VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016

27 Tháng Chín 20169:03 CH(Xem: 13179)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  28  SEP 2016


image005
Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia.
VĂN HÓA MAP


VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016


* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao?

* Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì?


image007

Tổng thống Philippines,Rodrigo Duterte tại thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc, Lào, ngày 07/09/2016.REUTERS/Soe Zeya Tun


Ngày mai, 28/09/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt đầu chuyến công du chính thức đầu tiên, kéo dài 2 ngày, ở Việt Nam, nhân kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập bang giao. Trong chuyến đi này, tổng thống Philippines sẵn sàng thảo luận vấn đề Biển Đông với các lãnh đạo Việt Nam.


Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines Charles Jose hôm thứ hai (26/09/2016) cho biết là theo lịch trình dự kiến, tổng thống Duterte sẽ hội kiến chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 29/09 và cũng sẽ đến chào xã giao hai lãnh đạo cao cấp khác của Việt Nam là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Theo lời phát ngôn viên, lãnh đạo hai nước dự trù thảo luận về hợp tác song phương trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, thực thi pháp luật và quốc phòng, thúc đẩy thương mại và đầu tư, tăng cường trao đổi về nông nghiệp và ngư nghiệp. Hai bên cũng sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế.


Trước đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Charles Jose nói rằng tổng thống Duterte sẵn sàng thảo luận về tranh chấp chủ quyền Biển Đông trong chuyến viếng thăm Việt Nam. Nhưng theo ông, cuộc thảo luận về hồ sơ này « phải được đặt trong bối cảnh nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực ».


Ông Jose cũng thận trọng nói thêm, lập trường của Manila về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực trong vụ kiện Biển Đông, với nội dung (có lợi) cho Philippines, « phải được đặt trong bối cảnh tái khẳng định cam kết của chúng ta về một giải pháp hòa bình và thượng tôn pháp luật ».


Trong thời gian viếng thăm Việt Nam, tổng thống Duterte sẽ gặp gỡ cộng đồng người Philippines ở Việt Nam tại một khách sạn ở Hà Nội. Hiện có khoảng 3800 người Philippines sống và làm việc ở đây. Hà Nội và Manila đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/07/1976./ Thanh Phương 27-09-2016


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ngoại trưởng Mỹ-ASEAN họp tại New York


image009

Ngoại trưởng John Kerry chiều 23/9/16 họp với các ngoại trưởng ASEAN tại New York.


Phát biểu khai mạc, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh ASEAN có vai trò trung tâm trong các vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á.


Về vấn đề Biển Đông, ông Kerry khẳng định Hoa Kỳ “tin rằng những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cần được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với các nguyên tắc và phán quyết pháp lý rõ ràng, chứ không phải bằng cách cưỡng ép”.


Ông nói thêm Mỹ và ASEAN có chung mối quan tâm về việc cần duy trì luật pháp quốc tế và thuyết phục tất cả các quốc gia có liên quan ở Biển Đông cần kiềm chế để giảm căng thẳng.


Ông cho rằng hiện nay ASEAN “có vai trò rất rõ ràng cần phải thể hiện trong việc hoàn tất cuộc đàm phán quan trọng về bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa”, cũng như trong việc “ngăn cản hoạt động quân sự hóa các tiền đồn, và tôn trọng cơ chế ngoại giao và pháp lý”.


Về vấn đề Bắc Triều Tiên, Ngoại trưởng Kerry phát biểu rằng Mỹ và ASEAN cũng chia sẻ các lợi ích giống nhau. Ông nêu ra việc ASEAN cũng như toàn thế giới “đã lên án một cách đúng đắn vụ thử hạt nhân mới nhất của CHDCND Triều Tiên”, gọi đó là một mối đe dọa đối với sự ổn định trong khu vực và là một sự vi phạm trắng trợn nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.


Ngoại trưởng Kerry khẳng định “Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ công dân của mình và bảo đảm các cam kết an ninh của chúng tôi đối với các đồng minh”. Ông chỉ ra rằng mỗi quốc gia “đều có trách nhiệm hợp tác trong việc cưỡng hành mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt đã được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt”.


Ông kêu gọi các nước làm việc cùng nhau để “đảm bảo rằng CHDCND Triều Tiên phải trả giá cho hành động nguy hiểm của họ”. Ngoại trưởng Mỹ nói hành động như vậy là một phần trong nỗ lực làm cho Bắc Triều Tiên thấy “cần phải đàm phán và cư xử như mọi quốc gia khác biết tuân thủ pháp luật và làm việc để phi hạt nhân hóa bán đảo”.


Đáp lại phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman nói nước ông và mọi thành viên ASEAN đánh giá cao vai trò của Hoa Kỳ trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.


Ông Aman nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng đánh giá cao vai trò xây dựng của Hoa Kỳ trong việc giúp chúng tôi phát triển một cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ thông qua các cơ chế do ASEAN lãnh đạo hướng tới nhận thức rõ ràng hơn về vai trò trung tâm và sự thống nhất của ASEAN”.


Ngoại trưởng Malaysia cũng chỉ ra rằng hợp tác giữa ASEAN và Mỹ đã mở rộng và trở nên sâu sắc hơn trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, kể cả về chống khủng bố, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, di cư bất thường, và các vấn đề hàng hải.


Đại diện cho ASEAN, Ngoại trưởng Malaysia khẳng định “chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta và tất cả các lĩnh vực cùng quan tâm”.


Trong cuộc họp, các ngoại trưởng Mỹ và ASEAN đã thảo luận thêm về vấn đề Biển Đông và tình hình khu vực cũng như quốc tế, kể cả các thách thức phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và biến đổi khí hậu.


Một cán bộ ngoại giao Việt Nam cho các phóng viên đi theo đoàn biết rằng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đề nghị ASEAN và các đối tác tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực chung duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.


Ông cũng đề nghị các nước liên quan thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chia sẻ với phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kêu gọi sớm hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.


Trong những năm gần đây, cùng với chính sách xoay trục sang châu Á, Hoa Kỳ ngày càng nhìn nhận rằng ASEAN là một tổ chức quan trọng và có ảnh hưởng. Ngoại trưởng Mỹ nói tại cuộc họp hôm 23/9 rằng ASEAN “là trung tâm đối với tất cả các mục tiêu và sáng kiến của chúng tôi ở châu Á”.


Mỹ và ASEAN đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2015. Năm tới, hai bên sẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao.


Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN gồm có các nước Việt Nam, Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan./ (theo VOA 24.09.2016)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: Tình hình Biển Đông đe dọa hòa bình thế giới


image011

Tư Liệu- Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh.


Hôm 24/09, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên hiệp quốc. Trong bài phát biểu của mình, ông Phạm Bình Minh thể hiện rõ quan điểm và lập trường của Việt Nam là đa phương hóa, đa dạng hóa, tôn trọng luật pháp quốc tế.


Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại về việc các qui tắc cũng như luật pháp quốc tế đang bị đe dọa, khi nhiều nước có những hành động đơn phương, áp đặt, sử dụng vũ lực nhằm giải quyết các vấn đề an ninh quốc tế.


Không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc và các nước liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam chỉ ra rằng tranh chấp Biển Đông là một trong những nguy cơ an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương “có thể đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực và quốc tế”.


Chỉ ít ngày trước khi ông Phạm Bình Minh đến New York, Trung Quốc và Nga đã tiến hành tập trận trong hơn 1 tuần ở Biển Đông, dù địa điểm cuộc tập trận cách xa nơi có nhiều tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines hàng trăm hải lý. Còn hồi đầu tháng 9, nói về phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế bác bỏ tính pháp lý của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Tổng thống Nga Putin tuyên bố nước ông “ủng hộ lập trường của Trung Quốc” và “không công nhận quyết định mà tòa đưa ra”.


Ông Minh đề cập đến tình hình an ninh Châu Á, với hai điểm nóng là Bán đảo Triều Tiên và khu vực Biển Đông, nhấn mạnh rằng các bên liên quan phải hành xử kiềm chế, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển năm 1982. Ngoài ra, ông Minh còn kêu gọi các bên làm đúng theo Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC) và hướng tới hoàn thiện Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).


Việt Nam cam kết theo đuổi Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.


Sau đây là trích đoạn ông Phạm Bình Minh nói về vấn đề Biển Đông trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc:


"Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mặc dầu vậy, ẩn chứa nhiều nguy cơ xung đột, đặc biệt tại Bán đảo Triều Tiên và Biển Đông, tất cả đều có khả năng đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, tuyệt đối tôn trọng các qui tắc ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và hướng tới hoàn thiện Qui tắc ứng xử Biển Đông (COC)." (theo VOA 25.09.2016)

14 Tháng Sáu 2016(Xem: 16216)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16326)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13554)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13672)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14168)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14796)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16341)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13875)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13183)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13685)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15777)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 14144)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12929)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14910)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.