Từ AUKUS tới QUAD: Mối tương quan và phản ứng của Trung cộng

27 Tháng Chín 20219:14 SA(Xem: 5986)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 27 SEP 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Từ AUKUS tới QUAD: Mối tương quan và phản ứng của Trung cộng

image004

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

27/9/2021

image001

Liên minh Tam cường AUKUS 2021 gồm ba nước Australia, United Kingdom và United States đánh dấu kỷ nguyên vũ khí quốc phòng khổng lồ, tuy chưa rõ ràng nhưng thể hiện sự cân bằng chiến lược ở Châu Á.


Nguyên thủ tam cường cho thấy họ đã nhận ra thế lực của “con hổ đói phương Đông” đang uy hiếp các nước nhỏ lân bang bằng các phương tiện hải quân.


image006Tổng thống Joe Biden đang thảo luận trực tuyến với Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Úc Scott Morrison và công bố chi tiết về chiến lược AUKUS 2021 tại Bạch Cung, W. DC. Ngày 15/9/2021. Reuters


Nhiều chuyên gia phân tích báo hiệu về một cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc “không có gì là không thể” xẩy ra ở thế kỷ 21. Gần 40 tỷ đôla Australia bỏ ra để hợp tác với hai cường quốc biển Anh-Mỹ không phải là đống tiền đùa về dự án hạm đội tầu ngầm nguyên tử.


Tuyên bố tại Đại hội đồng Liên hiệp Quốc ngày 21/9/2021, Tổng Thống Mỹ Joe Biden nói: "Chúng tôi sẽ ủng hộ các đồng minh và bạn bè của chúng tôi và phản đối nỗ lực của các quốc gia mạnh hơn muốn tìm cách thống trị các quốc gia yếu hơn thông qua việc xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực, cưỡng bức kinh tế, khai thác kỹ thuật hay lan truyền những thông tin sai lệch”.


Rõ ràng hơn, TT Biden cho biết: “Tất cả chúng tôi đều nhận thấy sự cấp thiết của việc bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong dài hạn”; Liên minh mới phản ánh xu hướng rộng lớn hơn của các đối tác quan trọng ở châu Âu (ý nói về Anh Quốc) đóng vai trò ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.


image008Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lắng nghe bài phát biểu của TT Joe Biden tại New York vào ngày 21/9/2021. Ảnh: AP


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 23/9/2021 loan báo với các Ngoại trưởng trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng Washington sẽ sớm công bố một chiến lược toàn diện mới cho toàn thể khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn. ông Blinken nói chiến lược của Mỹ sẽ xuất hiện trong “mùa thu này” và “xây dựng trên viễn ảnh cùng chia sẻ về một khu vực tự do, rộng mở, liên kết, kiên cường và an ninh.” (1).


Chiến lược của Mỹ sẽ xuất hiện trong “mùa thu này” đối với ASEAN sẽ không còn là giấc mơ hòa bình sau Thế chiến thứ II, bởi “con hổ đói phương Đông” là tác nhân ngày càng lộ ra bản chất bá quyền xâm lược trong mọi lãnh vực đối với ASEAN.


Tổng thống Mỹ nói về các quốc gia mạnh hơn muốn tìm cách thống trị các quốc gia yếu hơn. Quốc gia nào? Ai cũng hiểu TT Biden khéo nói về các quốc gia mạnh đối lập với các quốc gia dân chủ.


Ông Biden khéo nói nhưng tay thì đã vung liên tiếp hai “cú đấm như trời giáng”: AUKUS và QUAD.


Nhưng liệu, theo ý của ngoại trưởng Blinken “chiến lược mùa thu” của Tam cường (Anh-Mỹ-Úc) và Tứ cường (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc), cộng lại là Ngũ cường đối với Nhị cường (Trung cộng - Nga cộng) có đỡ đòn hay không đỡ cho hai quốc gia yếu hơn, chắc chắn là yếu nhất là Việt Nam và Philippines so với Trung cộng ở “mặt trận South China Sea”.


Biển Đông, trung tâm điểm của sự cạnh tranh khốc liệt Trung - Mỹ, hai bên sườn Đông và Tây của Biển Đông là hai quốc gia có lực lượng hải quân yếu nhất luôn miệng bảo vệ chủ quyền biển-đảo, nhưng dù sao, Philippines vẫn ràng buộc sống còn với Hiệp ước An ninh phòng thủ 1951 Mỹ-Phi; còn Việt Nam ta thì vẫn ngả nghiêng giữa “đại cục”, cứng miệng nói với Đại sứ Trung cộng Hùng Ba ở Hà Nội rằng tôi không theo phe nào!


Nếu chiến tranh xẩy ra, tôi sẽ theo phe nào?


Cùng một lúc, sự ra đời của của Liên minh Tam cường AUKUS (15/9/2021) và Liên minh Tứ cường QUAD (24/9/2021) cho thấy sự bức thiết về một nền trật tự thế giới mới đang rơi vào tốc độ chóng mặt.


image010QUAD – nguyên văn tiếng Anh: Quadrilateral Security Dialogue, là một Liên minh nguyên thủ bốn nước dân chủ Mỹ, Nhật, Ấn và Úc. Quad được hình thành đầu tiên vào năm 2007 do đề xuất của cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sau trận thủy thần Tsnami tàn phá nước Nhật. Ảnh trên: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và ba nguyên thủ Narendra Modi (Ấn), Yoshihide Suga (Nhật) và Scott Morrison (Úc) họp thượng đỉnh Bộ Tứ QUAD tại Bạch Cung W. DC. ngày 24/09/2021; ngồi góc phải là Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. POOL GETTY IMAGES NORTH AMERICA/AFP


Có một sự so sánh thú vị về các hội nghị an ninh quốc tế trong quá khứ, chẳng hạn như “Hiệp định quân sự ra đời năm 1971 (cách đây 50 năm), giữa 5 quốc gia FPDA, Five Powers Defense Agreement (gồm Anh, Australia, Brunei, Malaysia và Singapore), tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) ra đời năm 1954 cách đây 67 năm. (Hoàng Anh Tuấn).


AUKUS: Tàu ngầm nguyên tử Joe Biden gây bão Paris.


Đó là các tổ chức an ninh quá khứ ở lục địa. Nhưng địa bàn lớn hiện nay của AUKUS và QUAD là Chiến trường Biển. Chiến trường này được mô tả ở 4 tầng chiến thuật: Không gian, mặt biển, lòng biển và đáy biển.


AUKUS, với vũ khí tàu ngầm nguyên tử là phương tiện tối tân nhất của Anh - Mỹ - Úc, thuốc “đặc trị” lực lượng hải quân Trung cộng ở Biển Đông, Hoa Đông và Thái bình Dương, và QUAD, một liên minh chặt chẽ minh chứng cho mối tương quan chiến lược của bốn quốc gia dây mơ rễ má cùng nhìn về Indo-Pacific Tự do và Mở.


AUKUS 2021 cũng khiến người ta nhớ lại cuộc chiến chống “đế quốc ma quỷ” của Tổng thống Ronald Reagan (SDI hay “Star Wars”) năm 1983 đã lôi kéo Liên Xô đốt hàng tỷ đôla và từ vị thế đại cường lưỡng cực rơi vào hố đen.


Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd James Austin từ Singapore tới Hà Nội

Liệu bà Harris có giúp VN “thoát Trung” và giữ được chủ quyền toàn vẹn ở Hoàng Sa-Trường Sa?

Hànội mùa thu hoạch; Saigon thành phố buồn; Manila chọn Mỹ

Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa.


Phản ứng của Bắc Kinh


Vương Nghị và hoạt động quân sự bất thường của Trung cộng ở các căn cứ/đảo sống không phải là đảo chết


Tất nhiên, Bắc Kinh không để yên cho các nước dân chủ làm vương làm tướng trong khi làn sóng đỏ cộng sản “bỏ qua thời kỳ quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội”.


Bà Phó Tổng thống Kamala Harris vừa chân ướt chân ráo từ Hà Nội về Mỹ (26/8/2021), mới độ nửa tháng, Bắc Kinh đã phái ngay Vương Nghị, Ngoại trưởng đi “làm việc” ở thủ đô 4 nước, đầu tiên là Việt Nam, Cam Bốt rồi đến Singapore và Nam Hàn (từ 10-15/9/2021).


Việt Nam và Cam Bốt là hai đồng chí XHCN của Bắc Kinh. Singapore và Nam Hàn là đồng minh của Hoa Thịnh Đốn.


Vương Nghị đến Hà Nội và Nam Vang để thắt chặt mối liên kết anh em, hay báo động về chiến lược vũ khí tàu ngầm nguyên tử AUKUS sẽ lung lay cục diện Biển Đông. Tuyên bố của Bộ ngoại giao Việt Nam nhiều lần nói Trung Quốc và ASEAN đang nỗ lực tiến tới hội nghị COC bị tạm ngưng do giặc dịch Covid-19, còn Cam Bốt đã nhiều lần về phe Bắc Kinh phá ngãng và đang củng cố đầu tư của Bắc Kinh ở cảng nước sâu Sihanouk Ville. 


