Trung Quốc sẽ công khai đối đầu Mỹ về bãi Scarborough ?

18 Tháng Tám 20169:57 CH(Xem: 13346)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 19  AUGUST 2016


Trung Quốc sẽ công khai đối đầu Mỹ về bãi Scarborough ?


image005

Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc tuần tra trên bầu trời bãi Scarborough Shoal. Ảnh công bố trên mạng Vi Bác (Trung Quốc) ngày14/07/2016, tức hai hôm sau phán quyết tòa Trọng Tài La Haye.@weibo.com


Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đích thân nói với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là không được bồi đắp hay xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scarborough phía bắc Biển Đông mà Bắc Kinh đã giành quyền kiểm soát từ tay Philippines. Thế nhưng ngày 13/08/2016, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post đã tiết lộ rằng, ngay sau hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (04-05/09/2016), Trung Quốc sẽ tiến hành bồi đắp bãi cạn này, bất chấp cảnh báo của Mỹ.


Theo tờ báo Hồng Kông, trích dẫn một nguồn thạo tin xin ẩn danh, thì Trung Quốc đã quyết tâm xây dựng căn cứ trên bãi Scarborough, Shoal, nhưng chưa khởi công vì không muốn khuấy động tình hình trước ngày nước này tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 vào thượng tuần tháng 9.


Thế nhưng ngay sau thời điểm đó, Bắc Kinh sẽ tranh thủ thời cơ nước Mỹ đang bị lôi cuốn vào cuộc bầu cử tổng thống – sẽ diễn ra vào đầu tháng 11, để hành động. Nói một cách khác, hành vi công khai khiêu khích Mỹ có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 06/09 cho đến ngày 08/11, là ngày bầu cử tại Mỹ.


Cũng theo nguồn tin kể trên, khi chọn thời điểm đó, Trung Quốc muốn tận dụng lợi thế của việc Hoa Kỳ vì bận lo bầu cử trong nước, cho nên sẽ lơ là những vấn đề đối ngoại :


"Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước trước cuộc bầu cử, cũng như chuẩn bị bàn giao công việc cho người kế nhiệm, trước khi rời khỏi văn phòng. Điều đó có thể làm cho ông bận rộn và không có thời gian để lo toan các vấn đề an ninh khu vực ».


Theo giới quan sát, nếu Bắc Kinh quyết định cải tạo bãi Scarborough – đang tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và Philippines - mà họ đang khống chế, thì đó sẽ là một hành vi công khai thách thức Mỹ. Lý do là vấn đề quân sự hóa Scarborough từng được Washington xác định là một lằn ranh đỏ mà Trung Quốc không được vượt qua.


Tháng Ba vừa qua, nhân cuộc gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị về an ninh hạt nhân tại Mỹ, chính tổng thống Mỹ Obama đã cảnh cáo rằng sẽ có những « hậu quả nghiêm trọng » nếu Trung Quốc theo đuổi việc cải tạo bãi cạn Scarborough.


Vào khi ấy, Bắc Kinh đã cho rút tàu của họ ra khỏi khu vực, nhưng gần đây, có tin cho biết là Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực tranh chấp. Theo tờ báo Mỹ Washington Free Beacon, một số quan chức Lầu Năm Góc đã báo động rằng số lượng tàu Hải Cảnh Trung Quốc gần khu vực Scarborough đã tăng vọt trong vài tuần lễ qua.


Trước đó Bắc Kinh cũng tỏ vẻ kiên quyết bám chặt Scarborough : Ngày 06/08, phát ngôn viên Không Quân Trung Quốc khẳng định là oanh tạc cơ H-6K và chiến đấu cơ Su-30 của họ đã tiến hành « tuần tra tác chiến » trong khu vực Biển Đông, kể cả trong vùng bãi cạn Scarborough.


Bãi Scarborough được đánh giá là một trong những vị trí chiến lược quan trọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Một nguồn tin được báo SCMP trích dẫn khẳng định rằng : nếu biến được Scarborough thành một căn cứ tiền phương, với sân bay, thì đó sẽ là một điều cực tốt cho Trung Quốc, vì cho phép Không Quân nước này mở rộng tầm hoạt động ra thêm ít nhất là 1000 cây số, qua đó giám sát được vùng biển ngoài khơi đảo Luzon của Philippines, cửa ngõ ra Thái Bình Dương.


Câu hỏi đặt ra là Hoa Kỳ sẽ có thể làm gì khi bị Trung Quốc công khai thách thức như vậy ? Vấn đề phải chờ xem, nhưng điều chắc chắn là hành vi của Trung Quốc có nguy cơ làm tình hình trở nên cực kỳ căng thẳng, và chỉ cần một tính toàn sai lầm là có thể đột biến thành xung đột võ trang./


Thu Hằng 17-08-2016

01 Tháng Tám 2016(Xem: 13443)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12675)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13583)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14856)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13092)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14223)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18658)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14350)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15642)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14909)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13327)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14807)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 14082)
Thắng trận với tỉ số 1-0 sau 120 phút thi đấu, Bồ Đào Nha lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với chức vô địch Euro 2016.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16123)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13676)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.