“Vòng cung lửa”

01 Tháng Năm 202211:36 CH(Xem: 4958)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 02 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


“Vòng cung lửa”


“Vòng cung lửa” và hàng chục tỷ đôla vũ khí đổ vào Kyiv; “Giai đoạn 3” thách đố cả Mỹ lẫn Nga ở Ukraine War.

image001image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

02/5/2022


Bài nhận định và dự đoán của chúng tôi hôm nay bắt đầu từ các diễn biến quân sự của Điện Cẩm Linh và Tòa Bạch Ốc đối với tình hình Ukraine War.


Không có gì ngạc nhiên khi Tổng thống Putin di chuyển những binh đoàn xâm lược của ông ta từ miền Bắc Ukraine về miền Đông, miền Nam và nhá nhem mũi súng hướng về phía Tây.


Cũng không có gì lạ khi Tổng thống Biden đề nghị Quốc Hội gia tăng 33 tỷ đôla cho Ukraine hôm 28/4/2022 trong lúc chiến trường Ukraine sôi động đầy máu lửa. Mariupol dường như đã bị Nga chiếm toàn bộ và Kyiv tiếp tục ăn pháo Nga.


Nghệ thuật dụng binh của “Đại đế” Soviet từ mặt trận này sang mặt trận rất nhanh khiến đối thủ khó đoán được ý đồ quân sự và hậu bản chính trị của Putin. Xưa nay, chiến thắng hoặc độ nghiêng trên chiến trường thường quyết định hiệp ước ở nghị trường.


Những vùng chiến địa trung tâm như Donesk, Kharkiv, Mariupol phần nào lộ rõ ý đồ của Putin và đoàn quân Nga đáp ứng nhịp độ chiến cuộc, mặc dù quân đội Ukraine phản công mãnh liệt khiến quân Nga tiêu hao nặng nề; thế nhưng, …


Nếu - kéo một đưởng lửa từ Kharkiv ở phía đông về mút tận phía tây Tiraspol-Transnistria, “Vòng cung lửa” xuất hiện. 


“Giai đoạn 3” - Nga và Mỹ đã bước vào giai đoạn mới về các hoạt động quân sự, xuất hiện từ chuyến đi của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ bà Nancy Pelosi (Dân Chủ), bí mật đến Kyiv gặp TT Zelensky, công khai xác nhận rõ với thế giới - Mỹ “sát cánh cùng Ukraine”.


image005Chú thích: “Vòng cung lửa”. Minh họa chiến trường Ukraine “giai đoạn 3”. Mầu nâu nhạt là vùng lãnh thổ miền Nam Ukraine do Nga kiểm soát. Minh họa của VHO dựa trên bản đồ CNN.


Transnistria là cái gì?


image006Nhà nước ly khai Transnistria ví như con sâu róm oằn mình đầu là thủ đô Tiraspol bơi về phương nam. Bản đồ địa hình của CNN.


image007Lãnh thổ Transnistrian dính liền với Moldova và Ukraine, nằm dọc theo sông Dniester. Mảnh đất hẹp dài ngoằng hơn 400km hiện đang chứa 1500 quân Nga là mút điểm phía Tây của Putin.


Lãnh thổ Transnistria - một xứ sở ốm nhom, dài thoòng với gần nửa triệu người dân nói tiếng Nga, tiếng Moldova và tiếng Ukraine. Một xứ sở phức tạp đa số theo Chính thống giáo.


Nhìn hình thể trên bản đồ, Transnistria như một con sâu róm oằn mình bơi về biển Nam, con mắt là thủ đô Tiraspol thèm khát, giáp ranh không xa bao nhiêu với thành phố biển Odesa bên bờ Biển Đen. (theo bản đồ, từ Odesa tới Tiraspol khoảng hơn 100km đường chim bay.) 


image009

Transnistria rộng 1.300 dặm vuông, dài 411 km (255 dặm) về phía tây Modova, về phía đông Ukraine dài 405 km (250 dặm). Transnistria có đường biên giới tự nhiên giữa Moldova và Ukraine, (phần lớn biên giới giáp Moldova), phần còn lại giáp Ukraine.


