ASEAN-Trung cộng: Bắc Kinh lèo lái COC ở South China Sea nhằm hất cẳng Mỹ cho bằng được

24 Tháng Mười Một 20211:50 CH(Xem: 5308)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 25 NOV 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.comTop of Form


ASEAN-Trung cộng: Bắc Kinh lèo lái COC ở South China Sea nhằm hất cẳng Mỹ cho bằng được

image004

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

25/11/2021

(bổ túc)


Hội nghị trực tuyến đánh dấu 30 năm quan hệ ngoại giao giữa khối ASEAN và Trung cộng (1991-2021) diễn ra ngày 22/11/2021, thực chất lộ ra bản chất bá quyền của Bắc Kinh ở vùng biển South China Sea - nơi tiếp giáp nhiều nước ven biển, Việt Nam thường gọi chung là Biển Đông.


image005Các nguyên thủ ASEAN và Trung cộng dự hội nghị trực tuyến sáng 22/11/2021. Ảnh: TTXVN.


“Đừng nghe những gì họ Tập nói mà hãy nhìn kỹ việc họ Tập làm” (1).


Phát biểu trước các nguyên thủ khối ASEAN, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc “đã, đang và sẽ mãi là một láng giềng tốt, một người bạn hữu hảo, một đối tác tốt của ASEAN”. Bắc Kinh “sẽ không bao giờ tìm cách làm bá chủ và chắc chắn sẽ không ức hiếp các nước nhỏ”.


Chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết ông muốn “cùng duy trì ổn định ở Biển Đông”, biến Biển Đông “thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác”, nhưng loại bỏ mọi “can thiệp” từ bên ngoài. (theo RFI)


Trước cuộc họp thượng đỉnh mấy ngày, ngày 16/11/2021, Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Hermogenes Esperon nói chuyện với với các nhà báo quốc tế, đồng thời ông cho công bố một video cho thấy một tàu hải cảnh Trung Quốc bật đèn chớp, chiếu đèn pha công suất cao, và xịt vòi rồng vào một tàu tiếp tế dân sự Philippines trên đường đến bãi Cỏ Mây tiếp tế cho một đơn vị nhỏ Thủy quân Lục chiến Philippines đang trấn giữ.


Năm 1999, Philippines đưa ra tuyên bố chủ quyền với thực thể này bằng cách ủi một tàu chiến cũ sét rỉ nát BRP Sierra Madre lên bãi Cỏ Mây, biến nó thành một tiền đồn để duy trì hiện diện chủ quyền ở khu vực biển bãi này.


Quân đội Philippines triển khai một đơn vị thủy quân lục chiến đồn trú trên tàu chiến này và họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiếp tế từ đất liền.


Mặc dù hôm 18/11/2021, Trung cộng đã phái 3 tàu hải cảnh xịt vòi rồng và 2 tàu tiếp tế của Philippines, nhưng hôm 21/11/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói ông đã chỉ thị cho quân đội gởi trở lại tàu tiếp tế đến bãi Cỏ Mây, sau khi phải hủy bỏ trong tuần trước vì bị tuần duyên Trung Quốc phá đám.


Trung Quốc có vẻ như “không can thiệp” các tàu tiếp tế của Phi sau các phản ứng mạnh mẽ từ phía Mỹ.


Đây không phải lần đầu Trung Quốc quấy nhiễu tàu Philippines ở bãi Cỏ Mây. Bộ Quốc phòng Philippines cho biết Bắc Kinh thường duy trì một tàu hải cảnh gần bãi Cỏ Mây để giám sát hoạt động của tàu cá Philippines, cũng như theo dõi nhiệm vụ tiếp tế cho BRP Sierra Madre.


Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, là thực thể đang trong vòng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung cộng và Philippines. Khoảng cách bãi Cỏ Mây nằm hoàn toàn trong EEZ của Philippines. Không riêng gì bãi Cỏ Mây, Trung cộng thường lớn lối cho rằng quần đảo Trường Sa là tài sản lịch sử của đất nước Trung nam hải!!!


image006Xác chiếc chiến hạm BRP Sierra Madre Philippines mua lại của Mỹ và cố ý kéo nằm ỳ tại bãi Cỏ Mây năm 1999 làm căn cứ đồn trú cho một đơn vị nhỏ Thủy quân Lục chiến Phi.

image008

Chiếc tàu chiến cũ rỉ sét tại Bãi Cỏ Mây có tên BRP Sierra Madre, dài 100 mét là loại tàu đổ bộ của Mỹ được đóng năm 1944 sau đó được Philippines mua lại năm 1976. Xác chiếc chiến hạm BRP Sierra Madre Philippines mua lại của Mỹ và cố ý kéo nằm ỳ tại bãi Cỏ Mây năm 1999 làm căn cứ đồn trú cho một đơn vị nhỏ Thủy quân Lục chiến Phi.


image010Thủy quân Lục chiến Philippines chào cờ trên chiến hạm BRP Sierra Madre


Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô hình vòng nằm trong cụm Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa, chưa có tài liệu nào khai thác nguồn tài nguyên ở khu vực bãi cạn nửa nổi nửa chìm này, nhưng vị trí an ninh quân sự của nó khá quan trọng. Bãi Cỏ Mây chỉ cách đảo nhân tạo/căn cứ quân sự Vành Khăn của Trung cộng khoảng trên dưới 40 km. Nếu được bồi đắp trở thành một cứ điểm hỏa lực, bãi Cỏ Mây trở thành cái gai nhọn đâm vào mắt Vành Khăn.

image012

Hải đồ trên (chấm đỏ) mô tả 7 bãi đá chìm do Trung Quốc bồi đắp biến thành đảo nhân tạo với hệ thống mạng lưới hỏa lực bao trùm trung tâm quần đảo Trường Sa. Từ đảo Vành Khăn TQ chiếm từ năm 1999 tới bãi Cỏ Mây chỉ cách 41km; từ bãi Cỏ Mây tới bờ biển Palawan cách 120 hải lý. Từ bãi Cỏ Mây tới đảo Hải Nam TQ cách khoảng 800 hải lý. (Hải đồ minh họa: VHO)


Chấm xanh trên hải đồ là mạng lưới phòng thủ có quân lính của Philippines chiếm đóng.


Giáo sư Luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.


image014Khung cảnh cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ASEAN - Trung Quốc ngày 22/11/2021. Ảnh chụp từ phía Phnom Penh, Cam Bốt. © An Khoun SamAun / AP


Theo họ Tập, Trung Quốc nhất quán coi trọng ASEAN như trọng tâm trong chính sách đối ngoại láng giềng, Tập bắt chước Mỹ “đồng tiền đi trước đồng tiền khôn”, và hứa tài trợ 1,5 tỉ đô la cho ASEAN và đóng góp thêm 5 triệu USD cho Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19.


Tuy nhiên, đồng tiền đi với áp lực; trong bản Thông cáo chung kết thúc hội nghị, Bắc Kinh đã lèo lái hội nghị ghi nhận cụm từ “cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiếp tục thúc đẩy xây dựng và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”.


Cụm từ “Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982” trước đây khá lâu được phát ra từ cửa miệng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, và tiếp tục cho đến nay là “châm ngôn” của chính sách đối ngoại vể Biển Đông của Việt Nam.


Việt Nam là nước gần như là quốc gia có tiếng nói trọng lượng trong các hội nghị về DOC và COC với Trung cộng. Gần như đồng hành với Bắc Kinh, Việt Nam luôn kêu gọi tiếp tục hội đàm và thực hiện cho bằng được COC, nhưng chưa thể biết rõ ý đồ sâu xa của Việt Nam muốn gì khi tiến tới việc thiết lập COC cho Biển Đông.


Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 18/11/2021, Phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng “đề nghị các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 trong mọi hoạt động trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hoà bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển”.


Thủ tướng Phạm Minh Chính Cs Việt Nam, một nước trong khối ASEAN họp với Trung cộng hôm 22/11/2021 “thúc giục các bên tiếp tục thúc đẩy xây dựng và sớm đạt được COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982", (theo VNEXPRESS).


Có trái ngược kim đồng hồ lắm không khi Liên minh phương Tây đang ngỏ ý thúc giục khối ASEAN, trung tâm của bàn cờ Đông Nam Á nên gia nhập vào chiến lược AUKUS và QUAD+ để tái lập lại nguyên trạng ở biển South China Sea tức Biển Đông.


Trung cộng trong gần 3 thập kỷ qua đã tìm cách đưa ra Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhưng cho tới nay việc đàm phán vẫn chưa kết thúc.


Kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung cộng, bản Tuyên bố chung 2021 cam kết quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên (DOC) trên Biển Đông, nhưng việc đàm phán COC sẽ tiếp tục trong một mốc thời gian được các bên nhất trí; (hàm ý COC vẫn còn phải dậm chân tại chỗ vì các bên chưa nhất trí về thời điểm tái lập hội nghị).


Chinh phục được ASEAN, Bắc Kinh có thể hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông, gây thiệt hại không chỉ với Philippines mà là tất cả các nước ven Biển Đông khác, COC là biện pháp chính trị tối ưu mà Bắc Kinh sử dụng và luôn hô hào ASEAN đồng thuận.


Philippines hiện được coi là quốc gia trong khối ASEAN luôn lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành vi bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông (kể cả COC); ngược với Việt Nam luôn kêu gọi thực hiện COC vì an ninh và hòa bình.


Theo GS Hideshi Tokuchi trong cuộc phỏng vấn của báo Pháp Luật ngày 25/11/2021, ông nói:


Để luật pháp quốc tế được tuân thủ tốt hơn, chúng ta phải hợp tác theo nhiều cách cư xử như sau:


Thứ nhất, phải thúc đẩy sự hiểu biết chung về luật biển quốc tế đã được thiết lập. Vì mục đích này, sẽ rất hữu ích khi tạo ra thêm cơ hội để các quốc gia có liên quan có thể thảo luận về các vấn đề pháp lý liên quan.


Thứ hai, tiếp tục nâng cao sự ủng hộ của công chúng quốc tế đối với phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực vào ngày 12-7-2016. Vì tòa trọng tài không có bất kỳ công cụ nào để thực thi phán quyết và vì phán quyết chỉ mang tính chất tuyên bố, nên có thể sẽ không có sự tuân thủ nếu không có tiếng nói mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế ủng hộ phán quyết lịch sử này.


Thứ ba, có thể xem xét khả năng áp dụng các biện pháp đối phó hợp pháp để buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết. Nên rút lại sự công nhận các quyền của quốc gia ven biển theo UNCLOS trong trường hợp Trung Quốc không tôn trọng các quyền có đi có lại của chúng ta trong luật pháp quốc tế”. (PLO)


Thực chất của hội nghị ASEAN+Trung cộng 2021, cốt lõi sâu xa của vấn đề là Bắc Kinh chỉ muốn hất cẳng Mỹ ra khỏi các tranh chấp và quyền chủ quyền ở biển South China Sea (Biển Đông), đồng thời, quan trọng nhất, loại bỏ sự hiện diện Hải quân Mỹ ở vùng biển này hơn 70 năm qua, xuyên qua các di chuyển tự do của Mỹ và đồng minh giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (Indo-Pacific).


(1) Nhái theo câu nói của cựu TT Nguyễn Văn Thiệu VNCH: “"Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm".


Lý Kiến Trúc


Thanksgiving California 24/11/2021
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17696)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18224)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17219)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23113)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15491)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17256)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15935)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17875)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20043)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20342)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71140)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23241)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17540)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16195)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18620)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 15193)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15029)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26679)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".