Putin ‘nhá nhem’ bóng ma nguyên tử, phương Tây hoảng lên cơn sốt

27 Tháng Ba 20238:52 SA(Xem: 6306)

VHO: “TỪ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ MUNICH TỚI HẬU MUNICH”


Putin ‘nhá nhem’ bóng ma nguyên tử, phương Tây hoảng lên cơn sốt


image002Ảnh trên: Các quan chức Nga quan sát cuộc triển lãm các loại vũ khí nguyên tử chiến thuật tại Moscow ngày 02/02/2023. AP - Ekaterina Shtukina; Ảnh giữa: Iskander - tên lửa vũ khí chiến thuật nguyên tử của Nga có tầm bắn khoảng 500km. Reuters. Ảnh dưới: Bản đồ các nước Bắc Âu gồm Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển, Phần Lan trên đầu Belarus, – chấm xanh là các nước có vũ khí nguyên tử của Mỹ. Ba nước sát biên giới Nga và Belarus: Estonia, Latvia, Lithuana. Bản đồ góc trên: Khoảng cách từ thủ đô Minsk (Belarus) đến thủ đô Kyiv (Ukraine) khoảng 600km nằm trong tầm tên lửa tầm trung. Bản đồ minh họa của VHO.

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

28/3/2023


VHO: Từ Hội nghị Quốc tế Munich tới hậu Munich


Ngày 16/2/2023, Tòa Bạch Ốc bên kia Đại Tây Dương, Tổng thống Joe Biden nói” ‘Chúng tôi không muốn xung đột với CHND Trung Hoa và không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới’, (với Nga);


Ngày 17-19-2023, Mỹ+ NATO+EU khai mạc Hội nghị quốc tế Munich lần thứ 59 (MSC) khai diễn từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 19 tháng 2 năm 2023 tại khách sạn Bayerischer Hof ở Thành phố Munich, miền nam Đức quốc;


Ngày 17/3/2023, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc ông vi phạm tội ác chiến tranh khi đưa “bất hợp pháp” trẻ em “từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga”;


Ngày 20/3/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Moscow hội đàm với TT Nga Vladimir Putin tại điện Cẩm Linh Moscow, Tạm biệt Putin, Tập nói: ‘Thay đổi đang đến một trật tự thế giới mới’;


Ngày 25/3/2023, Putin tuyên bố trong cuộc phỏng vấn trên đài TV nhà nước ở Moscow tố cáo “Mỹ bố trí vũ khí nguyên tử ở Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ”, và “Chúng tôi cũng làm như vậy – cài đặt vũ khí nguyên tử hoàn thành ở Belarus vào mùa Hè;


Ngày 26/3-2023, Vài ngày sau khi đón tiếp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin. ông Putin nói trên truyền hình nhà nước: “Chúng tôi không thành lập bất kỳ liên minh quân sự nào với Trung Quốc”, “Vâng, chúng tôi có hợp tác trong lĩnh vực tương tác kỹ thuật quân sự. Chúng tôi không che giấu điều này.” (VOA)


Ngày 27/3/2023, Thế giới phương Tây và Ukraine đồng loạt lên án “trò bắt chẹt vũ khí nguyên tử” của Nga”, lên án “Con tin hạt nhân Belarus chứa vũ khí nguyên tử chiến thuật của Nga”;


Ngày 27/03/2023, Sáu phiếu chống, 182 phiếu thuận, Quốc hội Hungary bỏ phiếu thông qua lá phiếu xin nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương (Nato) của Phần Lan, nước có trên 1800 km biên giới với Nga; (BBC).


Chỉ còn Thụy Điển vẫn còn bị Thổ Nhĩ Kỳ làm khó dễ để gia nhập Nato, không gian Bắc Âu sẽ vây bao trùm mạn Bắc Russia.


Ngày 28/3/2023, Theo lập luận của chủ nhân điện Kremlin, ngoài việc nhằm đáp trả Vương quốc Anh cấp cho Ukraina các loại vũ khí có chứa chất uranium nghèo, thỏa thuận triển khai vũ khí nguyên tử TNW với Minsk không vi phạm Hiệp ước “Không phổ biến vũ khí hạt nhân được ký kết từ dưới thời Liên Xô cũ”, theo hiệp ước này, “không một cường quốc hạt nhân nào có thể chuyển giao vũ khí hạt nhân hoặc công nghệ cho một cường quốc phi hạt nhân, nhưng được phép bố trí các vũ khí này, dưới sự kiểm soát của Hiệp ước” – đây chính là những gì Mỹ đã làm tại châu Âu.


