầu: đất nghèo dân đói phải đi kíếm cách sinh nhai ở  chổ khác (giữa Khmer và Việt Nam-Chàm), khi chổ mới là đất phì nhiêu mênh mông không người ở (bài của Châu Đạt Quan, đất Đồng Tháp, vùng đồng bằng Cửu Long), có thể bà con, bạn bề rủ rê đi tìm kinh tế mới (Bà Rịa), có thể bị di tản chính trị (người Tàu : Trầnh Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu), với ít nhiều khuyến khích và can thiệp của chính quyền (Nhà Nguyễn ở Đàng Trong). Có đánh giặc, dành dân (Kmher) chiếm đất không?  Yếu tố nào quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất? Không biết chắc vì việc đã qua, không cò chứng kiến và đo lường được. Chỉ có thể là dân chúng đã có mặt đã có một cộng đồng sơ khởi, một nhóm nhỏ xã hội, rồi sau đó chánh phủ (Nhà Nguyễn của Đàng Trong) tới nơi thiết lập chánh quyền, không do xâm lăng, mà do Nhà Vua Cao Miên dâng hiến đất.

Có chăng đường lối chính trị của Chúa Nguyễn? Chắc là có, nhưng mà trước hay sau? nhiều hay ít?

LKT - Có một nhà nghiên cứu đưa ra câu hỏi: Dân Việt "Nam tiến" đây là dân nào? Xin Gs cho biết ý kiến?

GS Nguyễn Thanh Liêm: Hầu hết là dân Việt Nam vùng Ngũ Quảng (Quang Bình, Quảng Tri, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thuận Hoá), và một số khá lớn là người Miền Nam Trung Hoa (như Quảng Tây, Quảng Đông). Trước có thể là vùng trái độn giữa Khmer và Việt Nam (khoảng Phan Rang –Phan Thiết Lâm Đồng, Tây Ninh, với Biên Hoà, Bình Dương, khoảng số nhỏ người Thiểu Số -người Mạ và người Xtieng) và Bà Rịa. Dần dần lan rộng đến Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Déc, Long Xuyên, Châu Đốc v.v… Từ lúc hoàng hậu Sam Đát ( Công Chúa Ngọc Vạn) người Việt vào Chân Lạp nhiều hơn (bắt đầu có liên hệ triều đình Miên Việt). 

LKT: - Những nhận xét về ranh giới địa phận nước Việt xứ Đàng Trong tiến dần về phương Nam, nếu kể từ sông Gianh kéo xuống Bình Thuận (tức là Phan Rang) rồi kéo xuống Mỏ Xoài (tức là Bà Rịa) rồi xuống Cà Mau, Châu Đốc; Gs dường như ít đề cập tới lịch sử dân tộc Kampuchia Krome trong thời kỳ "Nam tiến" và vì sao gần đây có phong trào dân Kampuchia Krome lên tiếng đòi đất?  

GS Nguyễn Thanh Liêm: Trước thế kỷ 16, triều đình Cao Miên (Chân Lạp) đất rộng mênh mông. Thật sự không thành một quốc gia chặt chẽ, mà là gần như một mandala, không có giới tuyến rõ ràng, không có dân chúng cư chú ở xa xơi, không có chính quyền kiểm soát. Chỉ có nhà vua ở vùng Nam Vang và Longchamp . . . Triều đình Miên thu gọn vào vùng Thượng hay Lục Chân Lạp chớ không để ý gì vùng Thủy Chân Lạp (Đồng bằng Sông Cửu Long). Vua Miên thường bị đe doạ, bắt nạt bởi Xiêm La, Miến Điện. Có lúc vua Miên phải làm thân với Việt Nam, mới nổi lên (của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong) để giúp vua Miên chống trả Xiêm la. Vùng Thủy  hân Lạp (Đồng bằng Sông Cửu Long) là vùng đất rộng mêng mông, không người ở, không có sinh hoạt gì để giúp tác giả sưu tầm nghiên cứu.  Chỉ có ở chỗ của Nhà Vua với triều đình mới có sinh hoạt đáng chú ý về lịch sử.

            Về lý do chính trị và xã hội, một số vận động đòi hỏi lấy lại vùng đất Tủy Chân Lạp cho Miên. Một số chính trị gia Cam Bốt chủ trương lấy lại vùng đất đã bị người Việt chiếm giữ. Thật ra thì đây là vùng đất hoang vu, không người khai thác, và không bị chiếm đóng mà là được nhà Vua hiến tặng.  

LKT: - Thưa Gs, những nghiên cứu của Gs về khu vực vùng Đồng Nai - Cửu Long  (ĐNCL) hầu như nghiêng về lãnh vực Địa lý - Nhân văn; riêng về vấn đề môi trường, Gs có cho rằng hàng triệu năm trước, môi trường thiên nhiên là yếu tố hàng đầu đã "bão hòa", điều hòa hệ thống sông ngòi kênh rạch việc tạo dựng "miền đất hứa của trời" để dành cho con người vùng ĐNCL, nhưng hiện nay "Thiên tai" đang làm biến dạng, rồi mai đây "thiên tai" nó cứ tiếp tục, Nam kỳ Lục tỉnh sẽ như thế nào?

GS Nguyễn Thanh Liêm: Khi tìm hiểu về Đồng Nai Cửu Long, tôi chỉ nghĩ đến vùng đất nầy lúc bắt đầu khi có sự có mặt của người Việt Nam. Đó là vùng Đồng Nai Cửu Long của người dân Việt có thể là thế kỷ 16. Trước đó, chúng tôi có đề cập đó một cách sơ qua về Phù Nam, Ốc Eo, và Miên.

Nhiều lớn là gần một ngàn năm trước. Có những lần, mực nước Sông Cửu Long dâng lên rất cao, người dân phải di tản ở chổ khác. Có thể Phù Nam đã phải chịu cảnh nguy hiểm nên tránh đi rồi sau đó khi mực sông Cửu Long xuống thấp lại và người dân Cam Bốt mới tràn vào Chân Lạp. Đó chỉ là một giả thuyết, chưa có thề chứng minh được.

Dù sao thì đến thế kỷ 16, khi dân Việt bắt đầu vào Chân Lạp, thì Đồng bằng Sông Cửu Long đã được định hình. Tất cả môi trường, địa lý của cả vùng Đông Nai Cửu Long đã được vững yên. Trời cao chiềìu lòng người, vùng đất nầy rất đắc địa cho người Việt Nam, về địa lý cũng như về chính trị. Con Sông, dòng nướt ngọt, phù sa đầy đủ, gió mùa mưa thuận lợi, cây trái xanh tươi, cá tôm tràn ngập, người Việt Nam nam tiến vô cùng thuận lợi.

Nhưng Trời làm vẫn có thể bị thay đổi bởi con người. Làm cho cả một dòng sông mênh mông, dài mấy ngàn km phải cạn kiệt, làm cả môi trường thay đổi đến chết người chỉ vì việc làm của con người, vì Trung Cộng. Chúng ta không nghĩ ra được việc rút lấy nước của cả một dòng sông mêng mông dài đăng đẳng của Mê Kông (Cửu Long)? Trời sinh ra môi trường tốt, Con Người sinh ra môi trường để làm sống một số người để làm chết những người khác.

LKT: - Giáo sư có để ý tới "Thiên tai" tại ngoại và "Nhân tai" nội tại bắt nguồn từ việc thực hiện các chính sách sai lầm trong việc "xử lý" đồng bằng sông Cửu Long vì thế mới dẫn đến hậu quả "thiếu nước ngọt" và "mất lũ"?

GS Nguyễn Thanh Liêm:Trước khi con đập của Tàu dựng lên thì sông Mê Kông (Cửu Long), vào mùa mưa, tràn ngập nước ngọt đến gần cửa biển, chỉ vào lúc gió chướng (mùa khô, mùa đông) mới có xuất hiện nước mặn. Vùng Mỹ Tho vào mùa khô, có gió chướng, thì có nước lơ lớ (nữa mặn, nữa ngọt, ở đây có thề trồng dừa mà không trồng xoài riêng được). Vào mùa mưa, nước ngọt ngoài nước sông còn có nước mưa. Các nhà dư giả thường chứa nước mưa để uống. (dĩ nhiên là không có để chứa nước mưa nhiều để thay thế nước sông).

