5 Nhà Báo, năm cái chết; A.C. Thompson: Sẽ làm phim kế tiếp về "Terror in Little Saigon"

12 Tháng Mười Một 201511:37 CH(Xem: 19204)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 13 NOV 2015

 

5 Nhà Báo, năm cái chết; A.C. Thompson: Sẽ làm phim kế tiếp về "Terror in Little Saigon"

image001

VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng".

Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽcòn đi xa hơn nữa...  

Có lẽ thế! ... nhưng nếu không có cái ông phóng viên A.C. Thompson và Richard Rowley Right mò lại chuyện "cũ" (cũ nhưng chưa cổ đại), rồi xuất ra phim, thì cũng không ra chuyện "nổ ầm ầm". Một số báo đài Việt ngữ phỏng vấn nhà báo A. C. Thompson. Nhiều người khen Thompson lịch lãm, đối đáp giỏi và là "con cáo già" trong nghề báo.

Tuy nhiên, phần phản biện vẫn là quan trọng nhất. Đảng Việt Tân đã phản ứng liên tục qua các hình thức khác nhau, đưa ra những luận cứ phê phán A.C. Thompson, và đề nghị PBS rút phim xuống.

5 Nhà Báo, năm cái chết

Những cái chết không bình thường của năm người Mỹ gốc Việt chỉ vì nguồn gốc họ làm nghề báo, viết báo, đi tìm sự thật và phê phán. Làm báo, đó là cái nghề "nguy - nghèo - nghiệp" ở hải  ngoại. Người cầm bút, cầm máy biết là nguy hiểm, nghèo khó, nghiệp dĩ  như vậy, nhưng "đã mang cái nghiệp vào thân", bổn phận là phải cung ứng món ăn tinh thần và "thông tin để tiến bộ" cho hàng triệu người Việt lưu vong tỵ nạn đang cần, rất cần, như cái ăn chốn ở bình thường. Nghề báo! cái nghề Đệ tứ quyền ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ lắm nhiêu khê.

Bộ phim “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon "cáo buộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam – hay còn gọi là Mặt trận Hoàng Cơ Minh – hoặc chịu trách nhiệm hoặc là nghi can của các vụ giết người mà đến nay chưa có kết luận". (theo Lê Quỳnh BBC), nhưng có thể A.C. Thompson sẽ phải tiếp tục điều tra thêm cho cuốn phim tới. (theo phỏng vấn của Ls Nguyễn Hoàng Duyên San Jose).

Ngoài việc ghi nhận tin tức trên các hệ thống truyền thông, Tòa soạn báo Văn Hóa còn nhận khá nhiều thư của quý bạn đọc, quý thân hữu gởi qua E-mail, đóng góp ý kiến, phản hồi, phản biện, về một giai đoạn lịch sử cộng đồng nhuốm một "trang sử bi tráng, pha lẫn máu, tiền tài, đẫm mồ hôi và thừa ý chí".

Do vụ việc "nổ ầm ầm" chưa đến hồi kết luận giải, (có khi lại phải vác chiếu ra tòa); phía bên đảng Việt Tân (hậu thân của MT) đang có nhiều phản ứng gay gắt, phía bên PBS vẫn tiếp tục chiếu, phía dư luận cộng đồng chới với lao xao, phía A.C Thompson chắc còn đang thu thập thêm tài liệu, nhân chứng để tung ra phim thứ hai; báo Văn Hóa tiếp tục ghi nhận và sẽ tường trình cùng quý bạn đọc. Trân trọng. E-mail: vaama2008@gmail.com

Có nhiều nguồn tin dẫn sơ lược tiểu sử và cái chết của 5 (Năm) Nhà Báo; Văn Hóa xin ghi nhận một số thông tin tạm thời như sau:

Theo Ts Nguyễn Phúc Liên:

1.- Tháng 1-1980, văn phòng báo Văn Nghệ Tiền Phong ở Arlington, Virginia do nhà báo Nguyễn Thanh Hoàng chủ trương bị ném bom xăng. Ông Nguyễn Thanh Hoàng và con gái 7 tuổi may mắn thoát nạn.

2 - Ngày 24-8-1982 - Nhà báo Đạm Phong, chủ nhiệm tuần báo Tự do tại Houston Texas, bị bắn chết tại nhà riêng. Ông Đạm Phong đã từng bị đe dọa vì ông đã cho in những bài viết chất vấn những hoạt động gây quỹ của Mặt Trận.

3. - Ngày 9-8-1987: văn phòng tuần báo Mai tại Westminster, California bị đốt, nhà văn Hoài Điệp Tử cũng bị hỏa thiêu khi đang làm việc tại trụ sở báo Mai. 

4. - Ngày 21-11-1989: Ông Đỗ Trọng Nhân, nhân viên cắt dán bài vở cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong bị bắn chết. Theo nhà văn Sơn Tùng : “Nhân viên sở rác đã phát hiện xác ông Nhân chết ngồi trong xe trước tay lái, có lẽ đã bị bắn từ tối thứ hai khi đi làm về mà không ai để ý cho đến sáng thứ tư là ngày xe tới lấy rác trong khu vực này.”

5. - Ngày 22-8-1990: Vợ chồng ký giả Lê Triết (Tú Rua) bị ám sát bắn chết ngay tại chỗ đậu xe bên hông nhà của vợ chồng ông. Ký giả Lê Triết, bút hiệu Tú Rua là người phụ trách mục phiếm luận “Ngày Lại Ngày” của tờ Văn Nghệ Tiền Phong.