Putin nói: Hoa Kỳ đã triển khai 200 TNW của mình từ lâu tại sáu nước đồng minh châu Âu là Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Bỉ, Ý và Hy Lạp. Để có thể sử dụng chúng, 257 chiến đấu cơ đã được chuẩn bị, không những của Mỹ mà cả từ các nước châu Âu. (RFI)  


Vở kịch vĩ đại ‘Chinese spy Balloon’ ở sân khấu Munich kéo màn ‘FIN’


Biden đến Warsaw gặp NATO sau khi có một cử chỉ đoàn kết vĩ đại với Kiev


Tạm biệt Putin, Tập nói: ‘Thay đổi đang đến một trật tự thế giới mới’


“Ukraine War” sẽ trả giá bao nhiêu cho dàn nhạc Brussels và Moscow?


*


Nikolai Patrushev là ai?


Putin tố cáo Mỹ cài đặt vũ khí nguyên tử ở Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ


Vì sao ‘Con tin hạt nhân Belarus’ thuận chứa vũ khí nguyên tử chiến thuật của Nga?


Mặc dù Vladirmir Putin mới ‘nhá’ lời tuyên bố Nga có kế hoạch hoàn thành việc xây dựng các cơ sở vũ khí nguyên tử ở Belarus trước ngày 1/7/2023 (vào mùa Hè), nhưng Nato, Mỹ, Liên hiệp Châu Âu và Ukrain đã hoảng lên cơn sốt.


Trong loạt bài trước: “Tạm biệt Putin, Tập nói: ‘Thay đổi đang đến một trật tự thế giới mới’; cuối bài, người viết có đề cập đến 2 điểm trong 12 điểm đàm phán hòa bình do Bắc Kinh đề xuất:


Điểm 1: “Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia” – ý nói rằng “Những lãnh thổ đã sát nhập vào Nga là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Nga”.


Điểm 7: “Giữ an toàn cho các nhà máy hạt nhân” – nhưng không đảm bảo rằng “Chiến tranh hạt nhân không thể nổ ra hay có thể nổ ra trong pham vi địa hình cục bộ”.


Cho đến nay thì vũ khí ‘bán cổ điển’ vẫn đang được ‘xài’ tối đa ở chiến trường Ukraine.


Nhưng trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước ở Moscow được phát sóng hôm thứ Bảy 25/3/2023, Putin nói rằng nó (kế hoạch bố trí vũ khí nguyên tử ở Belarus) được kích hoạt bởi một quyết định của Vương quốc Anh trong tuần trước về việc cung cấp cho Ukraine đạn xuyên giáp có chứa uranium nghèo.


Dưới con mắt của Moscow, Ukraine trở thành mục tiêu hàng đầu của vũ khí nguyên tử chiến thuật – nay được biết có loại tên lửa chiến thuật Inskander.


Hôm Chủ nhật 27/3/2023, Kiev đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để đối phó với mối đe dọa của Nga đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật vào Belarus, và gọi kế hoạch này là "tống tiền hạt nhân" của Tổng thống Vladimir Putin. (Ellen Wulfhorst/New York Daily News/Mar 26, 2023)


Có vẻ như để trấn an dư luận, Hoa Kỳ cho biết họ sẽ “theo dõi các hàm ý” trong thông báo của Putin. Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Adrienne Watson cho biết, cho đến nay, Washington chưa thấy “bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân”.


Nikolai Patrushev là ai?


Rất hiếm hoi khi nghe được một đồng minh thân cận của Putin – Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã cảnh báo: Nga có vũ khí để tiêu diệt bất kỳ kẻ thù nào, kể cả Hoa Kỳ, nếu sự tồn tại của chính họ bị đe dọa, cáo buộc Washington đánh giá thấp sức mạnh hạt nhân của Moscow.” (Reuters)


https://news.yahoo.com/putin-ally-says-russia-weapons-115549040.html?fr=yhssrp_catchall


Hôm thứ Bảy 25/3/2023, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga sẽ bố trí các tên lửa hạt nhân chiến thuật ở đồng minh thân cận Belarus, quốc gia giáp biên giới với cả Ukraine và Nga, gửi lời cảnh báo tới NATO về sự hỗ trợ quân sự của họ cho Kiev.


Nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần làm dấy lên bóng ma sử dụng vũ khí hạt nhân kể từ khi ra lệnh tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm ngoái.


image006Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev từ 2008 tham dự cuộc họp của Tổng công tố viên tại Moscow. Reuters.


Ngày 27/3/2023, từ Moscow Reuters đưa tin – (Báo cáo của Reuters; Chỉnh sửa bởi Andrew Osborn)


“Những bình luận từ Nikolai Patrushev, thư ký có ảnh hưởng của Hội đồng An ninh Nga, là phát biểu mới nhất từ một quan chức cấp cao của Nga làm dấy lên nỗi ám ảnh về một cuộc đối đầu hạt nhân giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, điều mà Moscow cho biết họ muốn tránh. "Các chính trị gia Mỹ bị mắc kẹt bởi chính tuyên truyền của họ vẫn tự tin rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp với Nga, Mỹ có khả năng tiến hành một cuộc tấn công tên lửa phòng ngừa, sau đó Nga sẽ không còn khả năng đáp trả. Điều này thật thiển cận ngu xuẩn và rất nguy hiểm," Patrushev nói với tờ Rossiiskaya Gazeta của nhà nước hôm thứ Hai 27/3/2023;


“Ông nói: "Nga kiên nhẫn và không đe dọa bất kỳ ai bằng lợi thế quân sự của mình. Nhưng nước này có vũ khí độc đáo hiện đại có khả năng tiêu diệt bất kỳ kẻ thù nào, kể cả Hoa Kỳ, trong trường hợp có mối đe dọa đối với sự tồn tại của nó".


Nga đã nói rằng một trong những lý do khiến họ gửi hàng chục nghìn binh sĩ vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái trong cái mà họ gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" là để chống lại mối đe dọa an ninh được cho là xuất phát từ việc Kiev nối lại quan hệ với lực lượng phòng thủ NATO do Mỹ đứng đầu;


“Kể từ đó, Moscow đã cáo buộc phương Tây đưa ra các mối đe dọa hạt nhân chống lại phương Tây mà không đưa ra bằng chứng công khai, đồng thời tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trong những tình huống cực đoan nếu sự tồn tại của nhà nước Nga gặp nguy hiểm.


Putin tố cáo Mỹ cài đặt vũ khí nguyên tử ở Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ


Từ Moscow, Putin nói trên truyền hình nhà nước hôm 25/3/2023:


"Không có gì bất thường ở đây cả: thứ nhất, Hoa Kỳ đã làm điều này trong nhiều thập kỷ. Từ lâu họ đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của các quốc gia đồng minh";


“Chúng tôi đã đồng ý rằng chúng tôi sẽ làm như vậy”. Putin nói “chúng tôi” ở đây là Nga và Belarus làm như vậy giống như Mỹ đã làm.


image008Chấm xanh trên bản đồ minh họa: Vũ khí nguyên tử ở Bỉ, Đức, Ý, Hòa Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp. Ba Lan sát nách Ukraine chưa có dấu hiệu chứa vũ khí nguyên tử chiến thuật.


Mỹ ước tính Nga có khoảng 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật, bao gồm bom được mang trên máy bay chiến thuật, đầu đạn tên lửa tầm ngắn và đạn pháo.  (Mar 26, 2023/ Ellen Wulfhorst


New York Daily News)


Tuyên bố ‘nhá nhem’ về vũ khí nguyên tử chiến thuật của Putin khiến giới quan sát chính trị và quân sự cho rằng kho vũ khí “bán cổ điển” của hai phe phương Tây (NATO+ Mỹ) và Nga đã ‘phục vụ tối đa’ ở chiến trường Ukraine đã gần cạn hoặc không đáp ứng được chiến thuật quân sự.


Mặc dù Nga đã chiếm và sáp nhập vùng lãnh thổ tự trị Donbass; Nato và Mỹ vẫn chưa đảo lộn được bộ mặt chiến trường, vũ khí nguyên tử chiến thuật có thể làm thay đổi cục diện được không?


Thế nhưng vì sao Putin lại quyết định đưa vũ khí nguyên tử vào Belarus và thời điểm này? Putin –  “Đại Nga’ muốn đưa cuộc chiến Ukraine nâng lên hàng rộng lớn hơn?


Lập luận của Putin khi đưa vũ khí nguyên tử vào Belaruc vì cho rằng Mỹ đã đặt vũ khí nguyên tử ở 5 nước Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.


Về địa hình chiến lược cuộc chiến ở Ukraine bao gồm Biển Đen, theo người viết, trong số các nước này, vị trí Thổ Nhĩ Kỳ đáng chú ý vì là nước có chứa vũ khí nguyên tử của Mỹ.


Cái rãnh biển Thổ Nhĩ Kỳ dẫn vào Biển Đen có khả năng khống chế con đường thủy nếu mặt trận biển nổ ra ở Biển Đen.


Hạm đội Biển Đen của Nga hầu như bám chặt vùng biển tương đối nhỏ này. Biển Đen chỉ rộng có  422.000 km², nghĩa là lớn hơn diện tích nước Việt Nam ta khoảng 100 ngàn km2, nhỏ hơn rất nhiều so với Biển Đông rộng 3, 5 triệu km2.


Tuy nhiên, Hạm đội nga đã thiệt hại và tỏ ra yếu kém khi soái hạm Moscov bị tên lửa Ukraine bắn chìm ở Biển Đen.

image010image012

Vì sao ‘Con tin hạt nhân Belarus’ chứa vũ khí nguyên tử chiến thuật của Nga?


Theo nhận định của giới quân sự, “Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng vì lợi ích cụ thể trên chiến trường hơn là những vũ khí có khả năng quét sạch các thành phố.”


Giới quân sự không giải thích rõ vì sao vũ khí nguyên tử chiến thuật có lợi ích cụ thể trên chiến trường (ở Ukraine?)


Ngày 25/3/2023, TASS, cơ quan tuyên truyền của Nga thông qua Reuters đưa tin: “Nga sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus”.


Cả thế giới đang lên án Belarus vì đã thỏa thuận cho Nga chất chứa vũ khí nguyên tử trên lãnh thổ và tuân theo kế hoạch "tống tiền hạt nhân" của Tổng thống Vladimir Putin.


Trên các bản đồ trận liệt Nga-Ukraine, từ những ngày đầu tháng 2 năm 2022, Nga đã sử dụng đất Belarus làm bàn đạp cho cuộc xâm lược Ukraine từ phía Bắc đe dọa trực tiếp thủ đô Kiev.


Biên giới Belarus-Ukraine là các khu rừng đồi núi rập rạp, nơi được Nga lập ‘an toàn khu’ tập kết binh sĩ, vũ khí trước khi mở các cuộc tấn công từ phía Bắc tràn xuống Kyiv. Kiev nằm sát biên giới Belarus. Nhưng một điều kỳ quặc là xe tăng Nga đã áp sát Kiev nhưng không “tổng tiến công và nổi dậy” nói rập khuôn theo kiểu chiến tranh Vietnam War.


Từ tháng 2 năm 2022, Nga thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” tấn công trên toàn lãnh thổ Ukraine, nhưng không tìm được một cuộc nổi dậy nào của dân chúng theo Nga mà chỉ thấy hàng triệu người dân Ukraine tỵ nạn chiến cuộc chạy thoát qua các nước lân bang.


Tuy nhiên, có những dấu hiệu kỳ lạ ban đầu của một cuộc chiến phát động từ Moscow chống lại Nato khi ý định của TT Zelensky muốn đưa Ukraine gia nhập vào Nato.


Biên giới của Ukraine với Nga kéo dài khoảng 1500km.


Nhìn chung, giới quan sát cho rằng, Ukraine trở thành trái độn an toàn cho Nga và có thể cho cả Châu Âu, nhưng những kế hoạch hòa bình cho khu vực đều đứng ở mức ‘bên lề’.


image014Đường biên giới Ukraine – Nga. Ukraine tựa như vùng đất trái độn an toàn giữa Nga và Châu Âu.


image016Từ thủ đô Minsk tới thủ đô Kiev khoảng 6ookm đường bộ.


image017Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko quan sát cuộc huấn luyện phóng tên lửa đạn đạo như một phần cuộc tập trận của lực lượng răn đe chiến lược, tại Moscow, Nga ngày 19 tháng 2 năm 2022. Sputnik/Aleksey Nikolskyi/Kremlin via REUTERS


Cho đến nay, quân đội Belarus chưa chính thức tham chiến ở Ukraine. Người ta có quyền chờ đợi, quân đội Ukraine sẽ tấn công sang Belarus vì lý do nước này đã cho Nga cài đặt vũ khí nguyên tử.


(thêm: Nhớ lại cuộc chiến Vietnam War, năm 1970-1971, tướng Đỗ Cao Trí của Quân lực VNCH đã mang quân vượt sang đất Cam Bốt đánh phá nát Trung ương cục R, nhưng bất ngờ đến “vô lý”, tướng Trí đã bị nổ tan xác trên chiến trực thăng của ông khi mới cất cánh ở Bộ tư lệnh Trảng Lớn độ vài phút. Cuộc hành quân Toàn Thắng bị hủy bỏ).


Tổng thống Vladimir Putin cho biết hôm thứ Bảy 25/3/2023, như gửi lời cảnh báo tới NATO về việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine và leo thang căng thẳng với phương Tây và ông Putin không chỉ cảnh báo xuông.


Ông đã công bố kế hoạch đưa vũ khí nguyên tử sang đất Belarus được kích hoạt bởi một quyết định của Vương quốc Anh trong tuần trước về việc cung cấp cho Ukraine đạn có chứa chất uranium nghèo.


Putin lập luận rằng bằng cách triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình ở Belarus và nói Nga đang đi theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ???


Ông Putin cho biết Nga đã triển khai 10 máy bay ở Belarus có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật, đồng thời cho biết thêm rằng Nga đã chuyển giao cho Belarus một số hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander. (*)


Putin kết luận: “Chúng tôi cũng sẽ làm điều tương tự như Mỹ và NATO làm”.


Chúng ta kiên nhẫn ‘đợi và nhìn’ trong bồn chồn và lo lắng. Thương thay cho nhân dân và đất nước khốn khổ Ukraine. Ôi “Ukraine War”.


Lý Kiến Trúc


California 28/3/2023


THAM KHẢO (từ các nguồn tin Reuters, nytimes, Nesweek, nydailynews, wfsb, South China Morning Post, AP, CBS, CNN, BBC, VOA, RFI)


https://news.yahoo.com/putin-ally-says-russia-weapons-115549040.html?fr=yhssrp_catchall


https://www.nytimes.com/2023/03/26/world/europe/russia-ukraine-putin-belarus.html


https://www.wfsb.com/2023/03/26/ukraine-official-putin-taking-belarus-nuclear-hostage/


 https://www.nydailynews.com/news/world/ny-ukraine-says-un-fend-off-putin-nuclear-threat-20230326-bqjyg7knj5axjeivpjzftpveam-story.html


* The 9K720 Iskander (NATO: SS-26 “Stone”) is a road-mobile short-range ballistic missile (SRBM) with a range of up to 500 km. Using a common transporter-erector-launcher (TEL) and support vehicles, the system can also fire the 9M728 (R-500, SSC-7) and 9M729 (SSC-8) cruise missiles.


Iskander (SS-26 “Stone”) at a Glance


Originated from


Russia


Possessed by


Russia, Algeria, Armenia


Alternate names


Stone, Tender, 9M720, 9M723, 9M723-1


Class


Short-Range Ballistic Missile (SRBM)


Basing


Road-mobile


Length


7.3 m


Diameter


0.92 m


Launch weight


3,800-4,020 kg


Payload


480–700 kg, 480 kg (export variant)


Warhead


High-explosive, submunition, earth-penetrator, thermobaric


Propulsion


Single-stage solid propellant


Range


400–500 km, 280 km (Export variant)


Status


Operational


In service


2006