Trung - Mỹ cạnh tranh, Rodrigo Duterte đắc lợi

08 Tháng Mười Một 20164:37 CH(Xem: 13600)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  09  NOV  2016


Gió đã đổi chiều?


Trung - Mỹ cạnh tranh, Rodrigo Duterte đắc lợi


(GDVN) - Rodrigo Duterte đã vận dụng triệt để chiến lược lược "trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi" thời Chiến tranh Lạnh trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.


The New York Times ngày 3/11 có bài phân tích của Max Fisher nhận định, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã vận dụng triệt để chiến lược lược "trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi" thời Chiến tranh Lạnh trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, ông Rodrigo Duterte đã tuyên bố sẽ "chia tay" nước Mỹ. Nhưng trên thực tế, liên minh Hoa Kỳ - Philippines vẫn nguyên vẹn, trong khi Trung Quốc đã nới lỏng phong tỏa Scarborough, "mắt nhắm mắt mở" để ngư dân Philippines đánh bắt mà không quấy rối.


Thay vì chuyển đổi "lòng trung thành" từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc, ông Rodrigo Duterte quản lý chúng tách rời nhau, qua đó cải thiện vị thế của mình với cả Nhà Trắng lẫn Trung Nam Hải.


Đồng thời ông củng cố ảnh hưởng trong nước như một lãnh đạo dân tộc mạnh mẽ, không khuất phục các thế lực ngoại bang.


image003

TT Philippines Rodrigo Duterte duyệt hàng quân danh dự cùng với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Ảnh: WSJ.


Dù có chủ ý hay không, Rodrigo Duterte vẫn đang theo đuổi một chiến lược mà các nhà lãnh đạo sử dụng nó trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh: Cân bằng giữa các siêu cường bằng cách đe dọa thay đổi lòng trung thành.


Hồ sơ theo dõi chiến lược đó đã soi sáng câu trả lời cho câu hỏi, tại sao Rodrigo Duterte dường như liều lĩnh nhưng lại hiệu quả như vậy?


Nhà sử học John Lewis Gaddis gọi đây là một loại cân bằng quyền lực mới trong cuốn sách ông xuất bản năm 2005, "Chiến tranh Lạnh: Một lịch sử mới".


Trong cuốn sách này, ông ghi lại các quốc gia hạng trung ở châu Á, châu Phi và châu Âu đã giành được sự nhượng bộ từ cả Liên Xô lẫn Hoa Kỳ bằng cách gợi ý, họ có thể "đổi bên".


Mặc dù những đe dọa này thường không có thực, nhưng họ biết chắc các siêu cường rất sợ mất ảnh hưởng nên thường nhanh chóng đáp ứng các ý tưởng bất chợt của các nước nhỏ hơn.


Ví dụ nhà lãnh đạo Nam Tư Josip Broz Tito đã cho Moscow biết trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh rằng, Nam Tư trung lập. Hoa Kỳ thưởng cho ông viện trợ kinh tế, còn Liên Xô buộc phải cho ông quyền tự chủ và tôn trọng hơn, vì lo ngại Nam Tư gia nhập NATO.


Cuối cùng Tito giành được sự nhượng bộ của cả hai bên, nâng cao hình ảnh của mình ở trong nước. Thay vì trở thành nạn nhân của Chiến tranh Lạnh, ông biến nó thành lợi thế cho mình.


Gamal Abdel Nasser của Ai Cập cũng dựa vào cách này, có được viện trợ từ cả hai phía để đẩy lui cuộc xâm lược năm 1956 bởi quân đội Anh, Pháp và Israel.


Chính Trung Quốc thời Mao Trạch Đông cũng sử dụng chiến lược này, và ngày nay lại trở thành mục tiêu của chính chiến lược ấy.


Mặc dù Mao Trạch Đông đứng về phía Liên Xô trong mấy chục năm, nhưng luôn tự hào có thể sử dụng 2 hòn đảo ở eo biển Đài Loan như cây gậy chỉ huy để buộc Eisenhower và Khrushchev phải chạy theo.


Tương tự như vậy, Rodrigo Duterte tuyên bố không cần tài trợ của Mỹ chỉ đủ để Trung Quốc chấp thuận cho vay ưu đãi 9 tỉ USD và để ngư dân Philippines quay lại Scarborough. Tuy nhiên khi về nước, ông chẳng làm gì để hủy bỏ sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ.


