Chiến lược "xoay trục" của Mỹ đến lúc hạ màn ?

08 Tháng Mười Một 20164:42 CH(Xem: 13215)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  09  NOV  2016


Gió đã đổi chiều?


Chiến lược "xoay trục" của Mỹ đến lúc hạ màn ?


image007

Cả Donald Trump (T) và Hillary Clinton đều phớt lờ Châu Á trong các cuộc vận động tranh cử.REUTERS


Sau các động thái xích lại gần Trung Quốc của Philippines rồi Malaysia, rất nhiều chuyên gia phân tích đã không tránh khỏi bi quan về chiến lược "xoay trục" qua châu Á của tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong một bài phân tích đăng trên trang web của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Pháp IRIS ngày 07/11/2016, ông Barthélémy Courmont, giảng viên Đại Học Công Giáo Thành Phố Lille, miền Bắc nước Pháp, đồng thời là giám đốc nghiên cứu tại viện IRIS, đã nêu câu hỏi phải chăng bức màn đã hạ trên chiến lược xoay trục nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ để kềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc ở một vùng được xem là then chốt.


Theo chuyên gia Pháp, những diễn tiến trong tháng 10 và 11 này càng làm thấy rõ xu hướng đó : Sau Philippines, một đồng minh truyền thống của Mỹ, đến lượt Malaysia, một đồng minh nặng ký khác, xích lại gần Trung Quốc một cách ngoạn mục. Tại Bắc Kinh, tuần qua, thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo thiết lập quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Trung Quốc, chỉ ít lâu sau khi tổng thống Philippines Duterte, cũng tại Bắc Kinh, đã vui mừng thông báo một loạt thỏa thuận với một nước mà quan hệ vốn rất căng thẳng.


Màn ‘ba lê’ ngoaị giao đó quả là một vố rất đau đánh vào chiến lược xoay trục, hướng về Châu Á của chính phủ Obama, muốn đặt Mỹ vào trung tâm bàn cờ Châu Á. Chiến lược này dựa trên hai về : kinh tế - mà hiệp định TPP là một biểu hiện, và chính trị - chiến lược, khẳng định lại các liên hệ đối tác hiện hữu và tìm thêm đồng minh mới.


Thất bại từ kinh tế đến chiến lược


Kể cả khi được Thượng Viện Mỹ thông qua, trên thực tế thì hiệp định TPP sẽ chỉ có ảnh hưởng rất giới hạn vì chỉ có 5 quốc gia Châu Á ký kết (Nhật Bản, Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam) trong lúc mục tiêu lại là tập hợp tất cả các quốc gia trong vùng và loại trừ Trung Quốc. Có lẽ đấy là nguyên nhân khiến cho hiệp định không hoàn toàn thành công. Bên cạnh đó thì Trung Quốc đã ‘tiến công’, tăng đầu tư vào Đông Nam Á.


Tóm lại, nếu giá trị của hiệp định TPP nằm ở chỗ đã được ký kết vào năm 2015, thì nó vẫn là một hiệp định ‘giá thấp’, không có hy vọng ‘cất cánh’.


Trên bình diện chiến lược, nếu Washington đã tái khẳng định mối quan hệ đối tác với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Úc, thì mối quan hệ được tăng cường với Việt Nam và Philippines trong thời gian qua có thể được xem là thành quả mới của chính quyền Obama.


Thế nhưng chiến lược đổi phe của tổng thống Philippines Duterte đã là một cú đâm sau lưng chính sách ngoại giao Mỹ, làm cho chiến lược xoay trục mất đi như thế một hậu thuẫn then chốt. Cuộc tranh cử tổng thống tệ hại vừa kết thúc càng làm cho vị trí của Washington ở Châu Á yếu đi thêm, trong lúc viễn cảnh trước mắt không có gì đáng phấn khởi.


Cả Hillary Clinton lẫn Donald Trump đều phớt lờ châu Á !


