Chuyện Sói và Cừu

04 Tháng Tư 201611:09 CH(Xem: 16283)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04 APRIL 2016

Chuyện Sói và Cừu

Xuân Dương

05/04/16

 

image003

(GDVN) - Thảm họa nhân đạo đã và đang diễn ra khắp thế giới khiến loài người hiểu rằng, dẫu có là “sói văn minh” thì chúng vẫn là loài ăn thịt.

Sau thế chiến 2, người đứng đầu ba quốc gia Liên Xô, Mỹ, Anh gặp nhau tại Yalta (phía nam Ukraine) đàm phán về phạm vi ảnh hưởng và phân chia quyền lợi, tại hội nghị này ba vị nguyên thủ cũng thống nhất  thành lập tổ chức quốc tế giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới. 

Đến giữa năm 1945 đại diện của 50 quốc gia đã họp tại San Francisco, Hoa Kỳ thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập với  6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên Hiệp Quốc. 

Trong 6 cơ quan đó, Hội đồng Bảo An với 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc) giữ vai trò quyết định. 

Lời tuyên ngôn trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc: "Chúng tôi, những dân tộc của Liên Hợp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh..." đã khiến không ít người ngây thơ tin rằng nhờ Liên Hiệp Quốc, những cuộc chiến tranh trên thế giới sẽ lùi vào dĩ vãng, nhân loại sẽ sống trong hòa bình hữu nghị.

image001

Đã là sói thì chẳng bao giờ chúng từ bỏ lối săn mồi theo bầy (Ảnh chụp màn hình)

 Từ ngày thành lập, sứ mạng “cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh” của Liên Hiệp Quốc dường như vẫn chỉ là viễn cảnh quá xa vời.

Bảy mươi năm qua, chiến tranh vẫn tàn phá thế giới, vẫn cướp đi sinh mạng hàng triệu người vô tội, điều trớ trêu là chính năm nước thành viên thường tực Hội đồng Bảo An lại là những nước phát động hoặc tham chiến nhiều nhất bên ngoài lãnh thổ quốc gia. 

Quân đội Mỹ khơi mào hầu hết các cuộc chiến ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi; quân đội Anh, Pháp có mặt trong liên quân đánh phá Nam Tư, Iraq, Libya, Syria; Quân Trung Quốc tham chiến ở Triều Tiên, phát động chiến tranh với Nga, Ấn Độ, Việt Nam; Quân đội Nga tham chiến ở Syria, Gruzia…

Điều tệ hại là trong con mắt không ít chính khách, các quốc gia nhỏ chỉ là “bầy cừu” cho “đàn sói” nước lớn tranh ăn hoặc mài vuốt. Sự nguy hiểm của lũ sói là chúng đi săn theo đàn, chính vì thế đã hình thành một thuật ngữ quân sự là “chiến thuật bầy sói” tức là chiến thuật tấn công cả bầy.

Cho đến tận hôm nay, người dân Serbia, Iraq, Libya,… có thấy hạnh phúc khi “nhờ” các nước lớn mà các nhà độc tài Gaddafi, Saddam Hussein bị giết, Radovan Karadzic bị tù 40 năm? 

Quê hương bị tàn phá, đất nước trở thành chiến trường thử nghiệm vũ khí, xã hội trở nên hỗn loạn và đói khát, đó là nguyên nhân khiến hàng triệu người phải rời bỏ quê hương, đó cũng chính là những gì mà nhân loại đang chứng  kiến ở Trung Đông, Bắc Phi, và không biết sẽ còn diễn ra ở nơi nào khác trong tương lai?

Thảm họa nhân đạo đã và đang diễn ra khắp thế giới khiến loài người hiểu rằng, dẫu có là “sói văn minh” thì chúng vẫn là loài ăn thịt, và đã là sói thì chẳng bao giờ chúng từ bỏ lối săn mồi theo bầy. 

Cục diện thế giới ngày nay cho thấy “bầy sói” đã trở nên vừa tinh khôn vừa mạnh mẽ, còn “con mồi” thì bị chia năm sẻ bảy, hậu quả là chiến lược phòng vệ đám đông kiểu “bầy cá trích” bị mất tác dụng.

