VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 - THỨ BẨY 21 AUGUST 2021
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com
Phó TT Harris đến Hà Nội nâng tầm chiến lược hay chỉ thăm dò?
Lý Kiến Trúc
Văn Hóa Online
21/08/2021
Phó tổng thống Kamala Harris thông báo đang trên đường công du Đông Nam Á
Chụp màn hình Twitter.
Sáng 21/8/2021, (theo giờ Việt Nam), Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thông báo trên Twitter rằng Bà đang trên đường tới Đông Nam Á để thăm Singapore và Việt Nam.
Bà Harris sẽ là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Đông Nam Á từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hồi tháng Giêng 2021.
Quốc gia đầu tiên bà Harris đến thăm và làm việc ở Đông Nmam Á là Singapore. Theo chương trình phổ biến, bà Harris sẽ thảo luận với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long; đồng thời bà cũng sẽ phát biểu về chiến lược Indo-Pacifia trên một chiến hạm Mỹ ở Changi khi đến thăm chiến hạm này.
Sau khi rời Singapore, bà Harris đến Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam đang ra sức “thiết quân luật”, “giãn cách tối đa”, “ai ở đâu ở yên đấy”, cấm tụ họp, đặc biệt ở hai thành phố lớn nhất, đông dân nhất nước là Hà Nội và Saigon.
Tất nhiên, bà Harris khó có thể đi đâu, thăm viếng ai, hay liên lạc với tổ chức dân chủ nhân quyền nào ở Hà Nội hay Saigon.
Nhiều luồng dư luận kêu gọi vấn đề xã hội (vaccine) và “giải phóng” nhân quyền ở Việt Nam là trọng điểm gởi gấm vào bà Harris khi bà tới Việt Nam.
Thật ra, trước mắt, chuyến đi của bà Harris là tiếp nối công việc của Bộ trưởng Quốc phòng James Austin sau khi Austin rời Hà Nội ngày 29/7/2021.
Chuyến đi làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng James Austin đến Singapore, Việt Nam và Philippines là chỉ dấu cho thấy ba quốc gia ven biển trên là đối tác chiến lược hàng đầu của Mỹ trong kế hoặc triển khai dường dây chiến lược Indo -Pacific.
Tiếp theo là Indonesia, Malaysia, và Thái Lan (vịnh Thái Lan ở khu vực Đông Nam Á,
Nhắc lại, ngày 29//7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Đại tướng James Austin đến làm việc tại Hà Nội nhưng dường như không đạt được một thỏa thuận nào về quan hệ an ninh quốc phòng với Việt Nam.
Hoặc, bước đi của ông Austin là “dọn đường” khai quang cho chính sách mới của Joe Biden-Hoa Thịnh Đốn đối với Việt Nam.
Trái ngược với Việt Nam, kết quả ở Manila đã mang lại một thắng lợi lớn cho Mỹ trong việc triển khai đường dây chiến lược Indo-Pacific. Bộ trưởng James Austin cùng với Tổng thống Duterte đã ký một thỏa thuận an ninh chiến lược là “tiếp tục duy trì quân đội Mỹ ở Philippines”, điều này cũng có nghĩa là duy trì sự hiện diện thường trực của Hải quân Mỹ (và đồng minh) ở Biển Tây Philippines trong vùng biển South China Sea.
Theo hãng tin Reuters, trước khi đến Hà Nội gặp Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang, Bộ trưởng Austin tuyên bố ở Singapore 27/7/2021: “Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải chọn đứng về nước nào”.
Ông Austin nói: "Chúng tôi từ lâu đã tìm cách tạo không gian cho các nước vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thực thi nguyện vọng cao nhất của họ và bảo vệ quyền của công dân họ".
Trên Twitter ngày 29/7/2021, sau hai ngày làm việc với các quan chức Việt Nam cao cấp nhất ở Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tổng kết chuyến đi Việt Nam, ông đề nghị hai bên nghiên cứu, nâng cấp quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược trong tương lai”.
Phải chăng, chuyến đi Việt Nam của Phó Tổng thống Kamala Harris trọng tâm chính là nâng tầm quan hệ Mỹ - Việt lên tầm “Đối tác chiến lược” như ý của James Austin đã đề nghị.
“Đối tác chiến lược” như thế nào? Có thể là duy trì Hải quân Mỹ thường trực ở Biển Đông, hoặc sẽ có một thỏa ước liên quan tới việc thuê mướn (dưới hình thức nào đó) ở quân cảng Cam Ranh, một quân cảng nối liền gần nhất với Changi và trực diện với các đảo nhân tạo căn cứ của Trung cộng ở Trường Sa.
Cam Ranh hiện do một đơn vị hải quân Việt Nam canh giữ sau khi Nga chấm dứt hợp đồng thuê mướn cho hải quân Nga sử dụng (1979-2001). Tuy nhiên có nguồn tin cho rằng vẫn có những chuyến bay tiếp liệu cho oanh tạc cơ chiến lược đường dài của Nga xuất phát ở đây.
Trước đây khá lâu, vào năm 2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trả lời đài phát thanh Tiếng nói nước Nga rằng: «Đó là lý do vì sao chúng tôi ưu tiên cho Nga thuê căn cứ Cam Ranh, đặc biệt là trong mục đích hợp tác quân sự. Sau khi Nga chấm dứt sự hiện diện quân sự tại đây, Việt Nam đã quản lý toàn bộ cảng Cam Ranh và không hề có ý định hợp tác với quốc gia nào khác theo hướng sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự ».
Chủ tịch Sang nhấn mạnh: « Việt Nam có toàn quyền quyết định trên lãnh thổ của mình, và Cam Ranh là một cảng của Việt Nam ».
Việt Nam có tiếp tục quản lý Cam Ranh theo đường lối bốn không nữa không?
Có lẽ đây là câu hỏi khá nhức đầu.
Dường như để chào mừng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Việt Nam, mới cách đây một tuần, hải quân Ấn Độ (một trong bộ tứ kim cương THE QUAD) đã đến trụ ở cảng Cam Ranh, và tập trận vùng biển miền Trung gần khu vực căn cứ Chữ ThậP của Trung cộng.
Trong cuộc tập trận chung với Việt Nam, hải quân VN chỉ cử một hộ tống hạm Lý Thái Tổ loại nhỏ tham dự.
Lý Kiến Trúc
21/8/2021Bắc Kinh sẽ “phục kích” đường về nhà của HMS Queen Elizabeth nếu …
Hànội mùa thu hoạch; Saigon thành phố buồn; Manila chọn Mỹ
Ngoại giao, Quốc phòng Ăng Lê, Quốc phòng Mỹ tấp nập đến Hà Nội; chuẩn bị đón Mẫu hạm HMS Elizabeth?
Đường hành quân của HMS Elizabeth
Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa