VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016

27 Tháng Chín 20169:03 CH(Xem: 13186)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  28  SEP 2016


image005
Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia.
VĂN HÓA MAP


VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016


* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao?

* Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì?


image007

Tổng thống Philippines,Rodrigo Duterte tại thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc, Lào, ngày 07/09/2016.REUTERS/Soe Zeya Tun


Ngày mai, 28/09/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt đầu chuyến công du chính thức đầu tiên, kéo dài 2 ngày, ở Việt Nam, nhân kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập bang giao. Trong chuyến đi này, tổng thống Philippines sẵn sàng thảo luận vấn đề Biển Đông với các lãnh đạo Việt Nam.


Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines Charles Jose hôm thứ hai (26/09/2016) cho biết là theo lịch trình dự kiến, tổng thống Duterte sẽ hội kiến chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 29/09 và cũng sẽ đến chào xã giao hai lãnh đạo cao cấp khác của Việt Nam là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Theo lời phát ngôn viên, lãnh đạo hai nước dự trù thảo luận về hợp tác song phương trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, thực thi pháp luật và quốc phòng, thúc đẩy thương mại và đầu tư, tăng cường trao đổi về nông nghiệp và ngư nghiệp. Hai bên cũng sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế.


Trước đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Charles Jose nói rằng tổng thống Duterte sẵn sàng thảo luận về tranh chấp chủ quyền Biển Đông trong chuyến viếng thăm Việt Nam. Nhưng theo ông, cuộc thảo luận về hồ sơ này « phải được đặt trong bối cảnh nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực ».


Ông Jose cũng thận trọng nói thêm, lập trường của Manila về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực trong vụ kiện Biển Đông, với nội dung (có lợi) cho Philippines, « phải được đặt trong bối cảnh tái khẳng định cam kết của chúng ta về một giải pháp hòa bình và thượng tôn pháp luật ».


Trong thời gian viếng thăm Việt Nam, tổng thống Duterte sẽ gặp gỡ cộng đồng người Philippines ở Việt Nam tại một khách sạn ở Hà Nội. Hiện có khoảng 3800 người Philippines sống và làm việc ở đây. Hà Nội và Manila đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/07/1976./ Thanh Phương 27-09-2016


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ngoại trưởng Mỹ-ASEAN họp tại New York


image009

Ngoại trưởng John Kerry chiều 23/9/16 họp với các ngoại trưởng ASEAN tại New York.


Phát biểu khai mạc, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh ASEAN có vai trò trung tâm trong các vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á.


Về vấn đề Biển Đông, ông Kerry khẳng định Hoa Kỳ “tin rằng những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cần được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với các nguyên tắc và phán quyết pháp lý rõ ràng, chứ không phải bằng cách cưỡng ép”.


Ông nói thêm Mỹ và ASEAN có chung mối quan tâm về việc cần duy trì luật pháp quốc tế và thuyết phục tất cả các quốc gia có liên quan ở Biển Đông cần kiềm chế để giảm căng thẳng.


Ông cho rằng hiện nay ASEAN “có vai trò rất rõ ràng cần phải thể hiện trong việc hoàn tất cuộc đàm phán quan trọng về bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa”, cũng như trong việc “ngăn cản hoạt động quân sự hóa các tiền đồn, và tôn trọng cơ chế ngoại giao và pháp lý”.


Về vấn đề Bắc Triều Tiên, Ngoại trưởng Kerry phát biểu rằng Mỹ và ASEAN cũng chia sẻ các lợi ích giống nhau. Ông nêu ra việc ASEAN cũng như toàn thế giới “đã lên án một cách đúng đắn vụ thử hạt nhân mới nhất của CHDCND Triều Tiên”, gọi đó là một mối đe dọa đối với sự ổn định trong khu vực và là một sự vi phạm trắng trợn nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.


Ngoại trưởng Kerry khẳng định “Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ công dân của mình và bảo đảm các cam kết an ninh của chúng tôi đối với các đồng minh”. Ông chỉ ra rằng mỗi quốc gia “đều có trách nhiệm hợp tác trong việc cưỡng hành mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt đã được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt”.


Ông kêu gọi các nước làm việc cùng nhau để “đảm bảo rằng CHDCND Triều Tiên phải trả giá cho hành động nguy hiểm của họ”. Ngoại trưởng Mỹ nói hành động như vậy là một phần trong nỗ lực làm cho Bắc Triều Tiên thấy “cần phải đàm phán và cư xử như mọi quốc gia khác biết tuân thủ pháp luật và làm việc để phi hạt nhân hóa bán đảo”.