Barack Obama, thời thơ ấu đã ở Jakarta, vẫn được uy tín trong vùng, và uy tín này đã giúp Mỹ duy trì hy vọng là trụ lại được trong một khu vực ngày càng bị ảnh hưởng của một Trung Quốc đang vươn lên. Thế nhưng cả Hillary Clinton lẫn Donald Trump không ai có được uy tín, hình ảnh tích cực của Obama.


Hơn nữa, cả hai đều không cho thấy là họ có cái nhìn về tương lai chiến lược xoay trục. Nều Trump có chú ý thì chỉ là để tố cáo hiệp định thương mại TPP, còn Hillary Clinton, tuy là người từng chủ trương chiến lược này, nhưng đã không đưa nó vào các hồ sơ đối ngoại cần quan tâm trong cuộc tranh cử.


Điều đáng ngạc nhiên ở đây, theo ông Courtmont, là cả hai ứng viên, không ai đưa ra chính sách gì về Châu Á... Chưa bao giờ từ thời Bush và các tranh luận về chiến tranh Irak, một cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ lại phớt lờ đến mức này các thách thức kinh tế và chính trị ở Châu Á. Cuộc vận động tranh cử vừa qua nhìn chung quả là trống rỗng, vô nghĩa và nhất là đáng ngại cho tương lai.


Sự mất phương hướng đó kết hợp với một sự chuyển hướng dần dần của các đồng minh của Washington trong khu vực - tuy tương đối nhưng cũng rất thực - nghiêng về phía Trung Quốc, phải chăng có nghĩa là chiến lược xoay trục đang kết thúc và sẽ được ghi nhận như một thất bại của chính quyền Obama ?


Rất có thể là như thế, vì không gian cho phép Mỹ hành động hiện nay eo hẹp hơn là vào năm 2009, khi Obama nhậm chức và đề cử Hillary Clinton làm ngoại trưởng. Và tân ngoại trưởng khi ấy đã dành chuyến công du đầu tiên cho Châu Á, điều chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ.


Mỹ không thành công trong lúc Trung Quốc vươn mạnh


Nếu Mỹ tìm cách tiến bước ở Châu Á với kết quả nửa vời, thì Bắc Kinh ngược lại đã tăng cường đáng kể sự hiện diện của họ. Là một nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới từ năm 2010, Trung Quốc đã thiết lập vùng tự do mậu dịch với ASEAN, thành lập Ngân Hàng Đầu Tư châu Á AIIB vào năm 2015, gia tăng đầu tư vào các láng giềng, kể cả với Đài Loan.


Đồng thời Trung Quốc cũng vươn lên trên mặt quân sự, nhất là Hải quân, đến mức có thể cạnh tranh được với Mỹ trong vùng. Với đường chín đoạn và yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc đang thách thức Mỹ. Chỉ trong vỏn vẹn 8 năm, từ một cường quốc Châu Á đang hình thành, Trung Quốc đã trở nên một cường quốc thật sự.


Bắc Kinh đã biết tranh thủ một cách khéo léo thời cơ Mỹ bận bịu, tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống – ông Obama đã lo đi vận động cho bà Hillary Clinton hơn là bỏ thì giờ thúc đẩy các hồ sơ đối ngoại.


Tóm lại chiến lược xoay trục, mà mục tiêu chính là kềm hãm Trung Quốc đã thất bại và nếu phải khôi phục lại, Washington sẽ phải điều chỉnh sao cho thích ứng với ván bài mới không thuận lợi cho mình.


Thái độ của Philippines, Malaysia chỉ là dấu hiệu mới nhất, bên cạnh chế độ độc tài ở Thái Lan, các cuộc thử nghiệm hạt nhân ở Bắc Triều Tiền, và cuộc khủng hoảng ở Hàn Quốc... Những vấn đề đó dự báo những ngày khó khăn đang chờ đợi Washington, sẽ phải đối mặt với một quốc gia (Trung Quốc) có lẽ sẽ chính thức trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới khi tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ bước vào Nhà Trắng./( theo RFI 08-11-2016)

24 Tháng Ba 2016(Xem: 13609)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14133)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14666)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15303)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17065)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14617)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15531)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14459)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20584)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16782)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18726)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16628)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16217)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14843)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21579)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17245)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15691)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15552)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".