Câu chuyện phóng viên ảnh chụp hình vụ bắn đại sứ Nga

20 Tháng Mười Hai 20165:39 CH(Xem: 13992)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  21   DEC  2016


Câu chuyện phóng viên ảnh chụp hình vụ bắn đại sứ Nga


image006

Image copyright AP Image caption Cảnh sát viên Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Mert Altintas ngay sau khi nã đạn vào đại sứ Nga Andrey Karlov hôm 19/12


Khi một vụ ám sát xảy ra, thật là hy hữu nếu có một phóng viên ảnh ngay tại hiện trường để ghi lại các khoảnh khắc đó.


Giây phút đại sứ Nga Andrey Karlov bị bắn chết ở Ankara hôm thứ Hai 19/12, phóng viên hãng Associated Press - Burhan Ozbilici, lại có mặt ở ngay hàng ghế đầu tiên.


Ozbilici đã chụp được những bức hình kẻ sát nhân hô to các khẩu hiệu và vung vẩy khẩu súng của mình trong không khí.


Người phóng viên này viết trong blog được hãng của anh đăng lên mạng ngay sau sự việc: "Tất nhiên tôi cũng sợ và biết sẽ gặp nguy hiểm nếu như tay súng quay sang phía tôi."


Anh nói mình đã chứng kiến "một cuộc đời biến mất ngay trước mắt tôi".


Cảnh báo: hình ảnh có thể gây phản cảm

image007

Image copyright AP Image caption Andrey Karlov bắt đầu bài phát biểu với kẻ sát nhân đứng ngay sau ông


Đại sứ Karlov đã có bài phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm ảnh ở Ankara khi ông bị Mevlut Mert Altintas bắn chết.


Ozbilici lúc đó đang trên đường từ văn phòng AP về nhà nhưng anh quyết định rẽ vào xem triển lãm.


Trong blog của mình, anh nói anh chỉ định chụp vài tấm hình để sau này có thể dùng minh họa quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga.


Không ngờ anh lại trở thành nhân chứng một vụ giết người và những gì xảy ra sau đó.



image003

image008

Image copyright AP Image caption Mevlut Mert Altintas bắn ông Andrey Karlov và sau đó kêu gào trong khi xác ông nằm dưới sàn Image copyright AP Image caption Ozbilici cũng chụp hình những người có mặt khi đó


Các nhân chứng khác đã chạy trốn khi Altintas, nhân viên cảnh sát bạo động Ankara 22 tuổi, bước vòng quanh xác nạn nhân.


Altintas hô lớn bằng tiếng Thổ và tiếng Ảrập về cuộc chiến Syria, mà Nga đóng vai trò đồng minh chính của chính quyền Assad.


Ozbilici viết: "Người ta hét lên, nấp sau các cột, dưới bàn và ngã trên sàn. Tôi cũng sợ và rối trí nhưng kịp nấp một phần sau bức tường và tiếp tục làm công việc của mình là chụp ảnh"./ (BBC 21/12/16)


++++++++++++++++++++++++++++++++


"Nước Nga qua cái nhìn của người Thổ"


Đại sứ Nga bị bắn chết ở Thổ Nhĩ Kỳ


image010

Image copyright AP Image caption Ông Andrei Karlov làm Đại sứ Nga tại Ankara từ 2013


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova xác nhận với các phóng viên rằng Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, Andrey Karlov, đã tử vong sau khi trọng thương do bị bắn, Reuters đưa tin.


"Hôm nay, tại Ankara, sau một vụ tấn công, ngài đại sứ Liên bang Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, Andrey Gennadyevich Karlov đã bị thương và tử vong," bà Zakharova nói. "Chúng tôi coi đây là hành động khủng bố."


Trước đó, tin tức nói Đại sứ Nga tại Ankara, Andrei Karlov, bị bắn và bị thương nghiêm trọng khi đang tới thăm một triển lãm nghệ thuật, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói.


Một số người khác cũng bị thương trong vụ tấn công, một ngày sau khi có các cuộc biểu tình phản đối tại Thổ Nhĩ Kỳ đối với sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria.


Ông Karlov đã được đưa tới bệnh viện để chữa trị vết thương, nhưng không qua khỏi.


Theo truyền hình Nga, ông đại sứ khi đó đang dự triển lãm "Nước Nga qua cái nhìn của người Thổ".


image011


Image copyright AP Image caption Tay súng hô to 'Thượng đế vĩ đại'


Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói ông Karlov đang có bài phát biểu thì bị một tay súng bắn vào lưng.


Video quay tại triển lãm cho thấy có tiếng súng vang lên khi ông đang phát biểu.


Camera xoay hướng, cho thấy một tay súng ăn mặc bảnh bao với bộ vest và đeo cà vạt đang vung vẩy một khẩu súng lục và hét to.


Người này lặp đi lặp lại lời hô của người Hồi Giáo "Allahu Akbar" ("Thượng đế vĩ đại") và cũng hô to "đừng quên Aleppo, đừng quên Syria".


Hiện chưa rõ động cơ và danh tính của kẻ tấn công. Theo một số tường thuật thì người này đã vào triển lãm bằng thẻ cảnh sát, phóng viên BBC Mark Lowen tại Thổ Nhĩ Kỳ nói.


image012


image008


image014


Image copyright AP Image caption Hình ảnh tay súng, người đã bắn ông đại sứ Image copyright AP Image caption


Mọi người lo sợ tìm chỗ ẩn tránh ngay sau vụ nổ súng Image copyright Reuters Image caption Các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng phong tỏa khu vực

 

image015


Image copyright AP Image caption Không khí hoảng loạn bên trong phòng triển lãm


Anh nói anh hiểu nguy cơ lại gần sát thủ khi mọi người khác chạy trốn hết, nhưng cảm thấy mình cần phải ghi lại những gì đã xảy ra.


Nỗ lực của anh đã được vinh danh trên mạng xã hội.


Ozbilici cũng ghi được những giây phút ngay trước khi có nổ súng, trong đó nạn nhân và các khán giả hoàn toàn không hay biết về những gì sẽ xảy ra.


Anh kể: "Khi tôi quay lại văn phòng để biên tập và gửi ảnh, tôi sốc khi thấy sát thủ đứng ngay sau lưng ông đại sứ khi ông phát biểu. Trông gã như một người bạn, hay cận vệ."


Altintas bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt ngay tại hiện trường./ (BBC 20/16/16)

07 Tháng Ba 2017(Xem: 12721)
Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11911)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 13517)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13530)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12547)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13388)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 13177)
Phát ngôn viên lực lượng duyên hải Philippines, ông Armand Balilo, cho biết tàu bị cướp biển tấn công vào đêm Chủ nhật, cách Pearl Bank ở Tawi-Tawi thuộc tỉnh cực nam Philippines chừng 31 cây số. Hải đồ minh họa vị trí vùng biển cực nam Philippines. Vị trí Chấm đỏ: đảo nhân tạo Vành Khăn cáh dảo Palawan 130 NM. Vành tròn: hải cảng Sandakan-Malaysia. Google.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 12081)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 13007)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 12283)
Thông cáo của tòa Bạch Ốc nói: « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».