Với địa hình chiến lược, Transnistria trở thành một vùng đất đầy bất trắc. Tiền đồn của Nga đã đóng chốt ở đây.


Đường biên giới dài nhìn về phía nội địa Ukraine - nếu được thiết lập chuỗi căn cứ hỏa lực từ Bắc xuống Nam, Transnistria trở thành chuỗi điểm chiến lược quân sự ở phía Tây nếu - Nga nắm được toàn bộ lãnh thổ này.


Thật sự Moscow đã nhìn xa, 1500 quân Nga đồn trú thường trực ở Transnistria từ thời hậu chiến tranh lạnh cho đến nay.


(Chú thích thêm: Tương tự như đường biên giới vùng Tam Biên Lào-Việt-Miên, chuỗi căn cứ hỏa lực do Mỹ thiết lập các căn cứ hỏa lực từ Khe Sanh tới Kontum tới Pleiku tới Ban mê Thuột tới Buprang, Bu Bông tỉnh Quảng Đức dài khoảng 800km; Mỹ đã nhìn thấy cuộc chiến sẽ quyết định ở chiến trường cao nguyên miền trung Việt Nam. Cs Hà Nội cũng đã nhìn thấy; từ năm 1959 đã cho xây dựng ngay đường mòn 559 hồ chí minh; nhưng rất tiếc, cuộc chiến Vienam War kéo dài lì lợm mấy năm, Quốc Hội Mỹ lại không cho phép quân Mỹ vượt qua biên giới Lào-Miên, trong lúc quân cộng sản Bắc Việt và quân du kích miền Nam tận dụng vị trí bên kia biên giới làm bàn đạp công kích nam Việt Nam.)


Nga sẽ làm gì với Transnistria?


Thủ đô là Tiraspol nằm về phía nam chỉ cách thành phố Odesa của Ukraine hơn 100km, (khoảng cách này chưa lấy làm chính xác; với tốc độ của xe tăng và quân xa, khoảng 2-3 tiếng từ Odesa là tới Tiraspol), với phương tiện xe du lịch, cư dân thủ đô Tiraspol thành phố lớn nhất của Transnistria thoải mái đi Odesa tắm biển. (giống như từ Saigon đi Vũng Tàu).


Transnistria là một nước Cộng hòa ly khai thân Nga ở phía Tây Ukraine, nhưng không được quốc tế công nhận. Với tình hình chiến sự biến hóa hiện nay, dự đoán bi quan cho rằng Transnistria sẽ rập khuôn theo kiểu hai nhà nước Donetsk và Luhansk ở Donbass. Ngày 21/2/2022, TT Putin đã ký sắc lệnh “bảo hộ” hai nhà nước ly khai trên và Donbass nằm dưới cái dù Moscow.


Xin nhắc lại, “đài RT cho biết vào tối 21/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine, là hai quốc gia có chủ quyền độc lập.


Tổng thống Putin còn ra chỉ thị cho Bộ Quốc phòng Nga đưa quân đội đến hai khu vực này để "bảo đảm hòa bình", đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước cộng hòa mà ông vừa công nhận”. 


Donetsk và Luhansk tuyên bố ly khai khỏi Kiev vào năm 2014. Thời đó, cả Nga và các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đều chưa công nhận họ là quốc gia có chủ quyền, nhưng nay, tình hình có vẻ khác.


Trên tờ Washinton Post ngày 24/3/2022, nhà báo Adam Taylor có bài viết: “Transnistria, tên chính thức là Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian (PMR), là một quốc gia ly khai chưa được công nhận nhưng được quốc tế công nhận là một phần của Moldova. Transnistria được Cộng hòa Moldova chỉ định là Đơn vị hành chính-lãnh thổ của Tả ngạn sông Dniester.


“Sau một thỏa thuận năm 2005 giữa Moldova và Uktaine, tất cả các công ty Transnistria muốn xuất khẩu hàng hóa qua biên giới Ukraine phải được đăng ký với chính quyền Moldova. Thỏa thuận này được thực hiện sau khi Phái bộ hỗ trợ biên giới của Liên minh châu Âu tới Moldova và Ukraina (EUBAM) có hiệu lực vào năm 2005.


“Hầu hết người Transnistria có quốc tịch Moldova, nhưng nhiều người cũng có quốc tịch Nga, Romania hoặc Ukraine. Các nhóm dân tộc chính là người Nga, người Moldova và Ukraine.


“Việc Nga sáp nhập Crimea đã tiết lộ một sự thật dễ bị lãng quên: Thế giới có rất nhiều vùng xám và những vùng tranh chấp này đáng lo ngại vì tình trạng chưa được giải quyết của chúng thường là nguyên nhân dẫn đến xung đột.


“Giờ đây, rõ ràng Crimea tiếp đến Donbass là một phần của Nga trừ sự công nhận của quốc tế, một khu vực màu xám mới xuất hiện trên các địa điểm. (Abkhazia, South Ossetia-Georgia, Nagorno-Karabakh-Azerbaijan).


image011Một bản đồ hiển thị các khu vực tranh chấp màu đỏ thân Nga. (A map showing the disputed areas near Russia in red (Laris Karklis / The Washington Post). CNN gọi các vùng đất nhỏ này là Vùng Xám. Chấm đỏ ghi chú tên các thành phố trên bản đồ do VHO bổ sung.


Kể từ cuối tháng Hai, mọi con mắt đều đổ dồn vào Ukraine, trong lúc Tướng Không quân Hoa Kỳ Philip M. Breedlove nói rằng Transnistria có thể sớm trở thành một điểm nóng.


Vậy chính xác thì thỏa thuận với Transnistria là chuyện gì? Đó là một mảnh đất nhỏ của Moldova tách khỏi đất nước khi Liên Xô sụp đổ và thực sự là một vùng đất nói tiếng Nga và tiếng Ukraine.


Sự xuất hiện của một số khu vực "xung đột đóng băng", thường xuyên bất ổn, nơi các quan hệ quốc tế thường tranh chấp gay gắt kể từ khi thành lập 15 quốc gia hậu Xô Viết, Transnistria là một trong số những khu vực xám xịt còn sót lại sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.


https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2014/03/24/a-map-of-transnistria-crimea-and-other-geographical-gray-areas-to-be-worried-about/


Từ “Vùng xám Transnistria” …


Gần đây CNN gọi các lãnh thổ nhỏ ở giao giới Tây Á và Đông Âu đang trong tình trạng tranh chấp là “Vùng Xám”. Tạm cho danh từ này thể hiện đầy đủ thể chế chính trị của một số lãnh thổ đang tiềm ẩn nhiều bất ổn.


Một số quốc gia nhỏ ở Đông Âu và Tây Á, các nhà nước ly khai được xếp vào “Vùng Xám”. Họ đang đứng trước sự quyến rũ của EU, của NATO.


Thế nhưng mối ưu tư của Điện Cẩm Linh ai nói là Putin không nhắm vào các đối tượng xám xịt.


Lấy ví dụ như trường hợp của Thụy Điển và Phần Lan. Hai quốc gia này không liệt vào vùng xám theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Họ là hai quốc gia trung lập, nhưng theo AP mới đây cho biết, Thụy Điền và Phần Lan có thể nộp đơn xin gia nhập vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sớm nhất vào tháng 5.


Một quyết định chính trị cực kỳ quan trọng đối với Châu Âu của hai quốc gia sát nách Russia.


Nếu hai nước vùng Bắc Âu này từ bỏ chính sách trung lập lâu đời để gia nhập vào NATO thì ngoài hệ thống an ninh quốc phòng và kinh tế của EU, NATO có thêm hai quốc gia đối thủ với Russia. Chiến tuyến của NATO tiến thêm được một bước, và từ chiến tuyến này, cán cân an ninh của Châu Âu nghiêng về NATO.


Và nếu một loạt các nhà nước nhỏ ở vùng Baltic hay vùng Tây Á-Đông Âu gia nhập vào NATO thì khi ấy không thể biết được Moscow sẽ vùng vẫy ra sao.


Thụy Điển và Phần Lan nhập vào NATO, chiến sự Ukraine có thể giảm nhiệt. Nga phải đối phó với dàn tên lửa chĩa vào đất Nga, rất gần với kinh đô St Petersburg và thủ đô Matscova.


image013Bản đồ cho thấy vị trí của Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan; ba quốc gia được coi là trung lập ở Bắc Âu nhưng Thụy Điển và Phần Lan đang có ý định gia nhập vào NATO. Cán cân an ninh của Châu Âu thay đổi đáng kể.


Trở lại với vùng xám, nguồn gốc thuật ngữ “Vùng Xám” này ở đâu mà có?


Giới học giả ngờ rằng “Vùng Xám” đi đôi với “Chiến thuật Vùng xám” phát xuất từ Trung Nam Hải. (Lợi dụng sức mạnh nước lớn chèn ép các nước nhỏ ven biển – Bắc Kinh mở rộng lãnh thổ Trung Quốc ra ngoài biển South China Sea (Biển Đông); nôm na, Bắc Kinh sử dụng “Chiến thuật Vùng xám” để cướp đảo cướp biển.)


(Chú thích thêm: Bắc Kinh đã đứng trên đầu Luật pháp quốc tế, ký sắc lệnh biến các vùng xám ở Biển Đông - tức là các thực thể chìm, nửa chìm nửa nổi, rải rác, chưa có ai thực sự kiểm soát trở thành tài sản thống thuộc Trung Quốc. Ngày 19/4/2020, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố cái gọi là tên chuẩn và tọa độ của 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông phần lớn nằm trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thống thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc. Xin nhắc, trước khi làm công việc ‘thu hồi vùng xám”, Bắc Kinh đã chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974 và xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa từ năm 2013. Chính quyền Cs Việt Nam từng lên tiếng phản đối chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh ở Biển Đông nhưng … bó tay!)


https://thanhnien.vn/trung-quoc-tu-y-dat-ten-80-thuc-the-o-bien-dong-post948274.html


Thuật ngữ “Vùng Xám- Grey Zone” và “Chiến thuật Vùng xám” có gì hấp dẫn đối với Moscow?


Theo gương đồng chí Trung Nam Hải, Moscow chắc không bỏ mục tiêu “thu hồi vùng xám”. Một số tiêu điểm vùng xám là phên dậu sinh tử của Russia.


Nhưng khác với Bắc Kinh âm thầm đen tối, Moscow sẽ thẳng tay thu hồi bằng bạo lực (dù bị phương Tây chửi rủa thậm tệ). Donbass là một chiến trường xám xịt trắc nghiệm nhiều khả năng hoạt động quân sự và chính trị. Các lãnh thổ có người Nga nói tiếng Nga sinh sống bổ sung thêm nhiều nhân tố thuận lợi.


“Chiến thuật Vùng xám” của Bắc Kinh diễn ra Biển Đông thì “Chiến thuật Vùng xám” của đồng chí Moscow trước mắt sẽ diễn ra ở phía Tây Ukraine.


Transnistria chính là vùng xám; - bước thứ nhất, biến lãnh thổ Transnistria đang không có tranh chấp thành tranh chấp, hoặc tạo ra biến cố quân sự - bước hai đổ quân đội tới dưới danh nghĩa "lực lượng gìn giữ hòa bình", - bước ba thâu tóm vùng xám về một mối bằng nhiều cách kể cả việc nổ ra chiến tranh, ví dụ như tổ chức trưng cầu dân ý, bỏ phiếu đòi độc lập hoặc huy động dân chúng tự ý xin gia nhập vào Nga.  


Hậu thuẫn mạnh mẽ cho “Chiến thuật Vùng xám” của Moscow là hỏa lực tàn phá di tích văn minh văn hóa và chính sách trấn áp dân chúng. (y như VC sau ngày 30/4/1975 ở miền nam VN).


Transnistria - một tiểu quốc chỉ rộng khoảng 4000km2, một nhà nước ly khai mông lung, một xã hội tạp chủng các sắc dân nói tiếng Nga, tiếng Moldova, tiếng Ukraine - sắp rơi vào bầu trời xám xịt.


Rõ ràng Transnistria ở phía Tây Ukraine là đối tượng hàng đầu của “Đại đế” Soviet kiểu mới.


Biến cố Tiraspol


Ngày 25-26/4/2022, hai vụ nổ đã xảy ra ở thủ đô Tiraspol của Transnistria, gần tòa nhà Bộ an ninh Nhà nước, theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA-Novosti.


Đầu tiên là trụ sở cơ quan an ninh của vùng này đã bị tấn công bằng súng phóng lựu, vụ nổ thứ hai đánh sập hai cột ăng-ten vô tuyến.


Hai vụ nổ là sự biến bất thường ở vùng đất ly khai, vùng đất xám xịt.


Theo TNO ngày 26/4/2022, “Các vụ tấn công này diễn ra sau khi tướng Rustam Minnekayev, phó chỉ huy Quân khu miền trung Nga tuần trước nhắc đến những người nói tiếng Nga ở Transnistria trong bối cảnh Nga đang tiến hành hoạt động quân sự ở Ukraine.


Tướng Rustam Minnekayev nói rằng Nga có kế hoạch kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass và miền nam Ukraine trong giai đoạn 2 của chiến dịch quân sự. Từ những vùng này, Nga có thể tiếp cận Transnistria, "nơi đã xảy ra các vụ đàn áp người dân nói tiếng Nga".


Ngay sau khi xẩy ra hai vụ nổ, Tổng thống Moldova ngày 26.4 đã tổ chức họp khẩn Hội đồng an ninh quốc gia. Bộ Ngoại giao Moldova đã triệu tập đại sứ Nga để phản đối những bình luận trên. Moldova gọi đây là phát biểu "vô căn cứ và mâu thuẫn với quan điểm của Nga trong việc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi bên trong biên giới được quốc tế công nhận".


Theo CNN 27/4/2022, “Ukraine mô tả các vụ nổ là một hành động khiêu khích có kế hoạch của các cơ quan an ninh Nga. Ukraine cũng đã quy trách nhiệm cho Nga về việc bắn tên lửa hành trình vào một cây cầu bắc qua cửa sông Dniester hôm thứ Ba, cho thấy Moscow đang cố gắng cắt đứt góc tây nam của Ukraine giáp với Moldova.”


“Vòng cung lửa” sẽ tiếp cận Transnistria và tiếp cận với hàng tỷ đô là viện trợ vũ khí đổ vào Kyiv.


Chúng tôi ngờ rằng “Giai đoạn 3” chiến dịch quân sự đặc biệt của hai phía Mỹ - Nga bắt đầu khởi động.


Moldova và ngay cả Ukraine dường như không chú tâm đến cái gọi là “Vùng xám” của Nga.


Khi Moldova giành độc lập, Nga đã nhanh chóng đưa vào “Vùng Xám” Transnistria một "lực lượng gìn giữ hòa bình". 1500 quân Nga bám trụ ở lãnh thổ này từ lâu để hỗ trợ những người ly khai thân Nga. Tiraspol đã tuyên bố Transnistria là một nước cộng hòa ly khai cách đây hơn ba thập kỷ.


Một chỉ huy cấp cao của Nga nói rằng kế hoạch của quân đội đánh chiếm miền nam Ukraine sẽ mở ra một hành lang đất liền kéo dài tới Transnistria.


Theo chúng tôi, hành lang đất liền là “Vòng cung lửa” từ Kharkiv tới Transnistria.


“Vòng cung lửa”


Phó chỉ huy Quân khu miền trung Nga, Tướng Rustam Minnekayev nói rằng Nga có kế hoạch kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass và miền nam Ukraine trong giai đoạn 2 của chiến dịch quân sự. Từ những vùng này, Nga có thể tiếp cận Transnistria.


“Vòng cung lửa” sẽ từ Kharkiv nối liền tới Tiraspol -Transnistria.


“Vòng cung lửa” là bản đồ trận liệt hành quân ‘giành dân lấn đất”.


Nó tạo ra bức tường thành phân cách miền Nam với phía Bắc Ukraine. Miền nam Ukraine sẽ bước vào “giai đoạn 3 không chỉ là chiến dịch quân sự và chính trị” của Nga mà của Mỹ-NATO và Nga.


Putin và Biden - ai thắng ai ở Ukraine? Zelensky sẽ là người cầm cự tới cùng cho một Ukraine độc lập toàn vẹn lãnh thổ?


Một thông tin mới nhất từ Kyiv, Tổng thống Zelensky đề nghị Trung Quốc bảo đảm an ninh cùng với Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ.


Bảo đảm an ninh là bảo đảm cái gì? Cho cuộc hội đàm thượng đỉnh giải quyết chiến cuộc Ukraine sắp tới?


Sau cuộc đàm phán Moscow-Kyiv ở Istanbul không đi tới đâu, Jakarta vừa lên tiếng mời cả Putin lẫn Zelensky gặp nhau ở diễn đàn G-20 khai mạc tại đảo Bali-Indonesia vào tháng 11.


Hòa bình Ukraine nghe sao mong manh.


image015Chú thích: “Vòng cung lửa” từ Kharkiv tới Trannistria và vùng lãnh thổ tô màu đỏ nhạt minh họa tham vọng của Putin ở miền nam Ukraine; Lấy miền Nam bao vây miền Bắc. Dự đoán của VHO dựa trên bản đồ CNN.


Lý Kiến Trúc

California 02/5/2022
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16749)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18585)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24220)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22492)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16772)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23942)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19724)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19487)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17788)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18397)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16120)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22663)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16099)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19449)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19015)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17568)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 24248)
NV: Theo lời kể của thầy Thích Nhuận Thư, trụ trì của chùa, và là người đứng ra tổ chức chuyến hành hương cho các Phật tử: “Tối thứ Bảy, lúc 9 giờ tối, tôi ra ngoài mừng sinh nhật của một đệ tử. Toàn bộ vé máy bay và hộ chiếu của những Phật tử tham gia chuyến hành hương đều được tôi đặt trên bàn bên trong phòng. Trước khi đi, tôi khóa cửa phòng, và có để máy sưởi ở mức rất nhỏ. Tôi không khóa cửa chính của chùa.”
08 Tháng Ba 2015(Xem: 20271)
Đại sứ Osius chia sẻ với cử tọa rằng, một trong những người truyền đạt kinh nghiệm cho ông, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau khi bình thường hóa Pete Peterson, đã nói rằng “Nothing is impossible” (Không có gì là không thể.) “Nothing is impossible” được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, không chỉ bởi Đại sứ Mỹ mà còn bởi những khán giả ngồi bên dưới. "Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực."Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình"... "Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang sẽ đi Mỹ".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16856)
BBC: Kẻ tấn công đã hô lớn: "Nam Hàn và Bắc Hàn phải được thống nhất!" trước khi xông vào ông đại sứ. Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng nhiều người miền Nam tin rằng hiện diện quân sự của Mỹ tại Nam Hàn cản trở quá trình thống nhất hai miền.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 24880)
Phan Nhật Nam: "Chúng ta (Những Người Lính VNCH) và thế hệ kế tục (KHG Dương Nguyệt Ánh) không có liên hệ về vật chất. tinh thần nào trong vụ án gọi là “vu cáo/mạ lỵ” giữa cá nhân HDT/ĐN/SGN và nhân sự Báo NV". Dương Nguyệt Ánh: "Việc ông (PNN) viết một bức thư ngỏ và cho phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn không phải là lối cư xử của một người thân hay đồng chí. Trái lại, nó cho thấy lời ông viết trong thơ và việc ông làm không hề đi đôi với nhau". Trần Diệu Chân: "Đây là chiến thắng của sự thật, của công lý và là chiến thắng chung cho những nạn nhân bị chụp mũ là thân cộng hay bị cáo buộc là cộng sản, cũng như bị vu khống về nhân cách khiến thanh danh họ bị xúc phạm, đời sống của họ bị tác hại".