Nhà báo Lý Kiến Trúc tường trình Hội nghị Biển ở Manila: "Tố cáo Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Đông Nam Á"

02 Tháng Tư 20159:09 CH(Xem: 19512)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 03 APRIL 2015

Nhà báo Lý Kiến Trúc tường trình Hội nghị Biển ở Manila:
"Tố cáo Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Đông Nam Á"

LÝ KIẾN TRÚC
tường trình từ Manila-Philippines

MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.

Các ban tổ chức gồm có:

- US Pinoys for Good Governance (USP4GG);
- DI KA Pasisiil (Pinoy Patriots United);
- Institute  for  Maritime  Affairs  &  Law  of  the  Sea  (UP);
- Họp Mặt Dân Chủ (HMDC);
- VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment).

Các diễn giả đến từ các quốc gia hiện diện:

- Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez (Philippines);
- Tiến sĩ Carlyle A. Thayer (Australia);
- Tiến sĩ Celia Belocora-Lamkin (USA);
- Tiến sĩ Sophie Boisse au du Rocher (France);
- Học giả Francois-Xavier Bonnet (France);
- Tiến sĩ Jay L. Batongbacal (Philippines);
- Phó Đề đốc Nhật bản Ota Fumio (Japan);
- Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (W.DC. Vietnam Oversea);
- Tiến sĩ Trần Huy Bích (UCLA-Vietnam Oversea);
- Thạc sĩ Hoàng Việt (ViệtNam);
- Học giả Nguyễn Đình Đầu (Việtnam).

Ngoài các diễn giả ở các quốc gia đến với tư cách cá nhân, hầu như các tham dự viên đều là thành viên của tổ chức VOICE (Ls Trịnh Hội), tổ chức Họp Mặt Dân Chủ (Gs Đoàn Viết Hoạt). Không thấy có tham dự viên người Phi Luật Tân.  Các cơ quan truyền thông báo chí có đài truyền hình số 5 - Philippines, Pacific News, đài RFA và báo Văn Hóa Online.
 
Diễn giả

Đúng 9 giờ sáng, Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc điều hành VOICE, đồng tổ chức hội nghị ngỏ lời chào mừng quan khách, tuyên bố khai mạc, và giới thiệu người điều hợp chương trình hội nghị - hội thảo đầu tiên là ông Jeremy Barns, Giám đốc National Museum of the Philippines.

Ông Jeremy Barns giới thiệu chương trình thứ nhất (a) gồm có: vị diễn giả đầu tiên là cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines, cựu Thượng nghị sĩ Roilo Golez (1a. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ hai là Tiến sĩ Celia B. Lamkin, thuộc US Pinoys for Good Governance, Marianas Chapter  (CNMI and Guam) (2a. Xem toàn văn tham luận đính kèm), Diễn gỉa thứ ba là Tiến sĩ Jay Batongbacal thuộc Viện Hàng hải, Giáo sư về Luật biển Đại học Philippines. Sau ba bài thuyết trình là phần thảo luận dành cho các tham dự viên đặt câu hỏi.

Người điều hợp chương trình thứ hai (b) là ông Đặng Đình Khiết, thành viên tổ chức Họp Mặt Dân Chủ. Ông Khiết mời Diễn giả đầu tiên là Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội toàn quốc Việt - Mỹ (1b. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn gỉa thứ hai là Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại học Luật khoa Sàigon-Việt Nam (2b. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ ba là Tiến sĩ Trần Huy Bích, Thư viện Đại học UCLA (3b. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ tư là Học giả Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu Biển độc lập Việt Nam(Vì tuổi cao, ông Đầu không qua Manila chỉ gởi slide show thuyết minh một số hình ảnh, tư liệu biển Đông; Slide Show này giao cho ông Đoàn Viết Hoạt, không phổ biến). Sau ba bài thuyết trình là phần thảo luận dành cho các tham dự viên đặt câu hỏi.
 
Người điều hợp chương trình thứ ba (c) là Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Chủ tịch Viện Quốc tế-ViệtNam. Ông Hoạt mời vị Diễn giả đầu tiên là Tiến sĩ Carlyle A. Thayer, Viện Đại học New South Wales đến từ Úc châu (1c. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ hai là Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher đến từ Pháp quốc (2c. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ ba là Tiến sĩ Ota Fumio, nguyên Phó Đề đốc Hải quân Nhật đến từ Nhật bản (3c. Xem toàn văn tham luận đính kèm); Diễn giả thứ tư là Tiến sĩ Francois-Xavier Bonnet đến từ Pháp quốc. Sau bốn bài thuyết trình là phần thảo luận dành cho các tham dự viên đặt câu hỏi.

Bước qua phần thứ tư của chương trình là phần hội thảo thông qua "Bản Tuyên bố chung và thành lập nhóm Công tác Xã hội Dân sự - Adoption of Joint Statement and Establishment of  Joint Civil Society Working". Bản Tuyên bố chung đã được ban tổ chức đánh máy sẵn, in ra phát cho các diễn giả và các tham dự viên. Cuộc thảo luận diễn ra có phần sôi nổi do sự đóng góp tích cực của các thành viên Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) vàVOICE.

Vai trò Xã hội Dân sự trong việc tranh chấp biển Đông

Phần thứ tư của ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" là phần kết thúc quan trọng của hội nghị. Phần này, ban tổ chức đưa ra một bản"Tuyên bố chung" (đã đánh máy sẵn). Nội dung Tuyên bố chung chia làm hai phần: phần đầu đánh giá tầm quan trọng của "Biển Đông" đối với Việt Nam và "Biển Tây - West Philippine Sea" đối với Philippines, trong việc duy trì hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực. Tuyên bố chung khẳng định đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung Hoa tự vẽ không có giá trị pháp lý. Nhấn mạnh vai trò của các nhóm Xã hội Dân sự Việt - Phi phải được tham gia vào các cuộc thảo luận tranh chấp. Vì vậy:

Phần hai của bản Tuyên bố chung đề xuất 5 điểm. (1d. Xem toàn văn bản Tuyên bố chung đính kèm). Hội nghị đưa ý kiến đổi tên vùng biển đang tranh chấp thành biển " Đông Nam Á"; ủng hội một Ủy ban Quốc tế độc lập giải quyết các tranh chấp; phản đối những hành vi xâm chiếm, xây dựng quy mô biển đảo của Trung Quốc ở khu vực biển đảo Trường Sa, tố cáo Trung Quốc đã trắng trợn vi phạm Luật biển quốc tế (UNCLOS).

Trong phần thảo luận, một tham dự viên là ông Lâm Đăng Châu (thành viên nhóm HMDC) mạnh mẽ phát biểu ủng hộ 5 điểm trong Bản Tuyên bố chung. Phát biểu của ông Châu được đa số vỗ tay đồng tình. Ông Châu đề nghị  Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích với vai trò là người điều hợp tuyên đọc Bản Tuyên bố trước các diễn giả, trước sự chứng kiến của mọi người tham dự và thay mặt mọi người ký vào bản Tuyên bố chung. Mọi người vỗ tay đồng tình. Tuy nhiên, một số diễn giả tỏ ra hơi "ngỡ ngàng" trước sự "đột biến" của phần thứ tư cũng là phần cuối cùng của ngày hội nghị diễn ra từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Kết quả của "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" là một điểm son mang lại cho ban tổ chức Phi-Việt, đặc biệt hai ban đồng tổ chức là VOICE và HMDC đã quy tụ được một diễn đàn rộng rãi với sự tham dự - tham luận của nhiều nhân vật quốc tế.

Qua hội nghị, mối liên kết giữa nhóm VOICE và nhóm HMDC củng cố chặt chẽ. (Trong lời chào mừng thân hữu đế dự chung vui ở "tổng đàn" của VOICE ở Manila, ông Đoàn Viết Hoạt và Trịnh Hội đã chia sẻ những khóa học về Xã hội Dân sự cho hàng chục thành viên trẻ trong và ngoài nước. Riêng ông Hoạt cho biết tổ chức Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) sau nhiều năm hoạt động ở hải ngoại nay đã quy tụ được gần trăm thành viên dân chủ.

Tuy nhiên, ( tuy khá bất ngờ), qua hội nghị, việc hình thành để tạo sự liên kết với nhóm Xã Hội Dân sự Philippines là điều mới mẻ.Điển hình cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Roilo Golez đã cùng với Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cùng ký kết trong Bản Tuyên bố chung với tư cách là đồng tổ chức để "thiết lập một Nhóm Công tác Xã hội dân sự" (điểm 5 trong Tuyên bố chung).

Bốn nhân vật ghi sẵn tên ký trong bản Tuyên bố là Tiến sĩ Celia B. Lamkin (US Pinoys for Good Governace); Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (Họp Mặt Dân Chủ Vietnam Democratic  Assembly); Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez (DI KA Pasisiil Movement - Pinoy Patriots United) và Ls Trịnh Hội (VOICE).

Trên bàn chủ tọa, những phút cuối cùng, chỉ có hai ông Bích và Golez lần lượt ký vào bản Tuyên bố chung, ngoài ra không thấy vị diễn giả nào khác ký.

 Điểm khá ấn tượng trong thảo luận vào giờ cuối của hội nghị là vấn đề nêu lên sự thay đổi danh xưng vùng biển rộng 3.500.000 km2 (1.400.000 sq mi) thường được dùng bấy lâu nay trong các hội nghị và trong các văn kiện quốc tế là: "biển Đông"; "biển Đông Nam Á"; "biển Việt Nam-Trung Quốc"; "biển South China Sea"; "biển Tây Philippines". Bản Tuyên bố chung đề nghị được gọi thống nhất là khu vực "biển Đông Nam Á" (Southeast Asia Sea). Qua sự thăm dò, các vị diễn giả Pháp, Úc, Nhật, Phi, Hoa Kỳ cho biết, họ ghi nhận cao và sẽ thảo luận về ý kiến danh xưng khu vực biển "Đông Nam Á".

Tạm kết

Trong sinh hoạt chính trị của tập thể người Việt hải ngoại trước đây, cao trào đòi hỏi Đa nguyên Đa đảng cho Việt Nam dâng lên mạnh mẽ, nhưng dạo này, cao trào đa nguyên đa đảng dường như đã "lặng" xuống nhường chỗ cho Xã hội Dân sự. Theo dõi tình hình Việt Nam, đã có một vài Ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN lên tiếng  chắc nịch sinh hoạt chính trị ở VN hiện thời không có chuyện  đa nguyên đa đảng, nhưng thực tế, nhiều tiếng nói phản biện trong nước nổi cộm lên dù nhà cầm quyền ra tay trấn áp.

Để bù lắp vào tư duy thời sự chính trị , phong trào "Xã hội Dân sự" hải ngoại và quốc nội trở thành điểm tụ của các nhân vật bất đồng chính kiến. Trong nước đã có độ hơn hai chục tổ chức Xã hội Dân sự; ngoài nước khá hiếm hoi. Qua hội nghị Manila, tiếng nói của VOICE và nhóm Họp Mặt Dân Chủ hy vọng sẽ được góp mặt, góp tiếng trên bàn cờ tranh chấp chủ quyền biển đảo biển Đông mà bản Tuyên cáo đề nghị là biển "Đông Nam Á".

Tháng 8 năm 12014, báo Văn Hóa đã đưa tin về danh xưng vùng biển Đông đã được gọi là "Biển Việt Nam-Trung Quốc" qua bản thông cáo ký kết giữa ông Lê Hồng Anh và ông Lưu Vân Sơn dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 27 tháng 8, 2014.

Nhân chuyến ghé thăm Ấn Độ hôm  03/03/2015, Đô đốc Mỹ Harry Harris Jr, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó. »

Nhận định của giới quan sát chính trị cho rằng, sự hình thành và hoạt động các tồ chức Xã hội Dân sự hy vọng sẽ là một sinh lộ mới, một sinh khí mới "phù hợp hơn" với tiến trình dân chủ hóa VN; "hội nhập hơn" với tiếng nói của xã hội Việt Nam đang dâng lên mạnh mẽ, biến đổi khôn lường, và, có thể, ít bị "trấn áp" hơn./

Lý Kiến Trúc / www.nhatbaovanhoa.com 

tường trình từ Manila, 27 March, 2015

XEM THÊM:

- Tham luận của các diễn giả.
- Phỏng vấn Gs Nguyễn Ngọc Bích.
- Phỏng vấn Ls Trịnh Hội.
- Phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt.
- Phỏng vấn cựu Cố Vấn Roilo Golez.

HÌNH ẢNH HỘI NGHỊ:
blank
Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc điều hành VOICE chào mừng quan khách khai mạc hội nghị tại Manila.  
blank
Ông Jeremy Barns, điều hành phần tham luận đầu tiên của các diễn giả trên bàn chủ tọa (từ trái): cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Thượng nghị sĩ Roilo Golez; Tiến sĩ Jay Batongbacal; Tiến sĩ Celia B. Lamkin. Người ngồi phía dưới đang ghi nhận là Tiến sĩ Carlyle A. Thayer.
blank
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Thượng nghị sĩ Roilo Golez.
blank
Tiến sĩ Jay Batongbacal
blank
Tiến sĩ Jay Batongbacal thuyết trình về đường lưỡi bò 9 đoạn tự vẽ của trung Quốc.
blank
Tiến sĩ Celia B. Lamkin
blank
Ông Đặng Đình Khiết (góc trái), diều hợp phần tham luận thứ hai. TS Carl Thayer đang nêu vấn đề biển Đông với ba diễn giả trên bàn chủ tọa (từ trái): Gs Nguyễn Ngọc Bích; Thạc sĩ Hoàng Việt; Tiến sĩ Trần Huy Bích.
blank
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đọc tham luận. Ngồi phía dưới là Phó Đề đốc Hải quân Nhật bản Ota Fumino và Tiến sĩ Carl Thayer.
blank
Thạc sĩ Hoàng Việt đọc tham luận.
blank
Tiến sĩ Trần Huy Bích thuyết minh về tấm bản đồ cổ biển Đông ông đã sưu tập được từ thư viện UCLA.
blank
Ông Trịnh Trung và tài liệu của cụ Nguyễn Đình Đầu gởi từ VN qua tham dự hội nghị.
blank
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt điều hợp phần tham luận thứ ba.
blank
Từ trái: Tiến sĩ Francois-Xavier Bonnet; Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher; cựu Phó Đề đốc Ota Fumino; Tiến sĩ Carlyle A. Thayer.
blank
Tiến sĩ Francois-Xavier Bonnet đọc tham luận.
blank
Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher đọc tham luận.
blank
Cựu phó Đề Đốc Ota Fumino đọc tham luận.
blank
Tiến sĩ Carlyle A. Thayer cẩn thận ghi chép những ý kiến trước khi đọc tham luận.
blank
Bức hình kỷ niệm trong giờ giải lao. Từ trái: Ts Batongbacal, Thượng nghị sĩ Roloi Golez, Gs Nguyễn Ngọc Bích, Tiến sĩ Celia B. Lamkin, Giám đốc Viện bảo tàng Quốc gia Phiippines Jeremy Barns và Luật sư Trịnh Hội.
blank
Ông Nguyễn Công Bằng, Chủ tịch Vì Dân Foundation đến tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên và Ts Carl Thayer.
blank
Tiến sĩ Carlyle A. Thayer và nhà báo Nguyễn Văn Khanh Giám đốc RFA Tiếng Việt.
blank
Tiến sĩ Carlyle A. Thayer và nhà báo Lý Kiến Trúc Chủ nhiệm báo Văn Hóa.