Vương Nghị đến Singapore và Seoul là để dọ dẫm tình hình hai đồng minh của Mỹ. Nên nhớ, dù AUKUS và QUAD có kín cách mấy cũng khó thoát khỏi cặp mắt tình báo Hoa Nam.


Trung Quốc bắt đầu dòm ngó Vịnh Thái Lan


image012Vị trí cảng nước sâu Sihanouk Ville - Campuchia thuộc vịnh Thái Lan. Tài liệu VĂN HÓA MAP


Ngày 12/7/2016, Phán quyết của Tòa án Thường trực Quốc tế (PCA) La Haye trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc kết luận: “Bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn do Trung cộng tự vẽ ở biển South China Sea, và kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là đảo mà chỉ là đá nên không được hưởng lãnh hải 12 hải lý, vì nguồn gốc nguyên trạng các thực thể này không có một cộng đồng người sinh sống lâu đời”.


Không thể phủ nhận, phán quyết của tòa PCA về các thực thể ở Trường Sa là tảng đá khổng lồ táng vào Trung cộng, Philippines và … Việt Nam. (Tác giả bài viết có cơ hội 10 ngày đêm đi quan sát 10 thực thể lớn ở vùng biển-đảo Trường Sa năm 2014, dự các hội nghị về Biển Đông, ghi nhận nhiều điểm khác lạ và đã viết nhiều bài trên Văn Hóa Online).


Nói về những hòn đảo huyền thoại ở Biển Đông, quả thật, con người có thể sống khi được ăn, được uống và thở trên đảo. Người có cá để ăn, có khí để thở, có gió để hóng, có tự do để làm thơ, viết văn, viết nhạc, viết sử, … nhưng đào đâu ra nước ngọt để uống. Phải chăng Tổ tiên của loài người không từ Biển mà từ Sông, Suối, Hồ, Ao để đứng vững. (Truyền thuyết Tổ tiên của Bách Việt từ Động Đình Hồ; ngược lại, bọn thực dân lại thích đày các nhà ái quốc ra đảo như Vua Thành Thái cùng với con trai là Vua Duy Tân bị đày ra đảo Réunion).


Âm mưu của bọn phản động Bắc Kinh khi bồi đắp ra 7 đảo nhân tạo không phải để di dân cộng đồng sinh sống lâu đời như lập luận của tòa PCA, mà để thiết lập các căn cứ hỏa lực có tính chiến thuật - chiến lược về quân sự và chính trị, đối đầu với quyền Tự do hàng hải hàng không của Mỹ và đồng minh.


Tập Cận Bình từng nói sau khi phán quyết 12/7/2016 ra đời rằng, phán quyết này không ảnh hưởng gì tới Trung Quốc. Lưỡi bò vẫn là lưỡi bò và 7 đảo nhân tạo vẫn còn nguyên của Trung Quốc.


Ngày 16/9/2021, chỉ sau AUKUS có một ngày, một hoạt động quân sự bất thường của Bắc Kinh diễn ra tại ba căn cứ/đảo nhân tạo có vị trí chiến lược ở vùng biển Trường Sa/nam Trường Sa là đảo Chữ Thập (Yongshu Reef/ Fiery Cross Reef), đảo Subi (Zhubi Reef) và đảo Vành Khăn (Meiji Reef/ Mischief Reef) gần sát đảo lớn Palawan của Philippines.


Bắc Kinh hoán đổi quân đội đồn trú ở căn cứ Chữ Thập, Subi và Vành Khăn


Bắc Kinh điều phối binh sĩ ra đảo nhân tạo mà họ gia công xây dựng chứng minh đó không phải là đảo chết như phán quyết, mà là đảo sống để sẵn sàng đá Mỹ ra khỏi Biển Đông.


Lần đầu tiên Chiến khu miền Nam đã dùng tới vận tại cơ hạng nặng tối tân nhất của Trung cộng là Y-20 để vận chuyện binh sĩ, quân trang quân dụng vũ khí.


Trọng tâm của hoạt động này được coi là hoán đổi các đơn vị đồn trú cũ, trong thời gian qua đã hoàn thành nhiệm vụ, và nay, thay thế các đơn vị quân đội mới, nhiệm vụ mới, đáp ứng với tình hình mới.


Lý Kiến Trúc

California

27/9/2021

Reuters/VOA 24/9/2021
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18217)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17205)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23104)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15477)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17236)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15924)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17861)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20030)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20331)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71127)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23237)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17528)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16186)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18607)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 15181)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15022)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26667)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16388)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?