Việt Nam trước ngưỡng cửa AUKUS và QUAD

04 Tháng Mười 20219:06 SA(Xem: 6035)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 04 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Việt Nam trước ngưỡng cửa AUKUS và QUAD

image004

Lý Kiến Trúc

Văn hóa Online

04/10/2021


Không riêng gì Việt Nam, có thể nhận thấy cả khối ASEAN cũng đang đứng trước ngưỡng cửa AUKUS và QUAD.


Ngưỡng cửa mở ra một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, lành mạnh và kiên cường.


Thế nhưng vì sao lại quan tâm đến Việt Nam và ngưỡng AUKUS-QUAD có rộng mở cho Việt Nam hay không?


image001Ảnh trên: Liên minh bộ tam AUKUS tàu ngầm nguyên tử, Úc - Anh - Mỹ (góc phải là Liêu Ninh nhỏ bé); Ảnh dưới: Liên minh bộ tứ QUAD, từ trái: TT Mỹ Joe Biden, TT Nhật Yoshihide Suga, TT Ấn Narendra Modi, TT Úc Scott Morrison. Minh họa: Văn Hóa Online.


Trước hết, phân biệt AUKUS và QUAD


AUKUS – một Hiệp ước an ninh quân sự của Australia, United Kingdom và United States, ra đời tại thủ đô Canbera Úc Đại Lợi ngày 15/9/2021, được xem là cuộc cách mạng về thế hệ hải quân ở thập niên thứ 3 thế kỷ 21.


Bản chất của AUKUS là một thương vụ khổng lồ. Nước Úc đã bỏ ra gần 40 tỷ đôla Mỹ để trang bị một Hạm đội tàu ngầm thế hệ nguyên tử, chạy bằng động cơ hạt nhân và hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Thương vụ này được ký kết bởi ba nguyên thủ Vương quốc Úc Đại Lợi (Scott Morrison), Anh Quốc (Borris Johnson) và Mỹ Quốc (Joe Biden).


Aukus đã được chào đón với cơn thịnh nộ ở Paris và Beijing. Nhưng cơn bão táp tàu ngầm Joe Biden dần tan loãng bởi Paris đã nhìn thấy sự muộn màng của mình, không bắt kịp nhu cầu công nghệ quân sự thế hệ mới với tốc độ chóng mặt. Thương vụ tàu ngầm khổng lồ giữa Úc và Pháp đã giao kèo với từ mấy năm trước nay đã lạc hậu, trong lúc Mỹ, Anh, Nga kể cả Trung Quốc đã chế tạo các hạm đội tàu ngầm nguyên tử.


Hiện chưa rõ chính phủ Úc sẽ nhận được công nghệ tàu ngầm nguyên tử gì, nhưng theo báo The Guardian tại Anh (16/09/2021) thì Hoa Kỳ hiện đã có tàu đời mới nhất là Virginia-class do General Dynamics đóng, loại tàu này có một động cơ nguyên tử, 210MW, tốc độ 25 knot, mang theo tên lửa Tomahawk. Thủy thủ đoàn gồm 15 sĩ quan và 117 thủy thủ, chuyên gia kỹ thuật. Tàu ngầm lớp Virginia hiện được dùng cả để chống ngầm, và thu thập tin trinh sát, tình báo. (BBC 17/9/2021)


Đã có những quốc gia hoan nghênh và dòm ngó hai hiệp ước này; tuy nhiên, vẫn có những nước toan tính, nên hay không nên, hay lượng sức mình có đủ sức (quân sự và chính trị) bước vào ngưỡng cửa AUKUS và QUAD.


AUKUS đẻ ra để bao sân lòng các đại dương từ Ấn Độ Dương qua tiểu đại dương South Chia Sea (Biển Đông) qua đông bắc á, tây nam, cực nam Thái Bình Dương (nam Úc châu). À, thì ra lòng biển từ Ấn độ Dương qua Thái bình Dương phải chui qua cái cửa lòng Biển Đông, nơi có quốc gia vừa nằm rìa mép vừa cố thủ sâu ở cung đường quần đảo Trường Sa giữa biển.


Tưởng cũng xin nhấn mạnh đến chiến lược làm chủ lòng biển của Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn. Từ thời TT Obama, xúc tiến mạnh ở thời TT Trump, đến thời TT Biden, ông vẫn tiếp tục duy trì chương trình FONOPs.


Nhiều hoài nghi cho rằng diễn tiến vô lường hiện nay ở Biển Đông, chương trình FONOPs (tự do tuần tra, tảo thanh, tập trận, phòng ngự …) trên mặt biển, trên không sẽ chấm dứt khi chương trình AUKUS bước vào hoạt động.


Tuy nhiên, những hoạt động quân sự gần đây của Bắc Kinh tỏ ra không lấy làm e ngại AUKUS.


Tuần trước, Chiến khu miền Nam đã sử dụng vận tải cơ hạng nặng Y-20 hoán đổi quân lực ở căn cứ Chữ Thập; trong cuộc họp báo sáng hôm 30/9/2021, Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương (Su Tseng-chang) tố cáo chỉ trong vòng 2 ngày 01 và 02/10/2021, Trung Quốc đã điều 77 phi cơ quân sự xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, hòn đảo nằm cách bờ biển lục địa khoảng 200 km tùy địa hình.


Các hoạt động này gần như thách đố FONOPs của Hoa Thịnh Đốn.


Người ta lại trở lại tư thế của QUAD.


Ông Antoine Bondaz, một nhà phân tích an ninh (từng được Trung Quốc mệnh danh là “linh cẩu điên cuồng”) viết rằng đối với Bắc Kinh, hiệp ước giữa Canberra, Washington và London là “hiện thực hóa của một nỗi sợ hãi lâu đời: đa phương hóa các liên minh của Mỹ trong khu vực.


Với Hiệp ước QUAD, đó là Mỹ, Nhật, Ấn, Úc ngày nay; ngày mai, có thể là Canada, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn sẽ tham gia, nhưng Biển Đông vẫn là chuyện của Biển Đông.


Một thông tin mới ở bán đảo Đông Dương cho biết ông Nguyễn Phú Trọng, Tbt đảng CS VN đã có một “hội nghị” với Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen và Tổng bí thư Lào Thongloun Sisoulith tại trụ sở Trung ương Đảng ở Ba Đình, Hà Nội, hôm 26/9/2021, đúng một tháng sau khi bà Phó Kamala Harris từ Hà Nội trở về Mỹ.


image006Ngồi giữa: Tbt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, hai bên là Tbt Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen. Nguồn ảnh TTXVN


“Hội nghị ba đảng Đông Dương” có vẻ như trái chiều với phát biểu của cựu Đại sứ David Shear nói rằng AUKUS cũng “TỐT” cho Đông Nam Á và tốt cho khối ASEAN.


Cái “TỐT” theo ông Shear là đa phương hóa các liên minh của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á. Đó là tầm nhìn về lý thuyết nhưng hiện thực là cả một vấn đề khác biệt.


Tuy ông Shear không nói thẳng đến Việt Nam (ông từng là Đại sứ ở VN), nhưng ai cũng biết trong khối ASEAN, Việt Nam và Cam Bốt là hai anh lính biên phòng phương Nam của Bắc Kinh, là cái mầm chia để trị của Bắc Kinh.


Trong khối ASEAN có 6 liên minh đối tác thân thiết với Mỹ ở ven Biển Đông (Phililppines, Bunei, Malaysia, Indonesia, Singapore và Thái Lan), không kể đến Taiwan hùng cứ xa xôi ở đảo Itu Aba.


Nhưng vịnh Sihanouk Villie - cửa ngõ dòm ngó vịnh Thái Lan và Singapore, biển liền kề với Việt Nam, tính từ vịnh Đà Nẵng dẫn tới vịnh Sihanouk Ville vòng cung thềm lục địa nhìn thẳng sâu ra Biển Đông, là mối “nhức đầu vừa phải” trên con đường Tự do hàng hải từ eo Malacca-vịnh Singapore dẫn vào mắt xích.


Nối liền hai căn cứ hải quân Đà Nẵng và Sihanouk Ville, tầm quan sát và khống chế Biển Đông không phải là không lợi hại.


image008Hải đồ từ vịnh Đà Nẵng tới vịnh Sihanouk Ville. Văn Hóa Online map


Liên minh bán đảo Đông Dương (Việt-Miên-Lào) dưới sự dẫn đầu của đảng CS VN, là một hệ thống chính trị và quân sự thuộc phe XHCN, là quân át chủ bài nằm trong toàn cảnh Biển Đông (mắt xích tối quan trọng của Indo-Pacific) đối với chương trình AUKUS và liên minh QUAD của phe dân chủ.


Trong 25 năm qua, Mỹ cố gắng lẫn hào phóng mở đường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, (sườn chống lưng là Cam Bốt và Lào), nhưng tình hình vẫn chưa thể xuyên thủng được mạng lưới chằng chịt của phe XHCN đầu não ở Bắc Kinh.


Luận cứ về một nền Trung lập hóa bán đảo Đông Dương (Việt - Miên - Lào) ngày càng xa vời.


Đáp số về một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, đó là ý muốn của Mỹ chứ không phải của Trung cộng.


Vì sao là QUAD mà chưa là AUKUS?


image010Hội nghị Bộ tam đại cường nguyên thủ Joe Biden (Mỹ), Boris Johnson (Anh) và Scott Morrison (Úc), trực tuyến, công bố chi tiết về Liên minh tàu ngầm nguyên tử AUKUS ngày 15/9/2021.


AUKUS là một Liên minh hải quân tàu ngầm nguyên tử dưới dạng Liên quân Úc - Anh - Mỹ tỏa mạng lưới an ninh trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.


AUKUS là “game” chơi lớn của mấy anh đại gia về tàu ngầm, trị giá mấy chục tỷ đôla Mỹ chứ không phải 1,4 tỷ chia cho 6 cái Kilo cổ lỗ sĩ, na ná như thời Mút cơ tông CKC so với AK47 hoặc AR15, cho nên mấy anh tiểu quốc có muốn “ké” vào cũng không có sức.


Cựu Đại sứ Shear nói rằng “Về thỏa thuận tàu ngầm của Mỹ, Anh và Australia, sẽ còn mất nhiều năm nữa mới có những kết quả đầu tiên. Có thể phải mất đến 15 năm. Như vậy, tác động quân sự của thỏa thuận này sẽ không phải là ngay lập tức”, đồng nghĩa với chuyện hàng đống đôla đổ vào AUKUS là “tiền chết” chứ không là “tiền chạy” (capital).


(Chú thích thêm: Hôm 21/9/2021, đài BBC loan tin “Thông tin ngân sách trung ương "'gần như không còn đồng nào" được cho là bắt nguồn từ phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hôm 16/9/2021). Hôm 01/10/2021 loan tinCảnh sát biển VN tan hoang - Cách chức hàng loạt tướng Cảnh sát biển”. Trung tướng Nguyễn Văn Sơn hiện đang là đương kim Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cũng đang bị truy cứu. Tiền, ngân sách quốc gia và Cảnh sát Biển, một trong các lực lượng quan trọng của hải quân VN rơi vào khủng hoảng).


image012Ngày 24/09/2021, Thượng đỉnh bộ tứ kim cương QUAD 2021 họp ở Bạch Cung-Hoa Thịnh Đốn. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và ba nguyên thủ Narendra Modi, Yoshihide Suga và Scott Morrison; ngồi góc phải là Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Source: POOL GETTY IMAGES NORTH AMERICA/AFP


QUAD là đầu não Bộ Tổng tham mưu Liên minh Chiến lược Mỹ - Nhật - Ấn - Úc.


QUAD (Quadrilateral Security Dialogue) là một Liên minh Quân sự giữa bốn nguyên thủ: Joe Biden (Mỹ), Yoshihide Suga (Nhật), Narendra Modi (Ấn), và Scott Morrison (Úc). QUAD là một diễn an ninh cấp thượng đỉnh, trên nguyên tắc cứ hai năm họp một lần. Các nguyên thủ gặp nhau để bàn tính chiến lược điều quân, hành quân, bày binh bố trận trụ quân ở các khu vực “nóng”. “Nóng” nhất hiện đang ở đảo quốc Đài Loan, Biển Đông và Hoa Đông.


AUKUS và QUAD về bản chất tuy có khác nhau, nhưng đều là phương tiện tối ưu của các đại cường phục vụ cho chiến lược thế kỷ Indo-Pacific (FOIP-Free and Open Indo-Pacific).


Nên chăng, có thể phương danh cho AUKUS là Tàu ngầm Tự do Indo-Pacific, và QUAD là Mở đường cho Indo-Pacific Tự do.


Thông cáo chung của Bạch Cung sau thượng đỉnh QUAD 24/9/2021 tại Bạch Cung W. DC. nói rằng: “Cả bốn quốc gia dân chủ đều quan ngại trước đà vươn lên của Trung Quốc và những đợt thâm nhập Biển Đông của Hải Quân Trung Quốc. Các thành viên nhóm QUAD lần lượt kêu gọi duy trì một khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.


Theo chúng tôi, ý đồ hào hứng và ngoạn mục của bộ tứ Mỹ. Nhật, Ấn và Úc là họ không dừng lại ở bộ tứ, mà muốn mở ra cách cửa “MỜI” các quốc gia khác chung vai, đặc biệt các nước trong khối ASEAN.


Việt Nam, Cam Bốt có được “MỜI” không. Tôi cho rằng người Mỹ có cách mời bóng bẩy của Mỹ đối với tình thế lưỡng nan của Việt Nam và Cam Bốt.


Các chính khách “khuyến cáo tế nhị” Hà Nội


Susan Sutton, cựu Phó Đại sứ Mỹ ở Việt Nam từ 2015-2017 (20/8/2021)

image014

Susan Sutton


Phát biểu trước ngày Phó TT Kamala Harris đến Việt Nam: “Liệu họ (VN) có quyết định tuyên bố trong chuyến thăm này, hay liệu họ chờ thêm một thời gian. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, ở Việt Nam, người ta thực sự rất mong muốn gia tăng hợp tác với Mỹ, từ bộ quốc phòng, từ các tỉnh, từ các trường, từ hầu như mọi nơi. Mặc dù vậy, họ luôn có sự thận trọng, không tiến quá nhanh so với chính sách cấp quốc gia. Vì vậy, việc tuyên bố nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược sẽ gửi đi tín hiệu quan trọng đến tất cả các quan chức Việt Nam ở các tỉnh, ở các doanh nghiệp là “Đúng vậy, chính sách của chính phủ ủng hộ việc gia tăng và làm sâu sắc thêm những hợp tác với Mỹ”. Vì lý do đó, theo tôi, việc Việt Nam tiến tới nâng cấp quan hệ là hoàn toàn vì lợi ích của Việt Nam, và từ đó mở ra những cánh cửa phục vụ lợi ích của cả hai nước”.


Đại sứ Daniel Kritenbrink

image016

Daniel Kritenbrink


- Trong hai năm qua, Mỹ đã thực hiện ít nhất 9 "hoạt động tự do hàng hải" (FONOP) ở Biển Đông. Một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định: "Thời Obama, Mỹ có chiến lược cho Đông Nam Á nhưng không có FONOP. Thời Trump, Mỹ có FONOP nhưng chẳng có chiến lược cho khu vực. FONOP là cần thiết nhưng không đủ để đảm bảo lợi ích của Mỹ". Ông bình luận gì về chính sách của Mỹ tại Biển Đông thời gian qua? (Phỏng vấn của Zing.vn 08/12/2018)


“Chiến lược của Mỹ tại Biển Đông tôi phải nhấn mạnh là đã rõ như gương.


Thứ nhất, Mỹ rất chủ động về mặt ngoại giao với các đối tác như Việt Nam và những quốc gia có cùng tư duy trong khu vực. Các nước trong khu vực muốn tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế. Tuyên bố chủ quyền của các nước cần dựa trên luật pháp quốc tế. Tất cả các nước cần được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không. Có thể thấy, về mặt ngoại giao, những hoạt động chúng tôi đang rất mạnh mẽ và thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng.


Thứ hai, Mỹ rất chủ động trong việc xây dựng năng lực an ninh và quốc phòng của các đối tác trên toàn khu vực, trong đó có Việt Nam.


Riêng tại Việt Nam, chúng tôi đã chi gần 100 triệu USD để nâng cao năng lực quốc phòng, đặc biệt là phương diện hàng hải, cụ thể là lực lượng cảnh sát biển. Các bạn sẽ tiếp tục nhìn thấy sự chủ động của Mỹ trong khía cạnh này, không chỉ riêng với Việt Nam mà còn với nhiều đối tác khác như Philippines, Malaysia và Indonesia.


Thứ ba, Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào những hoạt động và năng lực của mình. Chúng tôi thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hiện diện để chứng tỏ rằng Mỹ, cũng như mọi quốc gia, dưới luật pháp quốc tế, đều được hưởng một số quyền nhất định và chúng tôi sẽ thực hiện các quyền này.


Mỹ cũng tiếp tục đầu tư phát triển năng lực quốc phòng để thực thi và bảo vệ các quyền của chúng tôi.


Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh chiến lược của Mỹ là chiến lược đa khía cạnh. Chiến lược tập trung vào ba mũi nhọn mà tôi đã đề cập. Tôi nghĩ rằng toàn khu vực đều thấy rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông.


Chúng tôi đã nói rất rõ rằng tất cả các bên, bao gồm Mỹ, đều có thể hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Chúng tôi tin rằng nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả các bên”.


Như tôi vừa nói, Mỹ và Việt Nam đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực trong đó có nâng cao năng lực an ninh, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.


“Chẳng hạn, trong năm vừa qua, Mỹ đã hỗ trợ cung cấp một số tàu thuyền cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Điều này giúp phía Việt Nam nắm bắt tốt hơn những gì đang diễn ra trong lãnh thổ của mình và tuần tra lãnh thổ hiệu quả hơn. Chúng tôi đồng thời hỗ trợ huấn luyện và nhiều khía cạnh khác nữa để Việt Nam có thể nâng cao năng lực an ninh của mình”.


“Ngày (29/3/2018 - 06/12/2018 - 27/08/2019), Mỹ không đòi hỏi bất kỳ nước nào phải lựa chọn. Mọi quốc gia trong đó có Việt Nam phải có khả năng và quyền tự lựa chọn chính sách, lợi ích của mình mà không phải chịu ảnh hưởng, bị ép buộc hay đe dọa. Hôm nay. tôi đã tới thăm Nghĩa trang Bình An, hay còn được biết đến với tên gọi Nghĩa trang Biên Hoà, để thắp hương tại Đài tưởng niệm. “Trong quá trình chúng ta hợp tác để hàn gắn vết thương chiến tranh và như một phần của quá trình hàn gắn, chúng ta bày tỏ sự tôn trọng đối với tất cả những người đã hy sinh thân mình, bất kể họ đứng ở bên nào”. Nếu chúng ta tiếp tục ghi nhận quá khứ qua những bước đi như thế này, chúng ta sẽ bước đến một tương lai còn tươi sáng hơn nữa cho mối quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Việt Nam”.


“Ngày 27/8/2019, trong chuyến công tác và làm việc tại tỉnh Quảng Trị, Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đã dành khoảng 30 phút giữa buổi chiều đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, huyện Gio Linh. Chuyến thăm đến nghĩa trang Trường Sơn là để bày tỏ sự kính trọng đối với những người đã hi sinh vì lòng yêu nước".


Bộ trưởng Quốc phòng James Austin

image018

James Austin


Theo hãng tin Reuters, trước khi đến Hà Nội gặp Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang, Bộ trưởng Austin tuyên bố ở Singapore 27/7/2021: “Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải chọn đứng về nước nào”. “Lời nhắc nhở về cái giá phải trả của chiến tranh”.


Tuy nhiên, trên Twitter ngày 29/7/2021, sau hai ngày làm việc với các quan chức Việt Nam cao cấp nhất ở Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tổng kết chuyến đi Việt Nam, ông đề nghị hai bên (chính là Việt) nghiên cứu, nâng cấp quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược trong tương lai”.


Phó TT Kamala Harris

image020

Kamala Harris


Phó Tổng thống Harris tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ cho một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, cũng như một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, lành mạnh và kiên cường.


Cựu Đại sứ David Shear

image022

David Shear


“Tôi nghĩ rằng khi Mỹ và Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn với nhau trên nhiều lĩnh vực, điều đó luôn luôn phục vụ cho lợi ích của cả hai bên.


Tất nhiên, tình thế của Việt Nam rất tế nhị liên quan đến Trung Quốc và các cường quốc khác trong khu vực. Như vậy, Việt Nam phải quyết định họ muốn hợp tác nhiều thêm đến mức nào với Mỹ và với các đại cường khác. Nhưng chúng ta [Mỹ] hoan nghênh điều đó và chúng ta có thể kiên nhẫn”.


Việt Nam có thực muốn hợp tác nhiều đến mức an ninh chiến lược với Mỹ không?


Có lẽ đây là câu hỏi khá “nhức đầu”.


image024Tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn của Trung Quốc. Tàu ngầm lớp Tấn được thiết kế mang 16 tên lửa đạn đạo JL-2, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn khoảng 7.000 km. Trung Quốc đang phát triển tàu SSBN lớp Đường, có thể mang 24 tên lửa JL-3, với tầm bắn hơn 10.000 km, đủ đặt Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và Nga trong tầm bắn, (theo báo cáo mới nhất của Ngũ giác Đài về quân sự Trung Quốc). Ngũ giác Đài dự đoán Trung Quốc bắt đầu đóng SSBN lớp Đường trong thập niên 2020. Nguồn Reuters.


Lý Kiến Trúc

California

04/10/2021


Tham khảo:


https://www.ft.com/content/cac4b3b0-faec-4648-a49d-8dbcd96eac02

the Diplomate - Tanvi Madan 05 Ot 2020

BBC Aukus Mỹ giúp cho Úc tàu ngầm hạt nhân loại gì

2015 - Carl Thayer Vietnam’s Cam Ranh Bay Caught in US-Russia Crossfire

AUKUS: Tàu ngầm nguyên tử Joe Biden gây bão Paris

Ba Đầu và Nghệ thuật hành quân tác chiến của Hoa-Mỹ

Phỏng vấn bà cựu Phó Đại sứ Susan Sutton ở Việt Nam

Toàn văn ‘sách lược’ của Mỹ về chuyến thăm

Hà Nội của Kamala HarrisHànội mùa thu hoạch; Saigon thành phố buồn; Manila chọn Mỹ

Đại sứ Daniel J. Kritenbrink thăm viếng dâng hương Nghĩa trang Quân đội VNCH
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17194)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23100)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15473)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17231)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15914)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17843)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20005)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20314)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71123)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23231)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17463)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16121)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18540)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 15111)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 14958)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26598)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16324)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17952)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).