Mặt trận Biển Đông không yên tĩnh

13 Tháng Bảy 20237:46 SA(Xem: 2381)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ NĂM 13 JULY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Mặt trận Biển Đông không yên tĩnh


USS Ronald Reagan đến Đà Nẵng.


Tháng 6 kinh hoàng.


Mỹ, Anh, Nhật, Úc, Phi đẩy mạnh Phán quyết The Hague 12/7/2016.


Google Earth: Cờ đỏ sao vàng biến mất ở đảo Trường Sa lớn.


Tòa tối cao Philippines hủy bỏ Thỏa thuận JSMU 2005 ba bên Việt-Trung-Phi.

image001image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

13/7/2023


“Tháng 6 kinh hoàng” chưa hết nóng đã bước qua tháng 7 – Mặt trận Biển Đông không yên tĩnh chút nào.


USS Ronald Reagan đến Đà Nẵng.


Tháng 6 kinh hoàng.


Phán quyết do Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague (PCA) đưa ra cách đây 7 năm (ngày 12 tháng 7 năm 2016) kết luận rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông là vô căn cứ.


Hãng thông tấn Reuters trụ sở tại Bắc Kinh có một bài viết về vấn đề này như sau: (tạm dịch);


“Ngày 12 tháng 7, 2023 (Reuters) – Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ “xung đột” và buộc nước này phải chấp nhận phán quyết trọng tài năm 2016 về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong khi Washington kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt cái mà họ gọi là hành vi quấy rối thường xuyên của các tàu Trung Quốc đối với các nước khác trong khu vực;


“Phán quyết do Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đưa ra cách đây 7 năm (ngày 12 tháng 7 năm 2016) kết luận rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông là vô căn cứ;


“Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho biết hôm thứ Tư: “Mỹ liên kết với các đồng minh để khơi dậy vấn đề này mỗi năm vào dịp kỷ niệm phán quyết bất hợp pháp để liên kết chống lại Trung Quốc và gây áp lực buộc Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết”;


“Đại sứ quán Trung Quốc gọi Washington là "kẻ chủ mưu" đằng sau vụ trọng tài. Trung Quốc, nước có hành động ở Biển Đông là đối tượng của hàng trăm phản đối ngoại giao do Philippines đệ trình, cũng khẳng định rằng họ không chấp nhận bất kỳ yêu sách hay hành động nào dựa trên phán quyết;


“Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói trong một cuộc họp báo rằng: “Với phán quyết của tòa The Hague, tòa đã vi phạm nguyên tắc đồng ý của nhà nước, vượt quá thẩm quyền xét xử vụ việc và làm sai luật”;


Ngược lại,


“Phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller hôm thứ Ba kêu gọi Bắc Kinh "xử lý các yêu sách hàng hải của mình theo luật pháp quốc tế; ông nói thêm rằng “Phán quyết The Hague là phán quyết cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với Philippines và Trung Quốc;


“Để chào mừng lễ kỷ niệm phán quyết trọng tài, các quốc gia như Vương quốc Anh, Nhật Bản và Úc lên tiếng ủng hộ và thúc đẩy phán quyết. Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Tư đã ra mắt một trang web chứa thông tin về chiến thắng pháp lý của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh;


Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Theresa Lazaro phát biểu tại một diễn đàn về Biển Đông: “Chúng tôi kiên quyết bác bỏ những nỗ lực cố tình làm giảm hoặc làm suy yếu hiệu lực pháp lý dứt khoát của Phán quyết trong luật pháp quốc tế đã được đưa ra cuối cùng, phán quyết không còn có thể tranh cãi và không thểcó  thỏa hiệp."


Khoảng 3 nghìn tỷ đô la hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đi qua Biển Đông mỗi năm.


Báo cáo của tòa soạn Bắc Kinh và Karen Lema ở Manila; Viết bởi Bernard Orr; Chỉnh sửa bởi Raissa Kasolowsky và Mark Porter.


Một bản tin gây chú ý đến cộng đồng Việt trong nước và hải ngoại cùa đài VOA hôm 12/7/2023 như sau:


Cờ đỏ sao vàng biến mất ở đảo Trường Sa lớn


Cờ Việt Nam biến mất khỏi bản đồ Trường Sa, Google bị phản đối


VOA 12/07/2023


image006Hình ảnh cờ Việt Nam trên Google Earth chỉ còn là màu trắng xóa


Quốc kỳ Việt Nam cỡ đại ở một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát đã biến mất khỏi hình ảnh vệ tinh của Google, gây tức giận cho công chúng Việt Nam và khiến chính quyền yêu cầu Google phải khôi phục lại như cũ.

