Về tính "Nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo?/ Trật tự mới hình thành biển Đông sau phán quyết sẽ ra sao?

13 Tháng Bảy 201612:18 SA(Xem: 13327)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 13  JULY 2016

Về tính "Nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo?/ Trật tự mới hình thành biển Đông sau phán quyết sẽ ra sao?


image036

Chú thích hải đồ Văn Hóa map:

- Toà án La Haye cũng phán rằng không có hòn đảo nào tại quần đảo Trường Sa cho phép Trung Quốc có đặc khu kinh tế, và rằng các hoạt động xây cất trên Đá Vành Khăn đã gây “thiệt hại không thể cứu vãn được” cho hệ sinh thái của bãi cạn này. (theo VOA)

- 7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc  Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines.

- Phán quyết của tòa La Haye có mở đường cho Việt Nam khởi kiện Trung Quốc đòi lại quần đảo Hoàng Sa và các bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đã xâm chiếm từ năm 1988 hay không?

- Trung Quốc phản ứng rất mạnh mẽ, Chủ tịch Tập Cận Bình coi phán quyết tòa La Haye là vô giá trị; liệu TQ có tiếp tục quân sự hóa 7 đảo nhân tạo, hoặc sử dụng vũ lực đánh chiếm Scarborough, Cỏ Mây của Philippines hay không?

- Tân Tổng thống Philippines tuyên bố vẫn tiếp tục "đàm phán song phưp7ng" với Trung Quốc.

- Mặt trận Biển Đông chưa thực sự sáng sủa, phán quyết tòa La Haye không đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc tranh chấp biển đảo và tài nguyên khu vực Biển Đông; giới quan sát cho rằng hãy chờ xem các động tịnh của TQ và các quốc gia ven biển vào những ngày sắp tới. (VH)

Mỹ thúc giục Việt Nam theo Philippines, thách thức Trung Quốc

12.07.2016

theo VOA  



image038

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain lên tiếng ngay sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của Philippines hôm 12/7.

Hai thượng nghị sĩ có tiếng nói trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ mới lên tiếng kêu gọi Việt Nam theo chân Philippines, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, ngay sau khi Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc ra phán quyết tuyên bố phần thắng nghiêng về Philippines.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cùng ông Dan Sullivan, một thành viên khác của ủy ban này, đã lên tiếng “khuyến khích các nước có tranh chấp ở biển Đông, như Việt Nam, mưu tìm một phương cách xử lý tranh chấp lãnh hải tương tự [như Philippines] thông qua tòa trọng tài cũng như thông qua đàm phán giữa các bên liên quan”.

Hai thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi Hà Nội sau khi Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc ra phán quyết được chờ đợi về vụ Philippines kiện Trung Quốc hôm 12/7, bác bỏ tuyên bố đòi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Bắc Kinh.

Tòa cũng tuyên bố rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò", và “đường đứt khúc 9 đoạn” này không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Khi được phóng viên VOA Việt Ngữ hỏi lý do vì sao Việt Nam nên có các bước đi tương tự như Manila, thượng nghị sĩ Dan Sullivan nói: “Tôi nghĩ đó là cách thức để xử lý các thách thức của khu vực một cách hòa bình. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ muốn các vấn đề [chủ quyền biển Đông] được giải quyết một cách hòa bình, và điều đó mang lại lợi ích cho tất cả các nước. Các quốc gia, nhất là Trung Quốc, đã hưởng lợi từ vùng biển Đông và biển Hoa Đông rộng mở".

Tôi nghĩ rằng vì quyền lợi chiến lược, sau phán quyết này, Trung Quốc nên ngồi vào bàn đàm phán với các nước để giải quyết vấn đề này. Nhưng nếu [Bắc Kinh] duy trì quan điểm bác bỏ, không quan tâm tới ý kiến của bất kỳ ai khác, và khẳng định chủ quyền về đường 9 đoạn, thì các nước khác sẽ đứng lên thách thức.

Thượng nghị sĩ Dan Sullivan nói.

Ông nói thêm: "Tôi nghĩ rằng vì quyền lợi chiến lược, sau phán quyết này, Trung Quốc nên ngồi vào bàn đàm phán với các nước để giải quyết vấn đề này. Nhưng nếu [Bắc Kinh] duy trì quan điểm bác bỏ, không quan tâm tới ý kiến của bất kỳ ai khác, và khẳng định chủ quyền về đường 9 đoạn, thì các nước khác sẽ đứng lên thách thức”.

Trước đó, trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, ông Sullivan cho rằng Trung Quốc đang “tự cô lập mình” bằng các hành động khẳng định chủ quyền ở biển Đông.

Vị thượng nghị sĩ này cũng kêu gọi hải quân Mỹ duy trì sự hiện diện ở khu vực tranh chấp, đồng thời hối thúc chính quyền Washington củng cố quan hệ với các nước như Việt Nam.

Trong tuyên bố lên tiếng “hoan nghênh” phán quyết của Tòa Trọng tài hôm 12/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhắc lại lập trường lâu nay của Hà Nội, là giải quyết các tranh chấp “bằng các biện pháp hòa bình” cũng như nhấn mạnh tới việc “duy trì tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông”./

Bị giáng đòn pháp lý, Trung Quốc sẽ tìm cách khuấy động Biển Đông

Thứ tư, 13/07/2016, 06:24 (GMT+7)

(Biển Đảo) - Căng thẳng ở Biển Đông có thể sẽ gia tăng trong ngắn hạn ở Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài, trước khi các bên ngồi vào bàn đàm phán.


image039

Trung Quốc bồi đắp cải tạo trái phép đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Digital Globe

Ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra thông báo về phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines, trong đó khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”, tuyên bố đòi quyền lịch sử dựa trên “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc, và không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc.

Reuters gọi phán quyết này là “đòn giáng pháp lý” vào Trung Quốc, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo nhấn mạnh phán quyết có “đóng góp quan trọng” cho quá trình giải quyết các tranh chấp khu vực. Tuy nhiên, cơ hội để nó thay đổi cục diện khu vực, chấm dứt thế giằng co, đối đầu ở Biển Đông là rất hiếm hoi. Thay vào đó, căng thẳng còn có thể gia tăng, ít nhất là trong ngắn hạn, theo Los Angeles Times.

Phản ứng từ Trung Quốc

Ngay từ đầu vụ kiện, Bắc Kinh đã tuyên bố không chấp nhận phán quyết từ tòa. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ không phản ứng khi phán quyết đi ngược lại những lợi ích của Trung Quốc. Philippines, Mỹ cùng các nước khác khi ấy sẽ cảm thấy cần phải hành động, cây bút Julie Makinen bình luận.

“Quan điểm của Bắc Kinh đã rõ: không chấp nhận, không tham gia, không công nhận và không thực hiện”, Fu Ying, cựu thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, hôm 10/7 viết trên tạp chí Foreign Policy.

Ngay trước khi tòa ra phán quyết, Trung Quốc đã có những động thái phản ứng quyết liệt, như điều máy bay dân sự ra hạ cánh ở hai đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa, đặt lực lượng ứng phó khẩn cấp ở thủ đô Bắc Kinh vào trạng thái trực chiến.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo nói rằng phán quyết của PCA là “yếu kém”, và Bắc Kinh “không chấp nhận và không công nhận” phán quyết. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Trung Quốc “cống hiến cho duy trì hòa bình và ổn định” ở Biển Đông nhưng sẽ “không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa án liên quan đến tranh chấp”, Reuters.

Trung Quốc nói rằng họ nhận được sự ủng hộ của 60 nước về lập trường Biển Đông của mình, nhưng sau khi tòa ra phán quyết, gần như chưa có quốc gia nào lên tiếng công khai ủng hộ việc họ bác phán quyết. Trong khi đó, một loạt các quốc gia và tổ chức quốc tế như Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu… đều đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết của PCA.

“Có khả năng cao là Bắc Kinh sẽ tìm mọi biện pháp để đáp trả, cả trên đất liền lẫn trên biển, để chứng tỏ họ không khuất phục trước phán quyết từ tòa trọng tài. Hoặc họ sẽ tìm cách trừng phạt Manila vì từ chối bãi bỏ vụ kiện”, ông Gregory B. Poling, giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở ở Washington, nhận định.

Theo Poling, Trung Quốc có thể khởi động quá trình xây dựng đảo nhân tạo tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, một động thái gây nguy hại nghiêm trọng tới môi trường và “rất đáng lo ngại về pháp lý cũng như ngoại giao”.

Bắc Kinh cũng có khả năng tái thiết lập thế trận để ngăn hải quân Philippines tiếp tế cho các binh sĩ đóng trên tàu chiến cũ Sierra Madre được Philippines sử dụng như một tiền đồn tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1999, Poling dự đoán.


image040

Tàu tuần duyên Trung Quốc tiếp cận ngư dân Philippines gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông tháng 8/2015. Ảnh: AP

Hồi cuối tháng trước, People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng tải một bài viết nhấn mạnh Bắc Kinh hoàn toàn đủ năng lực kéo tàu Sierra Madre đi chỗ khác. Trung Quốc rêu rao rằng bản thân không phải “ỷ lớn hiếp nhỏ”, mà chính là những quốc gia kia đang “ỷ nhỏ hiếp lớn” và cảnh báo sự “nhẫn nhịn” của Trung Quốc “có giới hạn”.

Ngoài ra, theo Makinen, Trung Quốc còn có thể tuyên bố một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông hay triển khai chiến đấu cơ tới những đường băng nước này xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cơ hội đàm phán

Nếu Bắc Kinh thật sự thực hiện những động thái kể trên, Washington buộc phải phản ứng.

“Mỹ có lẽ sẽ đáp lại bằng một chiến dịch ngoại giao rầm rộ chống Trung Quốc và điều tàu hải quân tới Biển Đông thường xuyên hơn nhằm củng cố lập trường về tự do hàng hải”, Thomas Eder, nhà nghiên cứu tại Viện Trung Quốc học Mercator ở Berlin, Đức, nhận xét. “Những quốc gia khác trong khu vực lúc ấy sẽ cảm thấy cần phải nhanh chóng làm theo Philippines và nộp đơn kiện của riêng mình lên các tòa án quốc tế”.

Bill Hayton, phóng viên kỳ cựu chuyên nghiên cứu về tình hình Biển Đông của BBC cho rằng rồi sẽ đến lúc Trung Quốc nhận ra họ đang tiến dần đến một điểm mà hành động của họ sẽ châm ngòi cho phản ứng quyết liệt hơn từ Mỹ và cộng đồng quốc tế, và Bắc Kinh sẽ buộc phải tự điều chỉnh để ghìm cương lại.

Một số nhà phân tích cũng nhận định Bắc Kinh sẽ phải dừng lại trước khi các hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của mình gây ra hậu quả không thể cứu vãn trên Biển Đông. Trong dài hạn, Trung Quốc cuối cùng sẽ phải ngồi vào bàn đàm phán cùng các quốc gia khác có liên quan tới tranh chấp, và lúc đó phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ là một công cụ hữu hiệu để các nước “nói lý” với Bắc Kinh.

“Ở một thời điểm nào đó sau khi phán quyết được đưa ra, các bên liên quan sẽ tái khởi động đàm phán”, Jerome A. Cohen, chuyên gia về luật Trung Quốc và châu Á, dự đoán. “Nhằm giữ thể diện cho Trung Quốc, có lẽ không cần thiết phải đề cập rõ đến phán quyết của tòa trong bất kỳ thỏa thuận nào”.

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết nước này “hoan nghênh thông báo về phán quyết” của Tòa Trọng tài và đang “nghiên cứu phán quyết một cách cẩn trọng và kỹ lưỡng, điều mà kết quả quan trọng này xứng đáng nhận được”, ông nói. “Đồng thời, chúng tôi kêu gọi những bên liên quan kiềm chế và điềm tĩnh”.

Hôm 8/7, ông Yasay nói với truyền thông địa phương rằng ông hy vọng có thể nhanh chóng bắt đầu đàm phán trực tiếp với Trung Quốc sau khi tòa ra phán quyết. Nhưng cụ thể bao giờ việc đàm phán diễn ra thì không ai hay.

“Đó sẽ là một quá trình dai dẳng”, Cohen nhấn mạnh./ (Theo Vnexpress)

Một trật tự mới sẽ hình thành sau phán quyết?

(Theo GDVN): Nhà nghiên cứu Bill Hayton nhận định, Trung Quốc hoàn toàn có thể kiện Nhật Bản chính xác theo những gì Philippines đã làm với họ. Nhật Bản tuyên bố một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh rặng san hô ở Okinotorishima.

Nhật Bản cho rằng rặng san hô ở Okinotorishima đủ tiêu chuẩn có vùng đặc quyền kinh tế vì nó có thể "duy trì sự sống của con người" (theo Điều 121 UNCLOS 1982), nhưng nhà nghiên cứu Bill Hayton cho rằng, nó không khác gì bãi cạn Scarborough.

Có khả năng Hội đồng Trọng tài do PCA thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 sẽ ra phán quyết Scarborough không thể có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo đề nghị của Philippines.

Nếu Trung Quốc muốn một chiến thắng dễ dàng, họ có thể lặp lại điều này với Nhật Bản.

Còn Tokyo sẽ phải chấp nhận "sự mất mát" như một cái giá phải trả để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Về lâu dài, trật tự dựa trên luật pháp cần có sự ủng hộ của Trung Quốc, Viện Quan hệ quốc tế Hoàng gia Anh đã có những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang dịch chuyển theo xu hướng này.

Bắc Kinh đã thực hiện nhiều bước, bao gồm việc quy trình ban hành các quyết định của chính phủ mới được thiết kế để thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã thuê các luật sư quốc tế và thành lập một ủy ban tư vấn về hoạt động này cho chính phủ.

Nhưng điều này không có nghĩa là các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sẵn sàng dừng ngay các bước đi của họ ở Biển Đông. Họ có sĩ diện của mình và sẽ không dừng lại mà không có một lý do phù hợp.

Những nhận xét công kích từ các nước láng giềng, các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ (nếu thiếu đối thoại và thiện chí) có thể gây ra những hiệu ứng ngược, làm tăng nguy cơ đối đầu.

Điều gì sẽ khiến Trung Quốc chấp nhận hiện trạng ở Biển Đông? Có thể sẽ là quá nhiều để mong đợi Bắc Kinh chính thức công nhận tuyên bố của các đối thủ, nhưng liệu họ có thể đạt được một thỏa hiệp không chính thức trên cả phương diện tranh chấp lãnh thổ / chủ quyền và ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982?

Các bên yêu sách ở Đông Nam Á đã thực hiện điều này. Các nước đã không nhượng bộ trong yêu sách của mình, cũng như hoạt động chiếm đóng ngoài thực địa, nhưng họ đồng ý với nhau rằng các bên không nên làm bất cứ điều gì để thay đổi hiện trạng.

Bây giờ vị trí chiến lược của Trung Quốc ở Trường Sa đã khá "an toàn" với 7 căn cứ khổng lồ gần như hoàn tất, liệu Trung Quốc có chấp nhận một dàn xếp tương tự (giữ nguyên hiện trạng)?

Trong thời điểm này hiện có rất ít điều khuyến khích Trung Quốc thỏa hiệp với các bên tranh chấp, theo lời ông Dương Khiết Trì: "Trung Quốc là một nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, đó đơn giản là một thực tế".

Nói cách khác, Trung Quốc bỏ qua (phản đối, yêu sách và quyền lợi chính đáng của) các nước nhỏ, thậm chí có thể "đè bẹp" họ, Bill Hayton nhận định.

Theo ông, những gì Trung Quốc thực sự tìm kiếm và háo hức là một sự công nhận của Mỹ về "mô hình mới của quan hệ nước lớn". Ông Obama đã từng nhắc đến khái niệm này sau cuộc họp với ông Tập Cận Bình tháng Ba 2014 tại Sunnylands.

Tuy nhiên sau những lời chỉ trích và phản đối từ Tokyo, Washington không bao giờ nhắc lại khái niệm này nữa. Có lẽ bây giờ đã có một lý do tốt để làm sống lại nó, Bill Hayton nhận xét. (Theo GDVN)

11 Tháng Hai 2016(Xem: 18217)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17204)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23104)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15477)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17234)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15923)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17860)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20029)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20330)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71127)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23235)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17527)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16183)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18607)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 15179)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15020)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26667)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16387)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?