Đáp lại phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman nói nước ông và mọi thành viên ASEAN đánh giá cao vai trò của Hoa Kỳ trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.


Ông Aman nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng đánh giá cao vai trò xây dựng của Hoa Kỳ trong việc giúp chúng tôi phát triển một cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ thông qua các cơ chế do ASEAN lãnh đạo hướng tới nhận thức rõ ràng hơn về vai trò trung tâm và sự thống nhất của ASEAN”.


Ngoại trưởng Malaysia cũng chỉ ra rằng hợp tác giữa ASEAN và Mỹ đã mở rộng và trở nên sâu sắc hơn trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, kể cả về chống khủng bố, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, di cư bất thường, và các vấn đề hàng hải.


Đại diện cho ASEAN, Ngoại trưởng Malaysia khẳng định “chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta và tất cả các lĩnh vực cùng quan tâm”.


Trong cuộc họp, các ngoại trưởng Mỹ và ASEAN đã thảo luận thêm về vấn đề Biển Đông và tình hình khu vực cũng như quốc tế, kể cả các thách thức phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và biến đổi khí hậu.


Một cán bộ ngoại giao Việt Nam cho các phóng viên đi theo đoàn biết rằng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đề nghị ASEAN và các đối tác tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực chung duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.


Ông cũng đề nghị các nước liên quan thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chia sẻ với phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kêu gọi sớm hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.


Trong những năm gần đây, cùng với chính sách xoay trục sang châu Á, Hoa Kỳ ngày càng nhìn nhận rằng ASEAN là một tổ chức quan trọng và có ảnh hưởng. Ngoại trưởng Mỹ nói tại cuộc họp hôm 23/9 rằng ASEAN “là trung tâm đối với tất cả các mục tiêu và sáng kiến của chúng tôi ở châu Á”.


Mỹ và ASEAN đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2015. Năm tới, hai bên sẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao.


Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN gồm có các nước Việt Nam, Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan./ (theo VOA 24.09.2016)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: Tình hình Biển Đông đe dọa hòa bình thế giới


image011

Tư Liệu- Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh.


Hôm 24/09, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên hiệp quốc. Trong bài phát biểu của mình, ông Phạm Bình Minh thể hiện rõ quan điểm và lập trường của Việt Nam là đa phương hóa, đa dạng hóa, tôn trọng luật pháp quốc tế.


Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại về việc các qui tắc cũng như luật pháp quốc tế đang bị đe dọa, khi nhiều nước có những hành động đơn phương, áp đặt, sử dụng vũ lực nhằm giải quyết các vấn đề an ninh quốc tế.


Không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc và các nước liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam chỉ ra rằng tranh chấp Biển Đông là một trong những nguy cơ an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương “có thể đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực và quốc tế”.


Chỉ ít ngày trước khi ông Phạm Bình Minh đến New York, Trung Quốc và Nga đã tiến hành tập trận trong hơn 1 tuần ở Biển Đông, dù địa điểm cuộc tập trận cách xa nơi có nhiều tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines hàng trăm hải lý. Còn hồi đầu tháng 9, nói về phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế bác bỏ tính pháp lý của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Tổng thống Nga Putin tuyên bố nước ông “ủng hộ lập trường của Trung Quốc” và “không công nhận quyết định mà tòa đưa ra”.


Ông Minh đề cập đến tình hình an ninh Châu Á, với hai điểm nóng là Bán đảo Triều Tiên và khu vực Biển Đông, nhấn mạnh rằng các bên liên quan phải hành xử kiềm chế, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển năm 1982. Ngoài ra, ông Minh còn kêu gọi các bên làm đúng theo Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC) và hướng tới hoàn thiện Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).


Việt Nam cam kết theo đuổi Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.


Sau đây là trích đoạn ông Phạm Bình Minh nói về vấn đề Biển Đông trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc:


"Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mặc dầu vậy, ẩn chứa nhiều nguy cơ xung đột, đặc biệt tại Bán đảo Triều Tiên và Biển Đông, tất cả đều có khả năng đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, tuyệt đối tôn trọng các qui tắc ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và hướng tới hoàn thiện Qui tắc ứng xử Biển Đông (COC)." (theo VOA 25.09.2016)

24 Tháng Ba 2016(Xem: 13609)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14134)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14667)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15303)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17066)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14617)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15532)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14460)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20584)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16782)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18728)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16630)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16217)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14843)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21581)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17252)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15692)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15552)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".