Kể từ khi thành lập năm 1967, dù ASEAN đã phát triển thành một thể chế gồm 11 nước thành viên, chưa bao giờ khối này nhất trí quan điểm đối với Trung Quốc về Biển Đông. 

Sự chia rẽ giữa một số quốc gia thành viên ASEAN khiến cho Trung Quốc có điều kiện lấn tới, hậu quả không chỉ Việt Nam, Philippines gánh chịu mà cả chủ quyền Malaysia, Indonesia cũng bị xâm phạm. 

Phương châm đồng thuận trong các vấn đề đối ngoại mà ASEAN đặt ra giống như trao quyền phủ quyết cho các quốc gia thành viên, hậu quả là chỉ cần một nước - như trường hợp Campuchia tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 – không nhất trí thì cả khối không thể ra tuyên bố chung, đó là lý do vì sao Trung Quốc tin tưởng rằng vẫn có thể chi phối ASEAN dựa vào chiến lược “củ cà rốt”.

Chuyện xảy ra trong quan hệ giữa các quốc gia ASEAN cũng hiện diện trong quan hệ giữa các cơ quan thực thi pháp luật từng nước.

Quan điểm của  Bộ trưởng Ngư nghiệp và Hải sự Indonesia, bà Susi Pudjiastuti rất khác quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao nước này về chuyện tàu cá và tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của họ. 

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở Malaysia, trong khi Cơ quan Thực thi Hàng hải nước này cảnh báo Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán tại vùng biển thì quân đội nước này (Hải quân) lại khẳng định không phát hiện các hành động vi phạm của tàu Trung Quốc.

Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, trong khi các cơ quan hành pháp – thể hiện qua báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội - cho rằng:

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các giải pháp phù hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố và gắn kết chặt chẽ hơn…” thì nhiều Đại biểu Quốc hội lại không nghĩ như vậy. 

Ý kiến của các Đại biểu Lê Văn Lai, Vũ Công Tiến, Trương Trọng Nghĩa, Trần Đình Long, Lê Minh Thông, Võ Thị Dung… đều cho rằng tình hình Biển Đông là rất phức tạp, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm có hệ thống từ nhiều năm nay và đang tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng khi Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông.

Dẫn chứng mà các Đại biểu Quốc hội đưa ra cho thấy ý kiến của họ là hoàn toàn xác đáng và Nhà nước cần có thái độ ứng xử thích hợp. Tuy nhiên, cho đến nay Quốc hội vẫn chưa thể có một tuyên bố chính thức về vấn đề Biển Đông.

Phải chăng Quốc hội Việt Nam cũng như ASEAN, chỉ cần một vài người không nhất trí là nghị quyết không thể soạn thảo?

Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố” thế nào nếu các cơ sở mà người Trung Quốc làm chủ hiện diện ngay sát hàng rào sân bay quân sự Đà Nẵng, tại các địa điểm chiến lược ở Tây Nguyên, biên giới phía Bắc, ven biển miền Trung…? 

Năm 1988 khi không quân chúng ta bay ra Trường Sa, tàu Trung Quốc ở Len Đao, Cô Lin bỏ chạy, chúng ta giữ được các đảo ấy, khi đó chỉ cần nổ súng là có thể lấy lại Gạc Ma, thời cơ ấy giờ đây có còn? 

Nay Trung Quốc hút cát xây đảo, xây đường băng, đưa máy bay, tên lửa ra Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao “kịch liệt phản đối”, còn đại biểu Quốc hội Võ Thị Dung lại cho rằng:

Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội". 

Quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân” mà bà Võ Thị Dung đề nghị có phải là như Philippines, chuẩn bị đưa vấn đề ra tòa án quốc tế?

Bài viết trên Vietnamnet.vn ngày 1/4/2016 [1] nêu ý kiến của một học giả:

“Đưa ra các lập trường chắc chắn sẽ đi kèm rủi ro. Nhưng chỉ đơn thuần nằm sát mặt đất và dùng các lời nói trống rỗng về một vấn đề quan trọng như Biển Đông sẽ làm phương hại quyền tự chủ, đánh mất các lựa chọn và do đó chỉ gây ra các rủi ro lớn hơn mà thôi”.


Nằm sát mặt đất và dùng các lời nói trống rỗng” có thể là cách dùng từ hơi nặng nề, tiếc rằng câu nói lại phản ảnh một thực tế nếu nhìn vào những tuyên bố của cơ quan có trách nhiệm. 

Khi tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc cướp phá, đâm chìm thì chỉ Hội nghề cá là lên tiếng mạnh mẽ còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và những cơ quan chức năng khác chỉ hình như luôn là “Việt Nam  phản đối…”, Hội nghề cá đâu phải là cơ quan Nhà nước? 

Chỉ trong năm 2014 Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 286 tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển phía đông bắc Đà Nẵng (cách bờ khoảng 40-50 hải lý), có trường hợp tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm hải sản cách bờ biển Đà Nẵng chỉ 18 hải lý? [2]

Tuyên bố nhiều, phản đối nhiều, nhưng càng tuyên bố thì Trung Quốc càng lấn tới, đảo bị mất kéo theo vùng biển, vùng trời cũng bị mất.

Sự mềm mỏng của chúng ta được trả giá bằng sự ngông cuồng của đối tác, vậy chúng ta còn mềm mỏng, hữu nghị đến bao giờ?

Trong khi Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Úc, Philipines… bắt giữ hàng trăm ngư dân Việt Nam thì chúng ta bắt được bao nhiều tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của mình? 

Tình hữu nghị giữa hai quốc gia, dân tộc luôn được tạo dựng từ hai phía, luôn luôn là bình đẳng và cùng có lợi.  Khi Việt Nam thực hiện phương châm “hãy cho đi cái mà mình muốn nhận từ người khác” thì những người ngồi ở Trung Nam Hải có nghĩa như vậy? Việt Nam trao cho Trung Quốc tình hữu nghị, sự cởi mở chân thành để nhận lại cái gì? 

Một trong những cách thức giới lãnh đạo Trung Quốc ưa dùng là đẩy mâu thuần nội bộ ra ngoài biên giới bằng sức mạnh tổng hợp: quân sự, kinh tế và chủ nghĩa dân túy, còn chúng ta thì dường như lại kéo mâu thuẫn về mình khi lời nói và việc làm khiến nhiều đại biểu của dân phải lên tiếng. Đó có phải là đối sách đúng nếu biết rằng niềm tin của nhân dân đang giảm sút?

Trên đời này những “bữa ăn miễn phí” có thể tìm thấy nơi những tấm lòng hảo tâm, nhưng “tình hữu nghị miễn phí” giữa các quốc gia thì luôn là điều không tưởng.

Thời Hán Sở tranh hùng, Hàn Tín từng bày trận quay lưng vào bờ sông khiến cho quân Hán không có đường lùi, đặt mình vào chỗ chết để tìm sự sống.

Thời nay, đặt mình vào chỗ yếu tất sẽ chết, đặt mình vào chỗ chết sẽ không còn nơi hương hỏa, vậy nên run sợ trước bầy sói cũng chẳng khác gì chuẩn bị cho chúng “bữa trưa miễn phí”. 

Sói giả làm người để ăn thịt, người giả làm cừu chỉ có thể ăn cỏ. Mất đất, mất đảo thì cỏ cũng không còn mà ăn, điều này hẳn chẳng người Việt nào quên. Hy vọng đưa con sói đói vào nhà để nó chống lại con sói no ngoài ngõ liệu có quá ngây thơ, khờ khạo?

Tài liệu tham khảo:

[1]http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/297051/phong-bi-nuoc-doi-phu-thinh-da-an-sau-trong-mau.html

[2] http://plo.vn/thoi-su/tau-ca-trung-quoc-lieu-linh-danh-bat-trom-535518.html

Xuân Dương

19 Tháng Tư 2016(Xem: 15921)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15243)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15748)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13578)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15492)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18190)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15716)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16261)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17523)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21444)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14877)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13559)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20503)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16654)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13088)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13560)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14086)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14643)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".