Taylor Fravel, một nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: "Trung Quốc không ghẹo Duterte mà chính Rodrigo Duterte tán tỉnh Trung Quốc."


Rodrigo Duterte thực sự tìm kiếm viện trợ kinh tế từ Trung Quốc, đồng thời chấm dứt áp lực từ Hoa Kỳ đối với các tranh cãi xung quanh cuộc chiến chống ma túy ông phát động.


Cả hai vấn đề đều thuộc đối nội, không phải chính sách đối ngoại. Tuy nhiên ở một góc độ khác, thủ đoạn này cũng giúp Rodrigo Duterte củng cố quyền lực.


Rodrigo Duterte không phải Mao Trạch Đông, nhưng ông ủng hộ việc tiêu diệt các nghi phạm ma túy mà không qua xét xử lại là một chiến lược tăng cường quyền lực, khả năng kiểm soát như bản thân, trong đó có việc tạo dựng hình ảnh cho mình như một chính khách của chủ nghĩa dân tộc.


Người dân Philippines vốn có cảm tình với Mỹ, nhưng cách thể hiện thái độ với Hoa Kỳ của Rodrigo Duterte khiến nhiều người nghĩ rằng Philippines đã không được đối xử bình đẳng, làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc của họ.


Bằng việc làm cho Mỹ khó chịu nhưng không đuổi Mỹ đi, Rodrigo Duterte nuôi lớn lòng tự tôn ấy trong dân.


Còn thông qua sự nhượng bộ của Trung Quốc, Duterte cho dân Philippines thấy ông đã đi nước cờ chống (áp bức từ) cả hai siêu cường.


Mặc dù Rodrigo Duterte có thể đắc tội với giới lãnh đạo quân sự vốn có quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ bằng những tuyên bố chống Mỹ, và điều này có phần mạo hiểm, nhưng khi thành công nó lại giúp ông tăng khả năng kiểm soát quân đội.


Mỹ lâu nay cũng chẳng lạ gì với trò làm mình làm mẩy của các đồng minh. Những năm 1960 nước Pháp dưới thời Charles de Gaulle cũng không ít lần phá vỡ sự thống nhất của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh.


Động thái Pháp rút khỏi NATO về mặt ngoại giao giúp Paris được Mao Trạch Đông thừa nhận, đồng thời phản đối Anh gia nhập Liên minh châu Âu.


Nhờ thủ đoạn này, Charles de Gaulle đã nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh sức mạnh Pháp suy kiệt vì cuộc chiến lâu dài ở Algeria. 


Nó giúp ông củng cố kiểm soát đất nước trong bối cảnh bị chia năm xẻ bảy vì những cuộc đảo chính quân sự liên miên.


Tổng thống Belarus, Aleksandr G. Lukashenko mặc dù có quan hệ mật thiết với Moscow, nhưng thỉnh thoảng cũng "mở cửa" với phương Tây. Chính điều này khiến cả EU lẫn Moscow đều phải cung cấp năng lượng bổ sung cho Belarus.


Hóa ra các nước lớn ngoài việc nuốt bồ hòn làm ngọt ra, gần như chẳng có lựa chọn nào khả dĩ hơn. Moscow chẳng ưa gì trò này của Lukashenko, nhưng rất sợ để Belarus rơi vào vòng ảnh hưởng của phương Tây.


Washington cũng vậy, thường xuyên bị Charles de Gaulle nhục mạ, phá hoại trật tự lãnh đạo của Mỹ với phương Tây, nhưng Hoa Kỳ vẫn sống chết phải bảo đảm an ninh cho Pháp.


Chiến tranh Lạnh đã qua lâu, những tưởng chiêu trò này đã đi vào dĩ vãng, nhưng thực tế nó vẫn cứ tồn tại và không chỉ Rodrigo Duterte mới sử dụng chiến lược này./


Hồng Thủy 05/11/16


Tài liệu tham khảo:


http://cn.nytimes.com/world/20161104/philippines-duterte-us-china-cold-war/


http://www.nytimes.com/2016/11/04/world/asia/philippines-duterte-us-china-cold-war.html?_r=0

21 Tháng Ba 2016(Xem: 14657)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15293)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17053)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14602)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15512)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14446)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20565)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16750)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18711)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16622)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16202)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14824)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21558)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17231)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15645)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15479)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 14041)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15376)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN