Hà Tĩnh: "Đóng cửa vĩnh viễn Formosa"

02 Tháng Mười 20167:10 CH(Xem: 15649)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  03  OCT  2016


Hàng nghìn người biểu tình phản đối Formosa tại Hà Tĩnh



image005

Các ngư dân tỉnh Hà Tĩnh biểu tình phản đối Formosa.Handout via REUTERS


Hàng nghìn người Việt Nam lại tiếp tục bao vây nhà máy sản xuất thép Formosa của Đài Loan tại tỉnh Hà Tĩnh ngày 02/10/2016. Một số người trèo lên tường và căng những biểu ngữ yêu cầu đóng cửa nhà máy. Thái độ giận dữ này nhằm phản đối việc Formosa thải chất thải độc hại ra ngoài biển khiến cá chết hàng loạt.


Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, rất đông người biểu tình đi bộ hoặc xe gắn máy đã tập trung trước cổng nhà máy Formosa vừa hô to, vừa giương các biểu ngữ như : « Chính quyền hãy đóng cửa nhà máy Formosa vì tương lai của đất nước ».


Hãng AFP cho biết, cuộc biểu tình diễn lần này nhằm đòi tăng thêm tiền bồi thường. Trước đó, tập đoàn Formosa của Đài Loan, đã quyết định bồi thường 500 triệu đô la cho những vùng bị nạn. Từ tháng Mười, chính phủ Việt Nam bắt đầu tiến hành giải ngân bồi thường các ngư dân, với những khoản tiền từ 130 đến 1.600 đô la mỗi người, theo tính toán thiệt hại từ tháng Tư đến tháng Chín.


Vẫn theo AFP, nhiều ảnh chụp và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đoàn người biểu tình, do một linh mục dẫn đầu, bao vây nhà máy sản xuất thép tại huyện Kỳ Anh và đọc nhiều đoạn trong kinh thánh.


Một người tham gia biểu tình phát biểu với AFP : « Người biểu tình là những nạn nhân trực tiếp của vụ Formosa. Họ đòi bồi thường thỏa đáng và đóng cửa nhà máy thép ». Vẫn theo ông, « lực lượng và phương tiện an ninh được triển khai chặt chẽ nhưng không hề có xô xát ».


Cuộc biểu tình ngày 02/10 diễn ra chỉ vài hôm sau khi ngư dân ở miền trung Việt Nam đã đệ hơn 500 đơn kiện lên tòa án huyện Kỳ Anh để yêu cầu chính phủ tăng mức bồi thường cho những thiệt hại của họ vừa qua.


Từ sau khi xảy ra thảm họa cá chết ở miền Trung, nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức tại một số thành phố lớn, đồng thời nhằm phản đối sự chậm trễ của chính quyền trong quá trình điều tra.


Formosa là công ty nước ngoài gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam. Năm 2014, ba người bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình chống đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Cũng trong năm này, một giàn giáo đã bị sập khiến 14 người chết./(theo RFI 02-10-2016)


Công dân Đài Loan 'an toàn' ở Formosa

 

image007

Image copyright Tin mung cho nguoi ngheo Image caption Đài Loan xác nhận toàn bộ nhân viên Formosa Hà Tĩnh, gia đình và tài sản của họ đều được 'an toàn' trong cuộc biểu tình phản đối hôm Chủ nhật.


Bộ Ngoại giao Đài Loan xác nhận rằng các công dân Đài Loan làm việc tại nhà máy sản xuất thép ở Việt Nam thuộc Tập đoàn nhựa Formosa (FPG) và các thành viên gia đình của họ đều an toàn sau khi một cuộc biểu tình của 3.000 ngư dân và ‘nhà hoạt động’ bên ngoài nhà máy hôm Chủ Nhật, theo hãng tin của Đài Loan (CAN) từ Đài Bắc.


Những người biểu tình tại đã rời đi và các công nhân tại nhà máy thép, các thành viên gia đình của họ cùng tài sản đều an toànBộ Ngoại giao Đài Loan


Bộ này cho biết hôm 02/10, văn phòng đại diện tại Việt Nam đã liên lạc với doanh nghiệp sản xuất thép Formosa Hà Tĩnh khi cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào sáng Chủ nhật và thấy rằng công an Việt Nam đóng ở đó đã đóng cửa nhà máy và thực hiện các biện pháp để duy trì trật tự trong cuộc biểu tình.


"Những người biểu tình tại đã rời đi và các công nhân tại nhà máy thép, các thành viên gia đình của họ cùng tài sản đều an toàn", Bộ này cho biết.


Đài Loan nói văn phòng đại diện của họ đã liên lạc với công an Việt Nam và đề nghị công an gửi thêm nhân viên đến tổ hợp thép Formosa Hà Tĩnh để bảo vệ các công nhân ở đó và bảo vệ cuộc sống cùng tài sản của tất cả các doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động tại Hà Tĩnh.


Việt Nam phản ứng bằng cách hứa hẹn xử lý chủ động vấn đề, vẫn theo Bộ Ngoại giao Đài Loan.


'Ngư dân tức giận'

image008

Image copyright Tin mung cho nguoi ngheo Image caption Có khoảng 3.000 ngư dân và nhà hoạt động tham gia cuộc biểu tình phản đối Formosa ở Hà Tĩnh, theo hãng tin của Đài Loan.


Trong khi đó, đại diện của Đài Loan tại Việt Nam, ông Richard Shih và phó tổng giám đốc công ty thép Formosa Hà Tĩnh Chang Fu-Ning, trong các phát biểu riêng rẽ, nói với hãng tin Đài Loan rằng không có nhân viên nào của FPG tại nhà máy đang gặp nguy hiểm và rằng nhà máy đã không báo cáo bất kỳ thiệt hại tài sản nào.


Cuộc biểu tình của các ngư dân tức giận và các nhà hoạt động từ ba tỉnh - Quảng Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh – xảy ra sau khi hàng trăm người dân từ những vùng kiện Formosa vào tuần trước đòi bồi thường ô nhiễm do nhà máy gây ra dẫn đến cá chết hàng loạt trong vùng biển ngoài khơi duyên hải Việt Nam.


image009

Image copyright Le Van Son


Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, ở miền trung Việt Nam, bị chính phủ Việt Nam kết luận đã xả thải các chất thải gây ô nhiễm làm chết cá trên một phạm vi trải dài 130 dặm trên bờ biển miền Trung.


Tình trạng ô nhiễm đã làm cho hơn 40.000 ngư dân Việt Nam bị mất hoặc gần mất việc làm, và hơn 176.000 người dân khác ở Việt Nam bị ảnh hưởng gián tiếp bởi thảm họa môi trường, theo một ước tính.



image010

Image copyright Tin mung cho nguoi ngheo


Trong một thỏa thuận với chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Nhựa Formosa nói họ chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm cho vụ việc và đã cam kết 500 triệu USD để đền bù những ảnh hưởng và làm sạch môi trường.


Gần đây, khi được hỏi về các cuộc biểu tình phản đối Formosa, Tập đoàn FPG nói sẽ để cho phía chính phủ Việt Nam xử lý.


image011

Image copyright Tin Mung cho nguoi ngheo.


(theo BBC 02/10/16)

07 Tháng Ba 2017(Xem: 12723)
Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11915)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 13523)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13535)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12551)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13393)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 13183)
Phát ngôn viên lực lượng duyên hải Philippines, ông Armand Balilo, cho biết tàu bị cướp biển tấn công vào đêm Chủ nhật, cách Pearl Bank ở Tawi-Tawi thuộc tỉnh cực nam Philippines chừng 31 cây số. Hải đồ minh họa vị trí vùng biển cực nam Philippines. Vị trí Chấm đỏ: đảo nhân tạo Vành Khăn cáh dảo Palawan 130 NM. Vành tròn: hải cảng Sandakan-Malaysia. Google.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 12082)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 13010)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 12286)
Thông cáo của tòa Bạch Ốc nói: « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».