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng này chính là mái của một tòa nhà lớn trên đảo Trường Sa Lớn được dùng làm hội trường của đảo. Nó được ghép lại từ các mảnh gốm với tổng chiều dài 25 mét, chiều rộng hơn 12 mét và được xem là quốc kỳ bằng gốm lớn nhất nước. Nó ngự trị trên đảo đã hơn 10 năm qua và có thể được nhìn thấy từ trên không trung.

Tuy nhiên, đến ngày 10/7/2023, hình ảnh lá cờ này đã đột nhiên biến mất trên bản đồ vệ tinh của Google Earth. Thay vào đó, mái hội trường giờ chỉ có một màu trắng xóa.

‘Chất lượng hình ảnh kém’

Trong công văn phản hồi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam, hãng công nghệ Mỹ này giải thích sở dĩ lá cờ biến mất là ‘do hình ảnh chất lượng kém’ và quy trách nhiệm cho một ‘đối tác thứ ba’ đã cung cấp hình ảnh vệ tinh cho họ, theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, nhưng Google không nói rõ đó là ai.

Google khẳng định họ không cố tình làm mờ hay chỉnh sửa ảnh vệ tinh và ‘đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn’. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã yêu cầu Google nhanh chóng khắc phục.

Tuy nhiên, đến rạng sáng ngày 12/7, hình ảnh quốc kỳ khổng lồ của Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn vẫn chưa được nhìn thấy trở lại qua các ứng dụng bản đồ của Google, theo tìm hiểu của VOA.

Đáng chú ý là chỉ có hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng đó biến mất vì ‘chất lượng ảnh thấp’ còn các công trình xung quanh vẫn hiện lên rất rõ trên hình ảnh vệ tinh của Google.

Hành vi này của Google bị cộng đồng mạng Việt Nam chỉ trích là gây tổn hại đến chủ quyền của Việt Nam vì đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa là nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.

Trên ứng dụng bản đồ của Google, hình ảnh đảo Trường Sa Lớn đã nhận được rất nhiều ý kiến phẫn nộ và yêu cầu chỉnh sửa của người dùng Việt Nam.

Yếu tố Trung Quốc?


Trao đổi với VOA, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, chuyên viên thuộc Viện Nghiên cứu đông nam Á ISEAS–Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, nói rằng việc lá cờ này biến mất ‘không làm thay đổi yếu tố pháp lý chủ quyền’ của Việt Nam vì ‘tuyên bố chủ quyền vẫn như trước’.


Ông Hợp nói Trung Quốc có thể bị nghi ngờ đứng đằng sau nhưng cũng có khả năng ‘đó chỉ là hiệu ứng quang học nhất thời’ như nhiễu quang học hay nhiễu điện tử.


“Nếu Việt Nam đã đề nghị Google thay ảnh thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường,” ông Hợp bày tỏ tin tưởng và nói thêm rằng nếu Google hàng động dưới áp lực của Trung Quốc thì sẽ bị chính quyền Mỹ không để yên.


Ông đề xuất nếu Google xử lý chậm thì chính quyền Việt Nam có thể đe dọa chặn Google Map ở trong nước vốn sẽ khiến hãng công nghệ này mất doanh thu hay khởi kiện ra một cơ quan trọng tài quốc tế rằng Google đã ‘hạn chế việc biểu đạt quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa’.


Từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tiến Trung, một nhà bất đồng chính kiến, nhận định với VOA rằng ‘chắc chắn Google đã xóa hình quốc kỳ Việt Nam có chủ đích’.

“Ảnnh vệ tinh thì không thể nào có chuyện lá cờ tự dưng biến mất. Cần phải có sự can thiệp của con người,” ông Trung lập luận và cho rằng lời giải thích của Google là ‘không thuyết phục’.

Theo lý giải của ông thì sở dĩ Google làm như vậy là ‘có thể muốn lấy lòng Bắc Kinh’ để được Bắc Kinh bật đèn xanh cho phép họ thâm nhập thị trường khổng lồ của Trung Quốc mà đến nay Google vẫn bị cho ra rìa.

‘Chiến thuật vùng xám’

Nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp chỉ ra rằng nếu Trung Quốc đứng sau việc này, thì đó chỉ nằm trong chiến thuật vùng xám mà Bắc Kinh thực hiện bây lâu nay để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông. Chiến thuật vùng xám là những hành vi cưỡng ép về kinh tế, chính trị, thông tin, không gian mạng… nhưng chưa đến mức xung đột quân sự.

“Trong chiến thuật vùng xám, Trung Quốc ngay từ đầu đã có các hành động kinh tế, thương mại, chính trị, quan hệ hai đảng cầm quyền, pháp lý, văn hóa, các thủ đoạn tâm lý chiến.... để quấy phá VN ở biển Đông,” ông nói và chỉ ra Bắc Kinh đang tăng cường áp lực buộc các công ty khai thác dầu khi Nga rút khỏi biển Đông.

Ông nói Việt Nam đã có những bước đi để đẩy lùi chiến thuật vùng xám của Trung Quốc như tìm kiếm sự ủng hộ từ các đối tác khác để đối phó Trung Quốc, đa dạng hóa quan hệ kinh tế để giảm sự phụ thuộc, tăng cường kiểm soát an ninh trên biển, ra các đạo luật và quy định để bảo vệ chủ quyền và tài nguyên biển, tăng cường ý thức của dân chúng về chủ quyền biển đảo…

Ông Nguyễn Tiến Trung bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa để khẳng định lãnh thổ, lãnh hải trên mặt quân sự, khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, do tiềm lực kinh tế, chính trị của Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều nên, theo lời ông, Việt Nam cần có thêm sự ủng hộ của các nước.

“Chính phủ Việt Nam nên tăng cường giáo dục lịch sử cho các em học sinh để người dân Việt Nam ngay từ nhỏ đã có ý thức là lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam đang bị xâm chiếm để luôn cảnh giác với họa xâm lược từ Trung Quốc,” ông khuyến nghị.

“Chính phủ Việt Nam cũng cần có các quỹ cho các học giả Việt Nam nghiên cứu về luật pháp quốc tế, về lịch sử biển Đông, để tiếng nói Việt Nam có trọng lượng trên trường quốc tế,” ông Trung nói thêm.


Một vụ làm ăn khai thác tài nguyên ở Biển Đông ký kết năm 2005 bị Tòa án tối cáo Philippines hủy bỏ. Bản tin dưới đây của TNO ngày 12/1/2023 cho biết:


Tòa tối cao Philippines hủy bỏ Thỏa thuận ba bên Trung-Việt-Phi JSMU 2005


VN lên tiếng về phán quyết của tòa Philippines về khai thác năng lượng


Đậu Tiến Đạt


12/01/2023 18:41 GMT+7


Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 12.1 rằng các hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS 1982 và tôn trọng quyền của các quốc gia liên quan.


Ngày 10//2023, Tòa án tối cao Philippines tuyên bố thỏa thuận ba bên của nước này với Trung Quốc và Việt Nam về thăm dò năng lượng ở Biển Đông - gọi là Thỏa thuận ba bên về tiến hành khảo sát địa chấn biển chung (JSMU) là vô hiệu và vi hiến.


Thỏa thuận được ba nước ký kết vào ngày 14/3/2005.


image008Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. (Đậu Tiến Đạt)


Trước thông tin trên, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định các hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982 và tôn trọng quyền của các quốc gia liên quan.


"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia với các vùng biển được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982", bà Hằng nhấn mạnh.


Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, là quốc gia ven biển và thành viên UNCLOS 1982, Việt Nam cho rằng, mọi hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích của các nước được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.


Tưởng cũng nên nhắc lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 2021 về Phán quyết The Hague ngày 12/7/2016, Phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng nói:


Việt Nam lên tiếng nhân 5 năm phán quyết bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông


NHẬT ĐĂNG


12/07/2021 17:44 GMT+7


https://tuoitre.vn/viet-nam-len-tieng-nhan-5-nam-phan-quyet-bac-yeu-sach-cua-trung-quoc-o-bien-dong-20210712171113187.htm


TTO - Việt Nam tái khẳng định lập trường ở Biển Đông hôm 12/7/2021, nhân tròn 5 năm tòa án quốc tế ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết bác “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.


image010Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng 12/7/2021 - Ảnh: BNG


Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 5 năm Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông ra phán quyết cuối cùng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh đến lập trường nhất quán của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông.


Bà Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.


Việt Nam ủng hộ việc các biện pháp giải quyết tranh chấp này được thực hiện bằng các giải pháp, biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.


"Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước và quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam đề nghị tất cả các bên liên quan tôn trọng và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình được quy định trong Công ước (UNCLOS 1982), cùng nhau hợp tác, đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và trật tự ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế", người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói.


Nhân dịp này, Việt Nam cũng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định trên cơ sở UNCLOS 1982.


Sau 5 năm ngày phán quyết được tòa ở The Hague đưa ra, Trung Quốc vẫn không chấp nhận, tiếp tục ngó lơ phán quyết này.


Hôm 11-7 (giờ Mỹ), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden lặp lại quan điểm của Washington về các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, tức bác bỏ các yêu sách này như cách người tiền nhiệm Donald Trump đã làm.


Chính quyền ông Biden đồng thời cảnh báo Trung Quốc rằng bất kỳ hành động tấn công nào nhằm vào Philippines (đồng minh của Mỹ) cũng sẽ nhận lại sự đáp trả của Mỹ theo hiệp ước quốc phòng chung giữa Mỹ và Philippines.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22770)
Đề xuất này được thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đưa ra với Bộ Giao thông-Vận tải Việt Nam, nhân dịp sắp diễn ra hội chợ thương mại Trung Quốc-Asean trong tháng này. Tờ Tuổi Trẻ dẫn văn bản đề xuất này cho biết 1.000 xe với 1.500 người sẽ chia thành bảy tuyến tỏa ra đi du lịch gần khắp Việt Nam, trong đó có đoàn xuyên Việt đi các thành phố lớn.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25042)
Cần nói thêm, Thien Nhan (thiennhankhongkhong@gmail.com) là người đầu tiên đã cung cấp đoạn video clip cáo buộc Thầy Chúc Minh cho trang Khánh Hoà Online và từ trang này, hơn 60 trang mạng trong nước và nước ngoài đăng tải lại.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 34398)
Andrew L. Peek: Nền Độc lập của Việt Nam, Hòa bình, Ổn định, Phát triển của khu vực ĐNÁ và châu Á Thái Bình Dương bị đe dọa nghiêm trọng, hy vọng VN sẽ thuyết phục được niềm tin của công đồng quốc tế, nhất là Nga và Hoa Kỳ, giúp VN đạt được công nghệ chế tạo vũ khí nguyên tử. Điều này cũng có nghĩa là cộng đồng quốc tế tự giúp đỡ chính mình chống lại tham vọng bành trướng của bá quyền Trung Quốc.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19596)
Trong thời kỳ George W Bush làm tổng thống, trong chiến dịch chống al-Qaeda của CIA - được biết dưới tên Rendition, Detention and Interrogation - khoảng 100 nghi phạm khủng bố đã bị giam giữ tại "những địa điểm đen" bên ngoài nước Mỹ. Những người này bị tra khảo bằng các hình thức như cho ngộp nước, đánh đập, chửi bới, giam ngoài trời lạnh và không cho ngủ.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19792)
Trả lời thắc mắc của cử tri quận Ba Đình, TBT Nguyễn Phú Trọng nói:“Còn xung quanh vấn đề biển Đông, có ý kiến nói là chúng ta mềm quá, phải kiên quyết hơn nữa. Vậy kiên quyết hơn thì phải làm thế nào? Đánh nhau chăng? Vấn đề không hề đơn giản... Còn phải rất lâu dài chứ không phải một trận mà xong”.*
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22879)
Trong chuyến đi thăm và tìm hiểu về quần đảo Trường Sa, sau cuộc phỏng vấn nhân chứng cựu Đại Tá Hải Quân Vũ Hữu Lễ Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988, bổn báo Lý Kiến Trúc đã có dịp hỏi chuyện một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam và được vị này cho biết: Năm 1988, theo tin tình báo,
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18777)
Người con gái Việt Nam từ nay gắn liền với đỉnh Fansipan tên là Chu Thị Thảo, bộ hành lên tới 10,312 ft, kiên gan chịu đựng sự đau nhức của đôi chân bé bỏng, để không chỉ Yêu quê hương như đã yêu mình mà để gởi về nhân gian phía dưới, gởi về người tình hai tiếng "mình ơi"! Trăm năm đã có mấy ai là "hậu duệ" của Mẹ Âu Cơ lên núi Việt Nhìn mây trôi đang tìm về núi cao gởi xuống biển Lạc Long thông điệp của Tình Yêu? (VH)
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 30852)
Nhìn từ đỉnh đồi, tranh của họa sĩ Lê Phổ, đã được nhà Christie’s International bán đấu giá tại Hồng Kông hôm 22/11. Người bán bức tranh của ông là Patrick Lorenzi, một người Pháp sống ở Oslo. Ông của người này đã mua bức tranh khi là Thống sứ Bắc kỳ.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21280)
Điếu Cày: "Hai tử huyệt của nó là những vấn đề Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan hoặc là Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là những tử huyệt của cộng sản và họ sợ nhất khi mà truyền thông phơi bày những sự thật đó ra công luận... tôi cũng muốn hỏi quí vị đại biểu quốc hội của Hoa Kỳ rằng quí vị sẽ làm gì sau khi quí vị nhận được tường trình của chúng tôi".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17529)
Đa phần người xuất huyết não khó thoát chết sau vài giờ hay trễ lắm là ba ngày. Khi được hỏi về tình trạng của Sư Ông xảy ra hôm 11/11/2014 nhóm bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện Bordeaux đã không trả lời trực tiếp câu hỏi mà chỉ nói khéo một câu rằng : "Chúng ta không thể nào dự đoán được sức mạnh tâm linh của một con người". Theo kinh nghiệm lâm sàng, đa phần khó ai chịu nỗi một cơn xuất huyết não, nhưng cũng có những trường hợp không bị hôn mê và bình phục dần dần đi đến bình phục hoàn toàn.
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 43258)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19733)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20586)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20906)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18652)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19629)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26263)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19588)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18257)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói: