Từ AUKUS tới QUAD: Mối tương quan và phản ứng của Trung cộng

27 Tháng Chín 20219:14 SA(Xem: 5983)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 27 SEP 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Từ AUKUS tới QUAD: Mối tương quan và phản ứng của Trung cộng

image004

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

27/9/2021

image001

Liên minh Tam cường AUKUS 2021 gồm ba nước Australia, United Kingdom và United States đánh dấu kỷ nguyên vũ khí quốc phòng khổng lồ, tuy chưa rõ ràng nhưng thể hiện sự cân bằng chiến lược ở Châu Á.


Nguyên thủ tam cường cho thấy họ đã nhận ra thế lực của “con hổ đói phương Đông” đang uy hiếp các nước nhỏ lân bang bằng các phương tiện hải quân.


image006Tổng thống Joe Biden đang thảo luận trực tuyến với Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Úc Scott Morrison và công bố chi tiết về chiến lược AUKUS 2021 tại Bạch Cung, W. DC. Ngày 15/9/2021. Reuters


Nhiều chuyên gia phân tích báo hiệu về một cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc “không có gì là không thể” xẩy ra ở thế kỷ 21. Gần 40 tỷ đôla Australia bỏ ra để hợp tác với hai cường quốc biển Anh-Mỹ không phải là đống tiền đùa về dự án hạm đội tầu ngầm nguyên tử.


Tuyên bố tại Đại hội đồng Liên hiệp Quốc ngày 21/9/2021, Tổng Thống Mỹ Joe Biden nói: "Chúng tôi sẽ ủng hộ các đồng minh và bạn bè của chúng tôi và phản đối nỗ lực của các quốc gia mạnh hơn muốn tìm cách thống trị các quốc gia yếu hơn thông qua việc xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực, cưỡng bức kinh tế, khai thác kỹ thuật hay lan truyền những thông tin sai lệch”.


Rõ ràng hơn, TT Biden cho biết: “Tất cả chúng tôi đều nhận thấy sự cấp thiết của việc bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong dài hạn”; Liên minh mới phản ánh xu hướng rộng lớn hơn của các đối tác quan trọng ở châu Âu (ý nói về Anh Quốc) đóng vai trò ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.


image008Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lắng nghe bài phát biểu của TT Joe Biden tại New York vào ngày 21/9/2021. Ảnh: AP


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 23/9/2021 loan báo với các Ngoại trưởng trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng Washington sẽ sớm công bố một chiến lược toàn diện mới cho toàn thể khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn. ông Blinken nói chiến lược của Mỹ sẽ xuất hiện trong “mùa thu này” và “xây dựng trên viễn ảnh cùng chia sẻ về một khu vực tự do, rộng mở, liên kết, kiên cường và an ninh.” (1).


Chiến lược của Mỹ sẽ xuất hiện trong “mùa thu này” đối với ASEAN sẽ không còn là giấc mơ hòa bình sau Thế chiến thứ II, bởi “con hổ đói phương Đông” là tác nhân ngày càng lộ ra bản chất bá quyền xâm lược trong mọi lãnh vực đối với ASEAN.


Tổng thống Mỹ nói về các quốc gia mạnh hơn muốn tìm cách thống trị các quốc gia yếu hơn. Quốc gia nào? Ai cũng hiểu TT Biden khéo nói về các quốc gia mạnh đối lập với các quốc gia dân chủ.


Ông Biden khéo nói nhưng tay thì đã vung liên tiếp hai “cú đấm như trời giáng”: AUKUS và QUAD.


Nhưng liệu, theo ý của ngoại trưởng Blinken “chiến lược mùa thu” của Tam cường (Anh-Mỹ-Úc) và Tứ cường (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc), cộng lại là Ngũ cường đối với Nhị cường (Trung cộng - Nga cộng) có đỡ đòn hay không đỡ cho hai quốc gia yếu hơn, chắc chắn là yếu nhất là Việt Nam và Philippines so với Trung cộng ở “mặt trận South China Sea”.


Biển Đông, trung tâm điểm của sự cạnh tranh khốc liệt Trung - Mỹ, hai bên sườn Đông và Tây của Biển Đông là hai quốc gia có lực lượng hải quân yếu nhất luôn miệng bảo vệ chủ quyền biển-đảo, nhưng dù sao, Philippines vẫn ràng buộc sống còn với Hiệp ước An ninh phòng thủ 1951 Mỹ-Phi; còn Việt Nam ta thì vẫn ngả nghiêng giữa “đại cục”, cứng miệng nói với Đại sứ Trung cộng Hùng Ba ở Hà Nội rằng tôi không theo phe nào!


Nếu chiến tranh xẩy ra, tôi sẽ theo phe nào?


Cùng một lúc, sự ra đời của của Liên minh Tam cường AUKUS (15/9/2021) và Liên minh Tứ cường QUAD (24/9/2021) cho thấy sự bức thiết về một nền trật tự thế giới mới đang rơi vào tốc độ chóng mặt.


image010QUAD – nguyên văn tiếng Anh: Quadrilateral Security Dialogue, là một Liên minh nguyên thủ bốn nước dân chủ Mỹ, Nhật, Ấn và Úc. Quad được hình thành đầu tiên vào năm 2007 do đề xuất của cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sau trận thủy thần Tsnami tàn phá nước Nhật. Ảnh trên: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và ba nguyên thủ Narendra Modi (Ấn), Yoshihide Suga (Nhật) và Scott Morrison (Úc) họp thượng đỉnh Bộ Tứ QUAD tại Bạch Cung W. DC. ngày 24/09/2021; ngồi góc phải là Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. POOL GETTY IMAGES NORTH AMERICA/AFP


Có một sự so sánh thú vị về các hội nghị an ninh quốc tế trong quá khứ, chẳng hạn như “Hiệp định quân sự ra đời năm 1971 (cách đây 50 năm), giữa 5 quốc gia FPDA, Five Powers Defense Agreement (gồm Anh, Australia, Brunei, Malaysia và Singapore), tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) ra đời năm 1954 cách đây 67 năm. (Hoàng Anh Tuấn).


AUKUS: Tàu ngầm nguyên tử Joe Biden gây bão Paris.


Đó là các tổ chức an ninh quá khứ ở lục địa. Nhưng địa bàn lớn hiện nay của AUKUS và QUAD là Chiến trường Biển. Chiến trường này được mô tả ở 4 tầng chiến thuật: Không gian, mặt biển, lòng biển và đáy biển.


AUKUS, với vũ khí tàu ngầm nguyên tử là phương tiện tối tân nhất của Anh - Mỹ - Úc, thuốc “đặc trị” lực lượng hải quân Trung cộng ở Biển Đông, Hoa Đông và Thái bình Dương, và QUAD, một liên minh chặt chẽ minh chứng cho mối tương quan chiến lược của bốn quốc gia dây mơ rễ má cùng nhìn về Indo-Pacific Tự do và Mở.


AUKUS 2021 cũng khiến người ta nhớ lại cuộc chiến chống “đế quốc ma quỷ” của Tổng thống Ronald Reagan (SDI hay “Star Wars”) năm 1983 đã lôi kéo Liên Xô đốt hàng tỷ đôla và từ vị thế đại cường lưỡng cực rơi vào hố đen.


Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd James Austin từ Singapore tới Hà Nội

Liệu bà Harris có giúp VN “thoát Trung” và giữ được chủ quyền toàn vẹn ở Hoàng Sa-Trường Sa?

Hànội mùa thu hoạch; Saigon thành phố buồn; Manila chọn Mỹ

Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa.


Phản ứng của Bắc Kinh


Vương Nghị và hoạt động quân sự bất thường của Trung cộng ở các căn cứ/đảo sống không phải là đảo chết


Tất nhiên, Bắc Kinh không để yên cho các nước dân chủ làm vương làm tướng trong khi làn sóng đỏ cộng sản “bỏ qua thời kỳ quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội”.


Bà Phó Tổng thống Kamala Harris vừa chân ướt chân ráo từ Hà Nội về Mỹ (26/8/2021), mới độ nửa tháng, Bắc Kinh đã phái ngay Vương Nghị, Ngoại trưởng đi “làm việc” ở thủ đô 4 nước, đầu tiên là Việt Nam, Cam Bốt rồi đến Singapore và Nam Hàn (từ 10-15/9/2021).


Việt Nam và Cam Bốt là hai đồng chí XHCN của Bắc Kinh. Singapore và Nam Hàn là đồng minh của Hoa Thịnh Đốn.


Vương Nghị đến Hà Nội và Nam Vang để thắt chặt mối liên kết anh em, hay báo động về chiến lược vũ khí tàu ngầm nguyên tử AUKUS sẽ lung lay cục diện Biển Đông. Tuyên bố của Bộ ngoại giao Việt Nam nhiều lần nói Trung Quốc và ASEAN đang nỗ lực tiến tới hội nghị COC bị tạm ngưng do giặc dịch Covid-19, còn Cam Bốt đã nhiều lần về phe Bắc Kinh phá ngãng và đang củng cố đầu tư của Bắc Kinh ở cảng nước sâu Sihanouk Ville. 


Vương Nghị đến Singapore và Seoul là để dọ dẫm tình hình hai đồng minh của Mỹ. Nên nhớ, dù AUKUS và QUAD có kín cách mấy cũng khó thoát khỏi cặp mắt tình báo Hoa Nam.


Trung Quốc bắt đầu dòm ngó Vịnh Thái Lan


image012Vị trí cảng nước sâu Sihanouk Ville - Campuchia thuộc vịnh Thái Lan. Tài liệu VĂN HÓA MAP


Ngày 12/7/2016, Phán quyết của Tòa án Thường trực Quốc tế (PCA) La Haye trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc kết luận: “Bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn do Trung cộng tự vẽ ở biển South China Sea, và kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là đảo mà chỉ là đá nên không được hưởng lãnh hải 12 hải lý, vì nguồn gốc nguyên trạng các thực thể này không có một cộng đồng người sinh sống lâu đời”.


Không thể phủ nhận, phán quyết của tòa PCA về các thực thể ở Trường Sa là tảng đá khổng lồ táng vào Trung cộng, Philippines và … Việt Nam. (Tác giả bài viết có cơ hội 10 ngày đêm đi quan sát 10 thực thể lớn ở vùng biển-đảo Trường Sa năm 2014, dự các hội nghị về Biển Đông, ghi nhận nhiều điểm khác lạ và đã viết nhiều bài trên Văn Hóa Online).


Nói về những hòn đảo huyền thoại ở Biển Đông, quả thật, con người có thể sống khi được ăn, được uống và thở trên đảo. Người có cá để ăn, có khí để thở, có gió để hóng, có tự do để làm thơ, viết văn, viết nhạc, viết sử, … nhưng đào đâu ra nước ngọt để uống. Phải chăng Tổ tiên của loài người không từ Biển mà từ Sông, Suối, Hồ, Ao để đứng vững. (Truyền thuyết Tổ tiên của Bách Việt từ Động Đình Hồ; ngược lại, bọn thực dân lại thích đày các nhà ái quốc ra đảo như Vua Thành Thái cùng với con trai là Vua Duy Tân bị đày ra đảo Réunion).


Âm mưu của bọn phản động Bắc Kinh khi bồi đắp ra 7 đảo nhân tạo không phải để di dân cộng đồng sinh sống lâu đời như lập luận của tòa PCA, mà để thiết lập các căn cứ hỏa lực có tính chiến thuật - chiến lược về quân sự và chính trị, đối đầu với quyền Tự do hàng hải hàng không của Mỹ và đồng minh.


Tập Cận Bình từng nói sau khi phán quyết 12/7/2016 ra đời rằng, phán quyết này không ảnh hưởng gì tới Trung Quốc. Lưỡi bò vẫn là lưỡi bò và 7 đảo nhân tạo vẫn còn nguyên của Trung Quốc.


Ngày 16/9/2021, chỉ sau AUKUS có một ngày, một hoạt động quân sự bất thường của Bắc Kinh diễn ra tại ba căn cứ/đảo nhân tạo có vị trí chiến lược ở vùng biển Trường Sa/nam Trường Sa là đảo Chữ Thập (Yongshu Reef/ Fiery Cross Reef), đảo Subi (Zhubi Reef) và đảo Vành Khăn (Meiji Reef/ Mischief Reef) gần sát đảo lớn Palawan của Philippines.


Bắc Kinh hoán đổi quân đội đồn trú ở căn cứ Chữ Thập, Subi và Vành Khăn


Bắc Kinh điều phối binh sĩ ra đảo nhân tạo mà họ gia công xây dựng chứng minh đó không phải là đảo chết như phán quyết, mà là đảo sống để sẵn sàng đá Mỹ ra khỏi Biển Đông.


Lần đầu tiên Chiến khu miền Nam đã dùng tới vận tại cơ hạng nặng tối tân nhất của Trung cộng là Y-20 để vận chuyện binh sĩ, quân trang quân dụng vũ khí.


Trọng tâm của hoạt động này được coi là hoán đổi các đơn vị đồn trú cũ, trong thời gian qua đã hoàn thành nhiệm vụ, và nay, thay thế các đơn vị quân đội mới, nhiệm vụ mới, đáp ứng với tình hình mới.


Lý Kiến Trúc

California

27/9/2021

Reuters/VOA 24/9/2021
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15697)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16231)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16233)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17484)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21398)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14839)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13529)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20480)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16624)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13050)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13540)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14069)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14622)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15234)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16985)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14551)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15443)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".