XEM TIẾP SỐ BÁO TỚI CÁC CUỘC PHỎNG VẤN DO VĂN HÓA THỰC HIỆN, NGUYÊN VĂN CÁC BÀI THAM LUẬN, THÔNG CÁO CHUNG.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 19949)
(VOA) - Ông Phan Tất Thành: "Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi; ... - "Nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả." (BBC) - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo." - “Rằng hay thì thật là hay – Nhưng tay đạo diễn phim này là ai?” (Nhại Kiều)
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17992)
- Đại sứ Osius: “Mỹ không can thiệp vào thể chế chính trị Việt Nam”. - Đô đốc Paul Zukunft Tư lệnh duyên hải Mỹ sẽ đến thăm VN. - Làm việc chung với tướng Nguyễn Chí Vịnh về việc Việt Nam cử quân y và công binh gìn giữ hòa bình. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tiếp tôi trong một cuộc gặp trước phiên khai mạc Hội thảo LHQ về Triển khai Lực lượng Tham gia Gìn giữ Hoà bình diễn ra trong tuần này. (Xem tiếp. Dự kiến các hoạt động nêu trên sẽ lần lượt được triển khai trong năm 2016, chậm nhất cuối năm 2016 đơn vị công binh Việt Nam sẽ lên đường." (Ảnh trích từ facebook Đại sứ).
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 16042)
Khai mạc vũ đài biển Đông - "Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn." - Trong khi đó cánh chuyên gia quân sự và hàng hải Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post ngày 15/5 rằng, kể cả Mỹ điều máy bay và tàu chiến tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc sẽ vẫn không dừng tay."
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 17871)
"Hai Thủ tướng Việt - Thái cùng chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan). Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia." (Xem bản đồ Việt - Thái trang trong).
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 17102)
Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ đã có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 19729)
- "Hãng thông tấn DPA của Đức hôm qua (20/7) nói rằng chính phủ Việt Nam đã bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris (Pháp) cuối tuần qua. DPA dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sức khỏe của ông Thanh vẫn “ổn định” sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện Georges Pompidou European ở Paris." - Ảnh bên: Tướng Thường Vạn Toàn tặng bình quý cho Tướng Phùng Gia Thanh trong buổi hội đàm biên giới Việt – Trung kéo dài từ ngày 15/5 cho tới ngày 18/5 tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 17963)
"Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". Cách đây 200 năm, thời Lê Mạt, Nguyễn sơ, đại Thi hào Dân tộc Tiên Điền Nguyễn Du khắc họa ra nàng Kiều danh nổi như cồn chốn hồng lâu mộng với hai câu thơ "Vành ngoài bầy chữ, vành trong tám nghề". Tất nhiên hai câu thơ không đủ minh họa ra đời nàng Kiều - sản phẩm của thời ly loạn tranh bá đồ vương, nhưng vào thời đó, sĩ phu Nho giáo vịn vào "đạo lý" rủa nàng kịch liệt; có chỗ cấm đàn ông không được đọc, (chỉ được đọc lén), đàn bà không được học, (chỉ học rỉ tai). Chưa tới ba trăm năm sau, thời nay, Hội đồng Hòa bình Thế giới "khấp" nàng lên tới đỉnh điểm. Lý do: Truyện Kiều - đời Kiều đã lên vào hàng quốc tế, đa phương đối ngoại. (xem tiếp trang trong).
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 17108)
Ghi nhận của cử tọa trong buổi Đại sứ Osius tiếp xúc với VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa - "Nhận lời mời của Phòng Thương Mại Việt Mỹ Quận Cam (VACOC), Đại sứ Ted Osius đã đến thăm và nói chuyện với giới trẻ VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa hôm thứ Hai 13 July, 2015; tại đây, Đại sứ đề cập đến nhiều sự kiện thời sự quan trọng liên quan đến tình hình Việt Nam về Nhân quyền, Kinh tế Thương mại, Giáo dục, về thời điểm TPP, về đời sống Văn Hóa Việt Nam, về ẩm thực, ... đặc biệt về Biển Đông ông cho biết cho đến ngày hôm nay là ngày thứ ba tôi ở Mỹ, Khu trục hạm Hoa kỳ đang hiện diện suốt ở biển Đông."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17008)
- "Hôm thứ Hai 13/7, Đại sứ Ted Osius đã dành 2 tiếng buổi sáng đến nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ - Quận Cam (VACOC), và ăn chay ở nhà hàng ZEN; tại đây, ông đã thông báo nhiều thông tin "nảy lửa" về tình hình Việt Nam, mối bang giao Việt Mỹ, chỉ sau vài ngày (6 - 10/7/2015) TBt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ hội kiến với TT Barack Obama ở tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Joe Biden ở Bộ Ngoại giao, ký kết Bản Thông cáo chung "Tầm Nhìn Việt Mỹ 2015." (lkt) XEM THÊM: "Thông cáo chung Việt - Mỹ"
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 17962)
Westminster (VH) - Bốn văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Dana Rohrabacher, Ed Royce và Loretta Sanchez kết hợp với sự bảo trợ của ban giám đốc Trung tâm Le-Jao Coastline College, đã tổ chức tại hội trường Community Town Hall tọa lạc trong thành phố Westminster, một buổi họp mặt đặc biệt dành cho Đại sứ Ted Osius đến từ Hà Nội-Việt Nam, có dịp trao đổi với tập thể dân chúng trong cộng đồng Việt Mỹ vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ nhật 12/7/2015.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27328)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 16092)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18526)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16598)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26373)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16770)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16332)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)