 Ngoài ra còn có những vụ ám sát hụt (như vụ ám sát giáo sư Cao Thế Dung), và những cú phone đe dọa tính mạng mà tôi là một trong những nạn nhân.

Theo nhà báo tự do Nguyễn Thiếu Nhẫn:

Dương Trọng Lâm

image005

Theo phim “Terror in Little Saigòn” do chương trình truyền hình PBS trình chiếu ngày 3 tháng 11 năm 2015 vừa qua, thì vụ giết người đầu tiên, ám sát ký giả ngay trên đất Mỹ là nhà báo Dương Trọng Lâm, là một người trẻ 27 tuổi, chủ trương cơ quan truyền thông Việt ngữ Cái Đình Làng. Ký giả này đã trở thành mục tiêu khủng bố khi tay súng bí mật rình rập và vào một buổi sáng khi ông ký giả này tản bộ tại một chung cư ở San Francisco, sát thủ đã nổ súng, một viên đạn đã bắn lủng phổi, xuyên động mạch nằm trên tim nạn nhân.

Đạm Phong

image007

-Ký giả thứ 2, ông Nguyễn Đạm Phong bị sát hại năm 1982 khi ông 44 tuổi và là cha của 10 đứa con. Ông là người chủ trương bán nguyệt san Tự Do (Freedom). Sau loạt bài tố cáo thì ký giả Đạm Phong bị hăm dọa, ít nhất 3 lần một tuần, nhưng ông vẫn viết. Ký giả Đạm Phong đã bị sát thủ bám sát và giết chết tại nhà ở. Ông bị bắn 7 lần bằng loại súng lục Caliber 45. Hiện nay tại Pearland, Texas, ở vùng ngoại ô Houston có một nghĩa địa là nơi an nghỉ của ký giả Đạm Phong. Con trai của cố ký giả Đạm Phong đưa ra một tờ báo Anh ngữ trong đó một người bạn của cố ký giả Đạm Phong nói hung thủ thuộc K.9, một tổ chức ám sát. Khi ký giả Đạm Phong bị giết, mọi người im lặng vì sợ mình cũng cùng chung số phận. 

Hoài Điệp Tử

image009

-Người thứ ba bị khủng bố đốt chết là nhà văn, nhà báo Hoài Điệp Tử (tên thật Phạm Văn Tập), người chủ trương tuần báo Mai. Bọn khủng bố trong đêm đã phóng hỏa tòa soạn báo Mai là một văn phòng nhỏ tại Garden Grove, California khi nhà văn Hoài Điệp Tử đang ngủ, ông bị nghẹt thở và kêu cứu; nhưng sau đó đã qua đời.

Đỗ Trọng Nhân

(không có ảnh)

-Ngày 21 tháng 11 năm 1989, ông Đỗ Trọng Nhân, cựu Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, là nhân viên ban kỹ thuật của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đã bị bắn chết trên chiếc xe Datsun 1980 của ông với nhiều vết đạn ở phần trên thi thể.

Theo tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, thì ông Nhân chỉ là một nhân viên kỹ thuật giữ nhiệm vụ nhỏ bé trong tòa soạn (layout), nên ông ta khó có thể là mục tiêu của bất cứ tổ chức khùng bố, dù tàn bạo và và ngu xuẩn tới đâu. Tuy nhiên, trong thực tế, ông Đỗ Trọng Nhân đã bị giết chết bởi những viên đạn oan nghiệt của kẻ khủng bố.

Cái chết oan khuất của ông Đỗ Trọng Nhân ít người biết đến.

Vợ chồng Lê Triết

image011

Nhưng cái chết oan khuất  của nhà báo người Mỹ gốc Việt đã bị bọn khủng bố giết chết một cách vô cùng tàn ác là Lê Triết , tham vấn của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Cả hai vợ chồng ông Lê Triết đều bị bọn khủng bố giết chết bằng súng sau khi đi dự một dạ tiệc trở về.

Cố ký giả Lê Triết nổi danh với bút hiệu Tú Rua giữ phiếm “Ngày Lại Ngày” trên tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Lối viết trào phúng, châm biếm sâu sắc khiến ông trở thành đối tượng.

Theo Lê Quỳnh BBC: BBC 09/11/15

  • 21.7.1981: Nhà báo Dương Trọng Lâm, 45 tuổi, chủ bút tờ Cái Đình Làng, bị bắn chết tại San Franciso, bang California.
  • 24.8.1982: Nguyễn Đạm Phong, 48 tuổi, sáng lập tờ báo Tự Do ở Houston, bị ám sát tại nhà riêng.
  • 9.8.1987: Phạm Văn Tập, 45 tuổi, xuất bản tạp chí Mai, chết sau khi có hỏa hoạn tại nhà và văn phòng làm việc.
  • 22.11.1989: Đỗ Trọng Nhân, 56 tuổi, biên tập tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, chết trong xe hơi ở Seven Corers, Virginia.
  • 22.9.1990: Lê Triết, 61 tuổi, phóng viên của Văn Nghệ Tiền Phong, bị bắn chết trước cửa nhà ở Baileys Crossroads, Virginia.
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 43159)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19641)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20497)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20835)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18588)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19546)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26172)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19477)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18168)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19067)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18600)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19631)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20045)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18845)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18936)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17220)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18417)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.