Ngoại giao, Quốc phòng Ăng Lê, Quốc phòng Mỹ tấp nập đến Hà Nội; chuẩn bị đón Mẫu hạm HMS Elizabeth?

23 Tháng Bảy 20218:10 SA(Xem: 6257)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 23 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


LIÊN MINH ANH MỸ


Ngoại giao, Quốc phòng Ăng Lê, Quốc phòng Mỹ tấp nập đến Hà Nội; chuẩn bị đón Mẫu hạm HMS Elizabeth?

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

23/7/2021

(tổng hợp)


image005Từ trái trên xuống dưới: Ngoại trưởng Ăng Lê Dominic Raab đến Hà Nội hôm 21/6/2021 gặp Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang tại Bộ Quốc phòng Hà Nội hôm 22/7/2021; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin theo tin Ngũ giác Đài sẽ đến Hà Nội cuối tháng 7/2021; Hàng không Mẫu hạm Elizabeth đang trên đường chu du Viễn đông.


Trong lúc Hàng không Mẫu hạm Elizabeth biểu tượng hải quân số 1 của Vương quốc Anh đang tiến về Châu Á Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Ăng Lê Dominic Raab đã đến Hà Nội hôm 21/6/2021, gặp Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn và các giới chức khác để thảo luận một số vấn đề liên quan đến an ninh.


Nhiểu thông tin bề mặt giới báo chí Việt ngữ cho biết sự kiện này, nhưng các vấn đề bên trong trong cuộc thảo luận hai bên Việt-Anh dường như còn mờ ảo trong bối cảnh Việt Nam đang trực diện với tình hình bất ổn vì đại dịch, vì “giãn cách”, và có thể vì một hình thức “thiết quân luật” an ninh đặc biệt tại Hà Nội, Sàigon và các hải cảng quan trọng như Cam Ranh Đà Nẵng. 


Sau khi Ngoại giao Ăng Lê mở đường, ngày 22/7/2021, Bộ trưởng Ăng Lê Ben Wallace đã bay đến Hà Nội gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang.


Nghi lễ đón tiếp ông Ben Wallace diễn ra tại khuôn viên Bộ Quốc phòng Hà Nội, ngay sau đó là cuộc hội đàm giữa ông Wallace và ông Phan Văn Giang tại phòng hội Bộ Quốc phòng Hà Nội.


Tại buổi hội đàm, hai bên trao đổi về tình hình thế giới, khu vực và những vấn đề cùng quan tâm; Anh chia sẻ quan điểm của Việt nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không, ủng hộ thượng tôn pháp luật, nhấn mạnh các bất đồng cần được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, dựa trên luật phát quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển năm 1982; … duy trì cơ chế đối thoại chính sách quốc phòng; trao đổi đoàn; đào tạo tiếng Anh cho cán bộ của Việt Nam; tàu Hải quân Hoàng gia Anh thăm Việt Nam; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc,… góp phần thúc đẩy và đóng góp tích cực vào quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước. (theo TNO)


image007Bộ trưởng Quốc phòng Vương Quốc Anh Ben Wallace và Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang duyệt hàng quân danh dự tại khuôn viên Bộ Quốc phòng Hà Nội sáng ngày 22/7/2021. Nguồn ảnh Đậu Tiến Đạt


image009Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang hướng dẫn Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace gặp gỡ các thành viên trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp Quốc tại Bộ Quốc phòng Hà Nội. Ông Wallace nói: “Tôi rất vui được gặp gỡ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc của Việt Nam đã cùng quân đội Anh làm nhiệm vụ tại Nam Sudan. Nguồn ảnh Đậu Tiến Đạt (theo tin TNO 22/7/2021)


Cùng một thời điểm diễn ra sự kiện Ngoại giao và Quốc phòng Ăng Lê đến Hà Nội, một nguồn tin từ Ngũ Giác Đài cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin sẽ đến Hà Nội vào tuần lễ thứ tư tháng 7 này.


Tin cho biết Bộ trưởng Lloyd Austin cũng đến thăm Singapore là nơi có không - hải cảng quốc tế Changi và Philippines là nơi có căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Subic - Manila.


Tuy nhiên, những hoạt động dồn dập của ngoại giao và quốc phòng Anh-Mỹ đến Hà Nội dường như báo hiệu một sự biến lớn sắp diễn ra.


Phỏng đoán các hoạt động tấp nập trên có thể liên quan đến cuộc hành trình dài 48,000 km lịch sử của Hàng không Mẫu hạm Elizabeth đang thực hiện cuộc hành trình lịch sử chu du Viễn Đông. Tiên đoán Mẫu hạm có thể băng vào Biển Đông và có thể ghé thăm Changi, Cam Ranh, Đà Nẵng, Subic.  


image011Nữ hoàng Vương quốc Anh Elizabeth II đến thăm các sĩ quan thủy thủ trên HkMh mang tên bà. Mẫu hạm này có cuộc hành trình lịch sử chu du Viễn Đông, tiên đoán có thể đi qua Biển Đông và có thể ghé thăm Changi, Đà Nẵng, Subic. Ảnh: REUTERS. Thủ tướng Anh nhận định rằng tàu HMS Queen Elizabeth chính là “hiện thân của nước Anh toàn cầu hiện đại” và là “đại sứ quán nổi” của Anh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.


Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sau khi neo đậu tại hải cảng Limassol, Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) từ ngày 30/6 – 5/7/2021, hiện nó đang lênh đênh ở vùng biển nào chưa rõ.


Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) là một đảo quốc nằm ở phía đông biển Địa Trung Hải, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây Syria và Liban.


Từ vị trí Cộng hòa Síp, nếu chặng cuối của cuộc hành trình về Châu Á, Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ tiến vào kênh đào Suez mở ra Ấn Độ Dương bao la và từ đó tiến vào eo Malacca đến Changi Singapore, và có thể ghé thăm Đà Nẵng-Việt Nam, Subic-Manila Philippines.


image013Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth neo đậu tại hải cảng Limassol, Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) từ ngày 30.6 - 5.7,2021. Nguồn TNO / Reuters


image015Vị trí Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus), nơi tạm dừng của Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth.


image017Từ vị trí Cộng hòa Síp, Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ tiếp tục tiến vào kênh đào Suez mở ra Ấn Độ Dương bao la và từ đó tiến vào eo Malacca đến Changi Singapore, và có thể ghé thăm Đà Nẵng-Việt Nam, Subic-Manila Philippines.


HMS Queen Elizabeth với lượng choán nước 65.000 tấn sẽ mang theo 8 tiêm kích F-35B của Anh và 10 tiêm kích của Mỹ, cũng như 250 lính thủy đánh bộ trong đội hình gồm 1.700 thủy thủ.


Nhóm tác chiến gồm 2 tàu khu trục, 2 tàu hộ tống, 1 tàu ngầm và 2 tàu hỗ trợ trong chuyến hải hành hơn 48.150 km trong vòng 28 tuần. Bên cạnh đó, một Khu trục hạm của Mỹ và một Hộ tống hạm của Hà Lan cũng tham gia.


Ngày 26/2/2021, Hãng AP đã đưa tin nhóm Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ lên đường vào tháng 5 để đến khu vực châu Á, bao gồm hoạt động tại Biển Đông. Theo lịch trình cụ thể, nhóm tác chiến sẽ ghé nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn và Singapore.


Được xem là “sự tập trung sức mạnh hải quân và không quân lớn nhất từng rời Anh trong một thế hệ”, đợt triển khai này phản ánh chính sách của Anh về tăng cường sự hiện diện ở Châu Á.


Tháng trước, Thủ tướng Boris Johnson thông báo rằng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDO-PACIFIC) sẽ trở thành khu vực tập trung về chính sách quốc phòng và ngoại giao của Anh, khi nước này cân nhắc lại vị thế trên thế giới sau khi rời Liên minh châu Âu (EU). (theo TNO 26/4/2021)
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19438)
Tiến sỹ Nguyễn Quang A:“Ngay khi mà ông ấy từ Đà Nẵng bắt đầu ra Hà Nội thì tôi đã đánh giá là tương lai chính trị của ông ấy đã chấm dứt, bởi vì chưa ra đến Hà Nội thì ông ấy đã kêu là “nhận [hối lộ] thì hốt hết”. Nguyên một cách phát ngôn như vậy thì ông ấy đã tự kết liễu con đường chính trị của ông ấy. Bằng những phát ngôn tưởng như được lòng dân nhưng mà đối với một chính trị gia thì đấy là phát ngôn rất là không khôn ngoan.”
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19454)
Người ta không ngại một người bệnh sắp chết đưa về quê quán an dưỡng, nhưng lo ngại những giấy tờ gì đi theo sau đó. Nhưng những giấy tờ ấy đã viết ra từ “hang ổ Đế Quốc”, nơi mà CIA chắc cũng không bỏ lỡ cơ hội thủ đắc những thông tin cần thiết để sử dụng trong tương lai.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18656)
VATICAN - Đức Thánh Cha Francis tuyên bố bổ nhiệm 15 Hồng Y mới vào ngày 14-2-2015, trong đó có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM giáo phận Hà Nội. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 4-1-2015 với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Francis nói:
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 18250)
Nhật báo Văn Hóa - California kính chúc quốc gia Hoa Kỳ hùng cường; quốc gia Việt Nam tươi sáng; và quý thân hữu, quý bạn đọc, quý mạnh thường quân năm mới 2015 tràn đầy niềm vui hạnh phúc thắng lợi.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18515)
Giới chức Indonesia đính chính chỉ mới tìm được ba thi thể, chứ không phải 40 người như hải quân nói ban đầu. Đây là thông báo mới nhất của người đứng đầu nhóm tìm kiếm Indonesia, Bambang Soelistyo. (theo BBC). Nghệ sĩ Ấn Độ Sudarsan Pattnaik chỉnh sửa những nét cuối cùng cho tác phẩm điêu khắc trên cát của mình về hai chiếc máy bay mất tích, QZ8501 của hãng AirAsia và MH370 của Malayasia Airlines, trên Bãi biển Golden Sea ở Puri, khoảng 65 km về phía đông thành phố Bhubaneswar, Ấn Độ. (Ảnh: VOA)
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19142)
Tình khúc vượt thời gian - Vũ Thành An và những bài tình ca sẽ diễn ra vào lúc 20g ngày 27-12 tại nhà hát Hòa Bình, truyền hình trực tiếp trên VTV9, tiếp sóng trên VTV Huế, VTV Phú Yên - Đài truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng, Đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng và Đài PTTH Bình Phước...
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22412)
Tòa Bạch Ốc: “Chúng tôi không đứng về phía nào trong vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, nhưng chúng tôi giữ quan điểm liên quan tới cách thức xử lý tranh chấp cũng như liệu các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của một nước có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không”, hồi đáp có đoạn.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19410)
Giáo hoàng Francis đã phê phán gay gắt tình trạng quan liêu ở Vatican trong một thông điệp tiền Giáng sinh gửi đến các vị hồng y. Ngài than phiền về ‘bệnh Alzheimer tinh thần’, ‘sự khủng bố bằng lời đồn đại’, ‘suy nghĩ ngày một cứng rắn’, và ‘cảm giác mình là mãi mãi và không ai đụng được đến mình’. Ngài nói Giáo triều Roma – cơ quản điều hành tối cao của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã – đang mắc ‘15 căn bệnh’ mà Ngài muốn chữa trị trong năm mới.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19997)
Hai cảnh sát viên – Wenjian Liu và Rafael Ramos, đang ngồi trên xe cảnh sát của họ trong khu Bedford-Stuyvesant ở Brooklyn khi hung thủ Ismayyil Brinsley, 28 tuổi, đi bộ tới gần họ rồi nổ súng. Sau đó, Brinsley chạy tới một trạm xe điện ngầm rồi tự sát ở đó.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20030)
Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp Việt Nam vào thứ năm trong danh sách các nước cầm tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ. Trong số 16 nhà báo và cây bút bị cầm tù ở Việt Nam, CPJ nhắc đến các trường hợp nhiều người biết đến như ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần, ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22702)
Đề xuất này được thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đưa ra với Bộ Giao thông-Vận tải Việt Nam, nhân dịp sắp diễn ra hội chợ thương mại Trung Quốc-Asean trong tháng này. Tờ Tuổi Trẻ dẫn văn bản đề xuất này cho biết 1.000 xe với 1.500 người sẽ chia thành bảy tuyến tỏa ra đi du lịch gần khắp Việt Nam, trong đó có đoàn xuyên Việt đi các thành phố lớn.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 24959)
Cần nói thêm, Thien Nhan (thiennhankhongkhong@gmail.com) là người đầu tiên đã cung cấp đoạn video clip cáo buộc Thầy Chúc Minh cho trang Khánh Hoà Online và từ trang này, hơn 60 trang mạng trong nước và nước ngoài đăng tải lại.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 34293)
Andrew L. Peek: Nền Độc lập của Việt Nam, Hòa bình, Ổn định, Phát triển của khu vực ĐNÁ và châu Á Thái Bình Dương bị đe dọa nghiêm trọng, hy vọng VN sẽ thuyết phục được niềm tin của công đồng quốc tế, nhất là Nga và Hoa Kỳ, giúp VN đạt được công nghệ chế tạo vũ khí nguyên tử. Điều này cũng có nghĩa là cộng đồng quốc tế tự giúp đỡ chính mình chống lại tham vọng bành trướng của bá quyền Trung Quốc.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19468)
Trong thời kỳ George W Bush làm tổng thống, trong chiến dịch chống al-Qaeda của CIA - được biết dưới tên Rendition, Detention and Interrogation - khoảng 100 nghi phạm khủng bố đã bị giam giữ tại "những địa điểm đen" bên ngoài nước Mỹ. Những người này bị tra khảo bằng các hình thức như cho ngộp nước, đánh đập, chửi bới, giam ngoài trời lạnh và không cho ngủ.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19655)
Trả lời thắc mắc của cử tri quận Ba Đình, TBT Nguyễn Phú Trọng nói:“Còn xung quanh vấn đề biển Đông, có ý kiến nói là chúng ta mềm quá, phải kiên quyết hơn nữa. Vậy kiên quyết hơn thì phải làm thế nào? Đánh nhau chăng? Vấn đề không hề đơn giản... Còn phải rất lâu dài chứ không phải một trận mà xong”.*
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22782)
Trong chuyến đi thăm và tìm hiểu về quần đảo Trường Sa, sau cuộc phỏng vấn nhân chứng cựu Đại Tá Hải Quân Vũ Hữu Lễ Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988, bổn báo Lý Kiến Trúc đã có dịp hỏi chuyện một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam và được vị này cho biết: Năm 1988, theo tin tình báo,
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18702)
Người con gái Việt Nam từ nay gắn liền với đỉnh Fansipan tên là Chu Thị Thảo, bộ hành lên tới 10,312 ft, kiên gan chịu đựng sự đau nhức của đôi chân bé bỏng, để không chỉ Yêu quê hương như đã yêu mình mà để gởi về nhân gian phía dưới, gởi về người tình hai tiếng "mình ơi"! Trăm năm đã có mấy ai là "hậu duệ" của Mẹ Âu Cơ lên núi Việt Nhìn mây trôi đang tìm về núi cao gởi xuống biển Lạc Long thông điệp của Tình Yêu? (VH)
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 30767)
Nhìn từ đỉnh đồi, tranh của họa sĩ Lê Phổ, đã được nhà Christie’s International bán đấu giá tại Hồng Kông hôm 22/11. Người bán bức tranh của ông là Patrick Lorenzi, một người Pháp sống ở Oslo. Ông của người này đã mua bức tranh khi là Thống sứ Bắc kỳ.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21144)
Điếu Cày: "Hai tử huyệt của nó là những vấn đề Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan hoặc là Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là những tử huyệt của cộng sản và họ sợ nhất khi mà truyền thông phơi bày những sự thật đó ra công luận... tôi cũng muốn hỏi quí vị đại biểu quốc hội của Hoa Kỳ rằng quí vị sẽ làm gì sau khi quí vị nhận được tường trình của chúng tôi".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17428)
Đa phần người xuất huyết não khó thoát chết sau vài giờ hay trễ lắm là ba ngày. Khi được hỏi về tình trạng của Sư Ông xảy ra hôm 11/11/2014 nhóm bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện Bordeaux đã không trả lời trực tiếp câu hỏi mà chỉ nói khéo một câu rằng : "Chúng ta không thể nào dự đoán được sức mạnh tâm linh của một con người". Theo kinh nghiệm lâm sàng, đa phần khó ai chịu nỗi một cơn xuất huyết não, nhưng cũng có những trường hợp không bị hôn mê và bình phục dần dần đi đến bình phục hoàn toàn.