“Thỏa hiệp thế kỷ” giữa cộng sản và tư bản qua mảnh đất Việt

21 Tháng Chín 20238:14 SA(Xem: 1987)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ NĂM 21 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


“Thỏa hiệp thế kỷ” giữa cộng sản và tư bản qua mảnh đất Việt

image001image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

21/9/2023


Tiếp theo bài: Tổng thống Joe Biden “chuyển hóa” ông trùm đỏ Bolshevik ở Đông Nam Á? Biden họp báo


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11960/tong-thong-joe-biden-chuyen-hoa-ong-trum-do-bolshevik-o-dong-nam-a-biden-hop-bao


image006Bức ảnh “ấn tượng” của lịch sử ngày 10/9/2023 tại Hà Nội hiện trên hai khuôn mặt:  Tổng thống Mỹ Joe Biden, 80 tuổi và Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng, 79 tuổi. Getty Images


Hầu như giới Truyền thông Quốc tế và Việt Nam trong nước đều đưa ra nhận định chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Joe Biden diễn ra trong vòng 24 tiếng tại Hà Nội đã đi vào lịch sử!


Nhưng thế nào là lịch sử? Lịch sử Đông - Tây có gặp nhau không? Nếu gặp, sẽ gặp ở điểm nào trong thời điểm hiện nay.


Ngày 21 tháng 2 năm 1972, Siêu cường quốc Hoa Kỳ, – Tổng thống Richard Nixon bay đến Bắc Kinh bắt tay ông trùm đỏ Bonshevik Mao Trạch Đông.


image008Cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh ngày 21/02/1972. Ảnh tài liệu AP


Ngày 10 tháng 9 năm 2013, Siêu cường quốc Hoa Kỳ – Tổng thống Joe Biden bay đến Hà Nội bắt tay ông trùm đỏ Boshevik Nguyễn Phú Trọng.


image010Cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 10/9/2023. Ảnh tài liệu Getty Images


Cuộc hành trình về phương Đông của TT Nixon thực hiện xong cuộc “chuyển hóa” trùm đỏ họ Mao ở lục địa Trung Nam Hải với gần 1 tỷ dân.


Cuộc hành trình về phương Đông của TT Biden đang thực hiện cuộc “chuyển hóa” trùm đỏ họ Nguyễn ở mảnh đất chữ S Việt Nam với 100 triệu dân.


Nixon và Mao đã cùng nhau nâng ly rẽ một bước ngoặt trong lịch sử đối đầu ý thức hệ tư bản và cộng sản, định hình một phần ba thế giới. Nhưng cả Mao và Nixon đều thừa hiểu rằng đây mới chỉ là “ngã rẽ dọ dẫm của lịch sử” chưa phải là bước đi tiếp theo của lịch sử.


Bước đi của “ngã rẽ dọ dẫm của lịch sử” được kết thúc sau cuộc đối đầu bằng vũ khí và con người qua cuộc chiến Vietnam War ở mảnh đất Việt Nam.


Nó khởi đầu và liên tục kéo dài 20 năm (1955-1975). Lò lửa thiêu người cháy hừng hực tới đỉnh điểm tàn bạo nhất của chiến tranh vào cuối những năm 1970 - 1973; Ai thắng ai? Nhưng ở dưới đáy của lò thiêu, Nixon và Mao đều muốn tưới nước.


Hai miền Nam-Bắc Việt Nam, cái đuôi ở Đông Nam Châu Á, tận cùng của cái đáy khổ đau “được hưởng” tối đa cuộc chiến đẫm máu. Hàng chục triệu người Việt Nam chết, hàng mấy chục ngàn người Mỹ tử trận kéo theo hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ thương tật và hàng chục tỷ đô la tan thành tro bụi.


Chưa hết, “Hội chứng Vietnam War” không chỉ ở đất Mỹ người Mỹ mà còn ở đất Việt người Việt. 


Đó là lịch sử – đúng ra, đó là bước đi “dọ dẫm” của lịch sử – của nó: cộng sản và tư bản – của các bộ óc chính trị.


Tất nhiên, nó phải dừng lại ở một giai đoạn. Ngày 27 tháng Giêng năm 1973, hội nghị Paris – cộng sản và tư bản dừng lại; ngày 30 tháng Tư 1975 nó chính thức chấm dứt. T-54 nghiền nát cổng Dinh Độc Lập. Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai.


Nhưng nó vẫn chưa chết.


50 năm sau, bóng dáng khổng lồ đằng sau Paris 1973 vẫn là Hoa Kỳ và Trung cộng. Nếu ở nửa thế kỷ 20, mũi giáo tiền phong của cộng sản Trung cộng là Việt cộng ở miền Bắc và Việt cộng ở miền Nam, thì, hai mươi năm đầu của thế kỷ 21, mũi giáo tiền phong của tư bản Hoa Kỳ là Việt Nam cộng sản.


Vì sao lại là Việt Nam?


Vì sao Việt Nam sẽ và đang chuẩn bị thay thế Taiwan ở “mặt trận Đông Nam Châu Á” trong đó có Biển Đông (South China Sea).


Các bộ óc chính trị của cộng sản và tư bản vẫn tiếp tục tung hoành bằng nhiều hình thái khác nhau, biến hóa biến dạng vô lường.


Từng thời điểm từng giai đoạn từng diễn biến của thời sự khu vực và thế giới, họ phải “tranh chiến” với nhau.


Từ năm 1955, Bắc Kinh đã kéo cuộc chiến vũ lực vào Việt Nam, trước hết là ở miền Nam. Năm 1995, 40 năm sau, Hoa Thịnh Đốn đã kéo “Ý thức mới và chủ nghĩa Tư bản” vào Việt Nam (nhà báo Mỹ gọi sân sau của Bắc Kinh).


Tối 10/9/2023, TT Biden trả lời câu hỏi của nhà báo Laura/BBC ở khách sạn Marriott Hotel Hà Nội, (1); “Những chuyến đi vòng quanh thế giới kéo dài 5 ngày không có vấn đề gì”, “(đừng) nghĩ quá nhiều về thuật ngữ Chiến tranh Lạnh”, “Chúng tôi đã đưa ra một con đường mới giúp tiết kiệm tiền cho mọi người, tăng cường Thế giới thứ ba - “Thế giới thứ ba” …


Để làm sáng rõ hơn cụm từ “Thế giới thứ ba”, tại Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2023, Tổng thống Joe Biden tuyên bố: “Tôi biết rằng đây sẽ là chuyến công du lịch sử”;


Đáp lời, Tổng bí thư đảng Cs VN Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Vì vậy, nhiệm vụ của tôi và của ngài, thưa ngài Tổng thống …, cuộc họp thành công. Và trong tương lai, chúng ta hy vọng sẽ cùng nhau bước vào một hành trình mới như Tổng thống Joe Biden đã đề cập. Tôi nói từ trái tim của tôi về vấn đề này.”


Đối với Mỹ, hành trình mới của Hoa Kỳ là “chinh phục con người”; đối với Việt Nam, hành trình mới của đảng CsVN không phải là nối tiếp bước đi “dọ dẫm” của lịch sử 50 năm trước, mà là “cụ thể hóa” các thỏa hiệp với Mỹ.


Nói trắng ra, thỏa hiệp giữa những bộ óc cộng sản và tư bản.


Chỉ hơi khác một chút, nếu bước đi cũ được dẫn đường bằng “bộ óc” thì nay bằng “trái tim”.


Vì sao? Tổng thống Biden đã để tay lên trái tim của ông ở Hà Nội ngày 10 tháng 9, 2023 (ý nói Việt Nam trong trái tim tôi); Tổng bí thư Trọng nói từ trái tim của tôi về vấn đề này (ý nói Hoa Kỳ trong trái tim tôi).


Cho nên không có gì ngạc nhiên khi ban tham mưu của TT Joe Biden mở cuộc họp báo vào tối 10/9/2023 tại khách sạn Marritott-Hà Nội, 5 nhà báo “cự phách” được tuyển từ 5 cơ quan báo chí quốc tế đều tập trung vào các câu hỏi xoay quanh mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung cộng, gỡ gạc được một câu lấy lệ về nhân quyền ở Việt Nam. (2) Tội nghiệp cho nhân quyền và dân quyền.


Bẩy ngày sau, ngày 17/9/2023, Phạm Minh Chính, thủ tướng CsVN, bộ óc của Tbt Trọng có mặt tại “Khách sạn Fairmont San Francisco, tọa lạc trên một khu đồi sang trọng bậc nhất thành phố đắt đỏ hàng đầu của nước Mỹ, San Francisco” (BBC/ Nguyễn Hòa 20/9/2023), để cụ thể hóa bản “Tuyên bố chung Việt-Mỹ 2023”. Hay chăng, bản “Thỏa hiệp giữa cộng sản và tư bản.”


Ở San Francisco, ông Chính tỏ ra thích thú nhắc đi nhắc lại hai lần câu: chuyến thăm của Tổng thống Biden, được Tổng Bí thư Trọng đón vừa qua là sự công nhận của nước Mỹ đối với chế độ chính trị Việt Nam, công nhận Đảng Cộng sản Việt Nam.”


trụ sở Liên hiệp Quốc, New York, ông Chính “khẳng định Việt Nam ủng hộ và quyết tâm thực hiện SDGs và ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm nỗ lực thực hiện các cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050). Bên cạnh đó, ông Chính khoe rằng “Việt Nam vẫn bảo đảm xuất khẩu gạo, góp phần ổn định an ninh lương thực toàn cầu.” 


https://baotintuc.vn/chinh-tri/thu-tuong-pham-minh-chinh-gap-chu-tich-dai-hoi-dong-lien-hop-quoc-khoa-78-20230921094731085.htm 


XEM THÊM: https://www.nhatbaovanhoa.com/p186a11945/my-hang-vn-can-giup-nguoi-dan-hieu-15-5-ty-usd-tai-tro-


image012Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh tham vọng khí hậu ở Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Ảnh: DƯƠNG GIANG (TTXVN); và khoe chuyện xuất khẩu gạo Việt Nam góp phần ổn định an ninh lương thực toàn cầu. Ông Chính cũng gặp Đại sứ Dennis Francis, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78. Ảnh: Dương Giang/TTXVN


(Thêm: Đừng quên Ông Tổ giống lúa Thần Nông IR 50404 đạt năng suất gạo từ 7 – 10 tấn/hécta là Giáo sư người Mỹ Thomas Hargrove và Giáo sư Võ Tòng Xuân. Ông Thomas Hargrove từng là sĩ quan Trung úy tham chiến ở miền nam Việt Nam. Từ trước năm 1975, Thomas Hargrove đã đưa các giống lúa Thần Nông như IR5, IR8... của Viện Lúa quốc tế IRRI Philippines đến các nông dân ở miền Tây, đồng bằng Cửu Long.)


Lịch sử thường có những trái khuấy. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong 7 tháng của năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 3,9 triệu tấn gạo, tương đương 1,9 tỷ USD. Hiện Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 37% thị phần”.) (2)


Theo BBC - https://www.bbc.com/vietnamese/business-47885898


"Sài Gòn vẫn kiểm soát vựa lúa ở đồng bằng sông Mekong, cung cấp gạo cho số dân còn do VNCH kiểm soát, gồm cả người tỵ nạn. Vụ mùa 1974-75 lại bội thu, và các thuyền chở lúa gạo, rau trái tiếp tục cập vào Sài Gòn, không hề bị phe cộng sản ngăn cản. Ngành đánh cá của Nam Việt Nam cung ứng cho Sài Gòn và để xuất khẩu, cũng còn nguyên vẹn."


Vựa lúa VNCH trong khi đó vào năm 1974 đã đem về 7,1 triệu tấn, một con số kỷ lục.


Tỷ giá chính thức tiền Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1966-1975, cứ 1 đôla Mỹ ăn 119 đồng VNCH. Chợ đen 120.


image014Ở tại một nhà máy chế biến gạo ở phía Nam đồng bằng sông Cửu Long miền nam Việt Nam, công nhân khuân vác những bao gạo lên tàu để xuất khẩu. Ảnh minh họa chụp trước đây. REUTERS / Kham/ Nguồn RFA


https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/asia-rice-supply-squeeze-lifts-vn-rates-to-more-than-8-year-high-08142020074500.html


image016Giáo sư Mỹ Thomas Hargrove, ông tổ lúa gạo Thần Nông. Ảnh tài liệu.


image018Giáo sư Võ Tòng Xuân, ông tổ lúa gạo Thần Nông. Ảnh tài liệu


https://vanhoalichsuangiang.blogspot.com/2014/03/giai-thoai-ve-nguoi-tao-ra-giong-lua.html


Tôi không nghĩ các vấn đề nêu trên đủ sức thỏa đáng trả lời câu hỏi vì sao lại là Việt Nam? Hoặc vì sao giả thuyết Việt Nam có khả năng thay thế Taiwan về chuỗi cung bán dẫn toàn cầu; hoặc vì địa chính trị giờ đây là ở Hà Nội chứ không phải ở Bắc Kinh; hoặc vì chính sách hiện nay của chính quyền Biden là đầu tư vào con người Việt Nam; hoặc vì Bonshevik ở Bắc Bộ phủ nay đã hóa thành Menshevik.


Lý Kiến Trúc

California 21/9/2023


(1) https://www.nhatbaovanhoa.com/a11960/tong-thong-joe-biden-chuyen-hoa-ong-trum-do-bolshevik-o-dong-nam-a-biden-hop-bao


(2) BBC Laura


Q (Question) Đúng vậy. Tên tôi là Laura Bicker. Tôi đến từ BBC News. Chào buổi tối, ngài Tổng thống.


TỔNG THỐNG: Chào buổi tối.


Q Bạn khỏe không?


TỔNG THỐNG: Vâng. Cảm ơn.


Q Tốt.


TỔNG THỐNG: Những chuyến đi vòng quanh thế giới kéo dài 5 ngày không có vấn đề gì.


Q Tôi có thể tưởng tượng. Trời đã tối rồi, tôi muốn nhắc bạn. (Cười.) Ý tôi là, trong sáu tháng qua, các bạn đã ký các hiệp định và thỏa thuận với Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Australia và thậm chí cả các quần đảo Thái Bình Dương. Bạn đang ở đây, đang đứng ở sân sau của Bắc Kinh. Bạn biết đấy, Trung Quốc nói rằng đây là một phần tâm lý Chiến tranh Lạnh của bạn. Họ có đúng không, thưa ông? Họ có đúng không, thưa Tổng thống? Liệu đây có phải là nguy cơ xảy ra Chiến tranh Lạnh? Và khi nào bạn sẽ gặp ông Xi?


TỔNG THỐNG: Ồ, tôi hy vọng tôi có thể gặp ông Tập sớm hơn. Tổng cộng, tôi đã dành nhiều thời gian với ông ấy hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào khác trong 12 năm qua. Vì vậy, tôi hy vọng chúng ta sẽ sớm gặp lại ông ấy. Nhưng, không, hãy nhìn xem - ví dụ, một trong những điều chúng tôi đã làm ở Ấn Độ: Chúng tôi đã đưa ra một con đường mới giúp tiết kiệm tiền cho mọi người, tăng cường Thế giới thứ ba - “Thế giới thứ ba” - khả năng của Miền Nam Toàn cầu để phát triển bằng cách gửi — chúng tôi sẽ — từ — chúng tôi sẽ có một tuyến đường sắt mới từ Ấn Độ xuyên qua Địa Trung Hải, các tuyến đường vận chuyển và đường ống mới xuyên Địa Trung Hải qua Châu Âu, lên — đến Vương quốc Anh và hơn thế nữa. Đó là tất cả về tăng trưởng kinh tế.


Điều đó không liên quan gì đến việc làm tổn thương Trung Quốc hay giúp đỡ Trung Quốc. Nó liên quan đến việc giải quyết mọi thứ, từ biến đổi khí hậu đến đảm bảo rằng các quốc gia này có thể thành công về mặt kinh tế và phát triển. Hãy nhìn xem, luận điểm của tôi ngay từ đầu đã là cả trong nước lẫn trong - về mặt chính sách đối ngoại: Đầu tư vào con người của bạn. Đầu tư vào con người. Hãy cho họ một cơ hội. Mọi thứ sẽ tốt hơn khi mọi người - tôi biết điều đó nghe có vẻ sáo rỗng.


Nếu mọi người trên thế giới có một công việc mà họ thức dậy vào buổi sáng và muốn đi làm và nghĩ rằng họ - và họ có thể đặt ba ô vuông lên bàn ăn cho gia đình mình thì bất kể họ sống ở đâu, cả thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Chúng tôi sẽ tốt hơn rất nhiều. Đó là ý tưởng đằng sau điều này. Ví dụ, bạn biết đấy, một trong những điều chúng tôi đang làm - tôi - tôi đã đề xuất từ lâu tại G7, bây giờ là - điều đó sẽ thành hiện thực tại G20, là đảm bảo rằng chúng tôi xây dựng một đường sắt xuyên lục địa châu Phi.


Hãy nghĩ về nó. Không có cách nào để băng qua lục địa châu Phi bằng ro- — bằng — bằng đường sắt. Và thậm chí không có đường cao tốc đi thẳng qua. Bây giờ, hãy giả sử để thảo luận - khi chúng ta nói về tình trạng thiếu lương thực - giả sử có một quốc gia trên lục địa rộng lớn đó có - dư thừa - thực phẩm và tài nguyên. Làm thế nào họ có thể đưa nó đến nơi họ sẽ đến? Họ sẽ làm điều đó như thế nào?


Đó là lý do tại sao chúng tôi cũng sẽ đầu tư hàng tỷ đô la vào các cơ sở năng lượng mặt trời ở Angola để có cơ sở năng lượng mặt trời lớn nhất và lớn nhất thế giới - nằm trong số những cơ sở lớn nhất. Điều đó giúp ích cho Angola nhưng cũng giúp ích cho cả khu vực. Vì vậy, tôi nghĩ chúng tôi cũng nghĩ vậy - nghĩ quá nhiều về các thuật ngữ Chiến tranh Lạnh. Không phải về vấn đề kia. Đó là về việc tạo ra sự tăng trưởng và ổn định kinh tế ở mọi nơi trên thế giới. Và đó là những gì chúng tôi đang cố gắng làm.

24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1702)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1573)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông
20 Tháng Mười 2023(Xem: 1843)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI