TT Biden lập danh sách vi phạm Nhân quyền không thấy tên Việt Nam

11 Tháng Mười Hai 20217:16 SA(Xem: 5774)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ BẨY 11 DEC 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


TT Biden lập danh sách vi phạm Nhân quyền không thấy tên Việt Nam


Mạng Lưới Nhân Quyền VN họp báo công bố Giải Nhân Quyền 2019


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9505/mang-luoi-nhan-quyen-vn-hop-bao-cong-bo-giai-nhan-quyen-2019


Ts Nguyễn Đình Thắng: "Công thức kết nghĩa gieo mầm Dân chủ hóa VN"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6074/ts-nguyen-dinh-thang-cong-thuc-ket-nghia-gieo-mam-dan-chu-hoa-vn-


image002Tổng thống Mỹ Biden phát biểu trong Thượng đỉnh vì Dân chủ, 9/12/2021.


11/12/2021


Trọng Thành


Hôm 10/12/2021, nhân ngày Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, chính quyền Hoa Kỳ công bố một loạt danh sách các giới chức, tổ chức thuộc 8 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Miến Điện, bị trừng phạt do các xâm phạm nhân quyền. Tham gia trừng phạt cùng Mỹ có Anh và Canada.


AFP cho biết cụ thể người đứng đầu khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc), Erken Tuniyaz, và người tiền nhiệm Shohrat Zakir, bị bộ Tài Chính Hoa Kỳ trừng phạt vì trách nhiệm trong việc giam cầm « hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và nhiều người dân thuộc các sắc tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi » tại Tân Cương. 


Công ty Trung Quốc SenseTime, chuyên về các kỹ thuật nhận dạng gương mặt, có thể được sử dụng để kiểm soát đám đông, cũng là đối tượng trừng phạt. Theo bộ Tài Chính Mỹ, công nghệ của công ty SenseTime đã được chính quyền Tân Cương sử dụng để kiểm soát cư dân tại khu tự trị. Công ty SenseTime đang chuẩn bị lên sàn chứng khoán tại Hồng Kông ngày 17/12, với hy vọng huy động được 682 triệu euro. 


Về loạt trừng phạt hôm qua, bộ Tài Chính Mỹ ra thông cáo khẳng định: « Hành động của chúng tôi hôm nay, với sự phối hợp của Anh và Canada, gửi đi một thông điệp, theo đó các nền dân chủ trên thế giới sẽ hành động chống lại những người sử dụng quyền lực Nhà nước để đàn áp ».


Các trừng phạt nói trên của Washington nằm trong khuôn khổ « luật Magnitsky ». Luật mang tên của luật sư Nga Sergueil Magnitsky, biểu tượng của cuộc tranh đấu vì nhân quyền, chống lại các hành động lạm quyền của quan chức nhà nước, qua đời trong nhà tù Nga năm 2009.


Ngoài Trung Quốc, các trừng phạt của Mỹ cũng nhắm vào công ty phim hoạt hình nổi tiếng của Bắc Triều Tiên SEK. Theo bộ Tài Chính Hoa Kỳ, công ty này đã « sử dụng các tổ chức bình phong để lách các trừng phạt quốc tế nhắm vào chính quyền Bình Nhưỡng, lừa dối các định chế tài chính quốc tế ». Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Triều Tiên Ri Yong Gil cũng nằm trong danh sách trừng phạt. Đây là loạt trừng phạt mới đầu tiên đối với Bắc Triều Tiên của chính quyền Biden.


Đại học Nga European Institute Justo bị trừng phạt vì bảo trợ cho hàng trăm công nhân Bắc Triều Tiên sang Nga với tư cách « sinh viên ». Bộ Tài Chính Mỹ cho biết những người lao động này đã mang lại nhiều ngoại tệ để chính quyền Bắc Triều Tiên sử dụng phát triển các chương trình « bất hợp pháp » chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo.


Về Miến Điện, Washington cũng trừng phạt bốn lãnh đạo vùng và ba tổ chức liên quan đến bộ Quốc Phòng, do « tham gia vào các cuộc tấn công của tập đoàn quân sự chống lại nền dân chủ và đàn áp tàn bạo » những người phản kháng.


Loạt trừng phạt được đưa ra vào ngày thứ hai, tức ngày cuối cùng Thượng Đỉnh vì Dân Chủ trực tuyến do Hoa Kỳ tổ chức, với khách mời từ hơn 100 quốc gia. (RFI)


image005Người biểu tình kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 bên ngoài nhà hát TCL Chinese Theatre ở Hollywood, Los Angeles, Mỹ, nhân Ngày Nhân quyền Thế giới, 10/12/2021. AP - Damian Dovarganes


Mỹ cấm vận thêm công ty, cá nhân từ Trung Quốc, Myanmar, Bắc Hàn


Đông A


11/12/2021


Reuters đưa tin chính quyền Tổng thống Je Biden ngày 10.12 đã áp đặt lệnh cấm vận lên nhiều cá nhân và thực thể Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên và Bangladesh. Anh và Canada cũng áp lệnh trừng phạt lên các tở chức liên quan đến quân đội Myanmar.


Trong số các tổ chức nằm trong danh sách cấm vận của Bộ Tài chính Mỹ có công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime, bị cáo buộc liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Tin dữ này xuất hiện ngay giữa lúc SenseTime chuẩn bị IPO tại Hồng Kông với kế hoạch thu hút đến 767 triệu USD đầu tư. Lệnh cấm vận đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Mỹ không được bỏ tiền vào công ty này.


Đối với Myanmar, Bộ Tài chính Mỹ áp đặt các biện pháp cấm vận đối với 2 tổ chức quân sự Myanmar và một tổ chức cung cấp nguồn lực cho quân đội nước này, cùng bốn lãnh đạo địa phương.


Đợt cấm vận này đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Biden áp lệnh trừng phạt lên tổ chức và cá nhân từ Triều Tiên


Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10.12 cũng cấm 12 người đi đến Mỹ, bao gồm các quan chức ở Trung Quốc, Belarus và Sri Lanka.


Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã gọi các động thái của Mỹ là hành vi "can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc" và "vi phạm nghiêm trọng các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế".


Phái bộ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc, đại sứ quán Myanmar và Bangladesh ở Washington chưa đưa ra bình luận về vấn đề này. (TNO)


Thượng đỉnh vì Dân chủ: TT Biden muốn quy tụ hàng trăm nước để chống lại chế độ chuyên chế


09/12/2021 Reuters


image007Tổng thống Mỹ Biden phát biểu trong Thượng đỉnh vì Dân chủ, 9/12/2021.


Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tập hợp hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới hôm thứ Ba 7/12/2021 trong "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ" diễn ra qua mạng nhằm chống lại chế độ chuyên chế - và đã không mời Nga và Trung Quốc một cách có chủ ý.


Trong bài phát biểu khai mạc, ông Biden nói rằng tự do toàn cầu đang bị đe dọa bởi những kẻ chuyên quyền đang tìm cách bành trướng quyền lực, xuất khẩu sự ảnh hưởng và biện minh cho sự đàn áp.


Tổng thống Mỹ không nêu đích danh bất kỳ quốc gia nào, nhưng các cường quốc có chế độ chuyên chế là Trung Quốc và Nga đều vắng mặt trong danh sách khách mời.


Các quan chức Mỹ đã hứa hẹn về một năm hành động sẽ tiếp nối vào hội nghị kéo dài hai ngày của 111 nhà lãnh đạo thế giới.


Bạch Ốc cho biết họ đang làm việc với Quốc hội để cung cấp 424,4 triệu đô la cho một sáng kiến mới nhằm thúc đẩy nền dân chủ trên toàn thế giới, bao gồm hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông tin tức độc lập.


Sự kiện tuần này diễn ra đúng lúc có những câu hỏi về sức mạnh của nền dân chủ Mỹ. Tổng thống thuộc đảng Dân chủ đang chật vật để chương trình nghị sự của mình được thông qua tại một Quốc hội bị phân cực và sau khi ông Trump thuộc đảng Cộng hòa phản đối kết quả bầu cử năm 2020, dẫn đến việc những người ủng hộ ông Trump tấn công vào Điện Capitol, là tòa nhà của quốc hội, vào ngày 6/1.


Một danh sách khách mời được công bố hồi tháng trước cho thấy hội nghị có sự tham gia của cả những quốc gia có lãnh đạo bị các nhóm nhân quyền cáo buộc là có khuynh hướng độc tài, như Philippines, Ba Lan và Brazil.


Danh sách cũng có tên Đài Loan, khiến Trung Quốc tức giận, Bắc Kinh coi hòn đảo có chế độ dân chủ là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.


Ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Washington đã công bố các lệnh trừng phạt các quan chức ở Iran, Syria và Uganda mà họ cáo buộc rằng các nhân vật đó đàn áp người dân, Washington cũng trừng phạt những người mà họ cáo buộc là có liên quan đến tham nhũng và các băng nhóm tội phạm ở Kosovo và Trung Mỹ.


Các quan chức Hoa Kỳ hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ trong các cuộc họp dành cho các sáng kiến toàn cầu như sử dụng công nghệ để tăng cường quyền riêng tư hoặc vượt qua kiểm duyệt. Họ cũng hy vọng các quốc gia đưa ra các cam kết công khai, cụ thể để cải thiện nền dân chủ của họ trước khi diễn ra một hội nghị thượng đỉnh nữa vào cuối năm 2022, khi đó các đại biểu sẽ có mặt trực tiếp. (VOA/Reuters)


Mỹ-Úc tẩy chay Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh vì nhân quyền


07/12/2021


image009Tòa Bạch Ốc tuyên bố hôm thứ Hai, 06/12/2021, không cử đại diện ngoại giao đến tham dự Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2022, vì các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền của chính quyền Tập Cận Bình.


Từ Washington, thông tín viên RFI Guillaume Naudin tường trình : 


« Việc tẩy chay đã được nhen nhóm từ nhiều tuần nay, và cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa Joe Biden và Tập Cận Bình không đủ để làm giảm căng thẳng giữa hai nước. Như vậy, các quan chức Hoa Kỳ sẽ ngồi ở nhà để cổ vũ các vận động viên Mỹ tham gia Thế Vận Hội. Dĩ nhiên, các nhân viên ngoại giao Mỹ vẫn có mặt để bảo đảm an toàn cho phái đoàn Hoa Kỳ.


Về phía chính quyền Mỹ, thật khó để làm như không có chuyện gì xảy ra, trong khi nhân quyền thường xuyên bị chà đạp tại Trung Quốc, nhất là ở Tân Cương. Riêng trong trường hợp này, người phát ngôn của Nhà Trắng thậm chí còn sử dụng từ « diệt chủng » nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ. Các tổ chức phi chính phủ khẳng định có hơn một triệu người thuộc cộng đồng thiểu số Hồi Giáo này đang bị giam giữ tại các khu trại.


Trước đó, Trung Quốc đã cảnh báo rằng, họ sẽ thực hiện các biện pháp « đáp trả » nếu Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc tẩy chay như vậy, Bắc Kinh gọi đây chỉ là hành động « khoác lác ».


Ủy ban Olympic Quốc tế vui mừng vì quyết định của Hoa Kỳ chỉ giới hạn ở trong khuôn khổ chính trị, các vận động viên Mỹ vẫn có thể tham gia thi đấu. Trước kia, Ủy ban Olympic Hoa Kỳ đã phản đối việc tẩy chay hoàn toàn và giải thích rằng các lần tẩy chay Thế Vận Hội, ở Matxcơva vào năm 1980, và ở Los Angeles vào năm 1984, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đã cho thấy việc sử dụng những sự kiện thể thao như thế này vào mục đích chính trị là một sai lầm. » 


Theo Reuters, cũng trong ngày hôm qua, vài giờ sau tuyên bố của Bạch Ốc, phó thủ tướng New Zealand cho biết sẽ không cử đại diện ngoại giao ở cấp bộ trưởng tới Thế Vận Hội mùa đông ở Bắc Kinh, viện dẫn lý do dịch Covid-19, và khẳng định rằng động thái này không liên quan đến quyết định của Hoa Kỳ. 


Về phía Nhật Bản, thủ tướng Fumio Kishida hôm nay cho biết Tokyo chưa đưa ra quyết định, vì cần phải đánh giá lợi ích quốc gia và cân nhắc đến tầm quan trọng của Thế Vận Hội trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản. 


Nikkei Asia nhắc lại rằng, năm 1980, giữa lúc chiến tranh lạnh vẫn căng thẳng, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã tẩy chay hoàn toàn Thế Vận Hội mùa đông ở Matxcơva, tức là không có cả vận động viên đến tham dự. Khi đó, chính quyền của tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã phản đối cuộc xâm lược của Liên Xô vào Afghanistan một năm trước đó. (RFI)

10 Tháng Năm 2016(Xem: 15701)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15899)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14879)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24713)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17608)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17870)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17396)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17711)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16090)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17730)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16434)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15905)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15219)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15722)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13560)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15479)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.