Trung Cộng gây ra tai nạn, giết hại người dân Việt Nam ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trung Cộng không thương tiếc, không nghĩ gì đến con người bị chúng nó loại vào loại xấu số. Năn nĩ ỷ ôi cũng vô ích mà thôi. Sự mất đắc dĩ xả đập gọi là để cứu hạ nguồn Sông Mê Kông chỉ là một cách nói ngoại giao thôi.

Đồng bằng Sông Cửu Long cần có nước ngọt. Có mưa nhiều không? Có chứa nước ngọt được không? Thay đổi cách trồng trọt cho thích hợp được không (Vùng Gò Công, Trà Vinh vẫn có thể trồng một thứ cây trái). Bớt nông nghiệp để dần dần chuyển nếp sống.

LKT: - Thưa Giáo sư có một câu hỏi có nhiều người ưu tư: Xã hội sinh ra con người hay con người sinh ra xã hội? Một hệ thống Văn Hóa khác du nhập vào một xã hội có làm thay đổi bản chất truyền thống và hiện trạng của xã hội đó hay không? Nơi trang 183, dòng 3, Gs đã viết: "Văn Hóa làm nên con người bởi khi sinh ra trong xã hội văn hóa nào thì con người sẽ được xã hội hóa (socialized) vào trong xã hội, văn hóa đó. Xin giáo sư cho biết ý kiến về miền đất và con người Đồng Nai - Cửu Long hiện nay ra sao?

GS Nguyễn Thanh Liêm: Có thể có một con người có mặt trước con người được sao? Con người chỉ có thể được ra đời với hai người, là cha mẹ. Cha mẹ là một đơn vị nhỏ nhất của xã hội. Trên thực tế con người khi lọt lòng mẹ, đã có mặt trong xã hội rồi.

Có xã hội loài người là văn hoá. Con người phải học văn hoá đó để sống. Xã hội hoá là tiến trình học hỏi (cha mẹ/gia đình, học đường, trường đời) để có văn hoá và sống còn. Thành ra đại đa số chịu ảnh hưởng của xã hội, sống theo xã hội. Nhưng một số rất ít có thể phản ứng khác hơn những gì đã có (trong văn hoá). Có thể những người đó sẽ làm cách mạng, hay làm loạn. (Sửa đổi lối sống, sửa đổi giá trị trong con xã hội, kỷ cương thay đổi, v.v…). Họ có thể dựng lại một nền văn hoá mới. Từ đó có thể nói là con người làm nên văn hoá. Cho nên văn hoá ảnh hưởng đến con người, nhưng con người cũng có thể đến văn hoá vậy.

Lịch sử loài người có thể chứng minh việc đó.

LKT: Thưa Gs, có lần tôi đi lễ miễu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, bản thân lên tận đỉnh núi Sam chiêm ngưỡng tảng đá bằng phẳng nơi Bà Chúa Xứ ngồi nhìn về phương Bắc cố đô Huế, bổn báo có lân la hỏi chuyện dân bản địa về tung tích Bà Chúa Xứ, vào đền thờ Bà không được chụp hình, nhưng ngắm linh tượng Bà khuôn mặt có nước da ngăm ngăm (người Nam gọi là da bánh mật); phải chăng "huyền thoại" Hoàng hậu Sam Đát (trang 155 dòng 3) chính là Công chúa Ngọc Vạn đã "Miên hóa" để "lấy đất" cho nước Việt, mà người dân khai hoang Nam bộ tôn thờ Công chúa Ngọc Vạn vì húy kỵ nên gọi chệch đi là Bà Chúa Xứ?

GS Nguyễn Thanh Liêm: Rất có thể. Dân chúng sùng bái. Rất có thể dân chúng transfer ra. Bà là người yêu nước thương dân. Người rất có công đối với người dân Việt (thời đó). Người luôn luôn hướng về quê hương xứ sở./           

 Kính mời quý bạn đọc xem tiếp cuộc phỏng vấn trong số báo tới. (VH)

19 Tháng Tư 2016(Xem: 15923)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15254)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15749)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13586)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15509)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18207)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16283)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16299)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17534)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21463)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14886)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13568)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20515)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16659)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13093)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13572)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14094)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14644)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".