Câu chuyện phóng viên ảnh chụp hình vụ bắn đại sứ Nga

20 Tháng Mười Hai 20165:39 CH(Xem: 13938)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  21   DEC  2016


Câu chuyện phóng viên ảnh chụp hình vụ bắn đại sứ Nga


image006

Image copyright AP Image caption Cảnh sát viên Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Mert Altintas ngay sau khi nã đạn vào đại sứ Nga Andrey Karlov hôm 19/12


Khi một vụ ám sát xảy ra, thật là hy hữu nếu có một phóng viên ảnh ngay tại hiện trường để ghi lại các khoảnh khắc đó.


Giây phút đại sứ Nga Andrey Karlov bị bắn chết ở Ankara hôm thứ Hai 19/12, phóng viên hãng Associated Press - Burhan Ozbilici, lại có mặt ở ngay hàng ghế đầu tiên.


Ozbilici đã chụp được những bức hình kẻ sát nhân hô to các khẩu hiệu và vung vẩy khẩu súng của mình trong không khí.


Người phóng viên này viết trong blog được hãng của anh đăng lên mạng ngay sau sự việc: "Tất nhiên tôi cũng sợ và biết sẽ gặp nguy hiểm nếu như tay súng quay sang phía tôi."


Anh nói mình đã chứng kiến "một cuộc đời biến mất ngay trước mắt tôi".


Cảnh báo: hình ảnh có thể gây phản cảm

image007

Image copyright AP Image caption Andrey Karlov bắt đầu bài phát biểu với kẻ sát nhân đứng ngay sau ông


Đại sứ Karlov đã có bài phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm ảnh ở Ankara khi ông bị Mevlut Mert Altintas bắn chết.


Ozbilici lúc đó đang trên đường từ văn phòng AP về nhà nhưng anh quyết định rẽ vào xem triển lãm.


Trong blog của mình, anh nói anh chỉ định chụp vài tấm hình để sau này có thể dùng minh họa quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga.


Không ngờ anh lại trở thành nhân chứng một vụ giết người và những gì xảy ra sau đó.



image003

image008

Image copyright AP Image caption Mevlut Mert Altintas bắn ông Andrey Karlov và sau đó kêu gào trong khi xác ông nằm dưới sàn Image copyright AP Image caption Ozbilici cũng chụp hình những người có mặt khi đó


Các nhân chứng khác đã chạy trốn khi Altintas, nhân viên cảnh sát bạo động Ankara 22 tuổi, bước vòng quanh xác nạn nhân.


Altintas hô lớn bằng tiếng Thổ và tiếng Ảrập về cuộc chiến Syria, mà Nga đóng vai trò đồng minh chính của chính quyền Assad.


Ozbilici viết: "Người ta hét lên, nấp sau các cột, dưới bàn và ngã trên sàn. Tôi cũng sợ và rối trí nhưng kịp nấp một phần sau bức tường và tiếp tục làm công việc của mình là chụp ảnh"./ (BBC 21/12/16)


++++++++++++++++++++++++++++++++


"Nước Nga qua cái nhìn của người Thổ"


Đại sứ Nga bị bắn chết ở Thổ Nhĩ Kỳ


image010

Image copyright AP Image caption Ông Andrei Karlov làm Đại sứ Nga tại Ankara từ 2013


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova xác nhận với các phóng viên rằng Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, Andrey Karlov, đã tử vong sau khi trọng thương do bị bắn, Reuters đưa tin.


"Hôm nay, tại Ankara, sau một vụ tấn công, ngài đại sứ Liên bang Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, Andrey Gennadyevich Karlov đã bị thương và tử vong," bà Zakharova nói. "Chúng tôi coi đây là hành động khủng bố."


Trước đó, tin tức nói Đại sứ Nga tại Ankara, Andrei Karlov, bị bắn và bị thương nghiêm trọng khi đang tới thăm một triển lãm nghệ thuật, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói.


Một số người khác cũng bị thương trong vụ tấn công, một ngày sau khi có các cuộc biểu tình phản đối tại Thổ Nhĩ Kỳ đối với sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria.


Ông Karlov đã được đưa tới bệnh viện để chữa trị vết thương, nhưng không qua khỏi.


Theo truyền hình Nga, ông đại sứ khi đó đang dự triển lãm "Nước Nga qua cái nhìn của người Thổ".


image011


Image copyright AP Image caption Tay súng hô to 'Thượng đế vĩ đại'


Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói ông Karlov đang có bài phát biểu thì bị một tay súng bắn vào lưng.


Video quay tại triển lãm cho thấy có tiếng súng vang lên khi ông đang phát biểu.


Camera xoay hướng, cho thấy một tay súng ăn mặc bảnh bao với bộ vest và đeo cà vạt đang vung vẩy một khẩu súng lục và hét to.


Người này lặp đi lặp lại lời hô của người Hồi Giáo "Allahu Akbar" ("Thượng đế vĩ đại") và cũng hô to "đừng quên Aleppo, đừng quên Syria".


Hiện chưa rõ động cơ và danh tính của kẻ tấn công. Theo một số tường thuật thì người này đã vào triển lãm bằng thẻ cảnh sát, phóng viên BBC Mark Lowen tại Thổ Nhĩ Kỳ nói.


image012


image008


image014


Image copyright AP Image caption Hình ảnh tay súng, người đã bắn ông đại sứ Image copyright AP Image caption


Mọi người lo sợ tìm chỗ ẩn tránh ngay sau vụ nổ súng Image copyright Reuters Image caption Các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng phong tỏa khu vực

 

image015


Image copyright AP Image caption Không khí hoảng loạn bên trong phòng triển lãm


Anh nói anh hiểu nguy cơ lại gần sát thủ khi mọi người khác chạy trốn hết, nhưng cảm thấy mình cần phải ghi lại những gì đã xảy ra.


Nỗ lực của anh đã được vinh danh trên mạng xã hội.


Ozbilici cũng ghi được những giây phút ngay trước khi có nổ súng, trong đó nạn nhân và các khán giả hoàn toàn không hay biết về những gì sẽ xảy ra.


Anh kể: "Khi tôi quay lại văn phòng để biên tập và gửi ảnh, tôi sốc khi thấy sát thủ đứng ngay sau lưng ông đại sứ khi ông phát biểu. Trông gã như một người bạn, hay cận vệ."


Altintas bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt ngay tại hiện trường./ (BBC 20/16/16)

27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 21269)
Sau vụ hành hình, hình ảnh ông nằm bất động, đôi mắt vẫn mở to. Che là một trong bộ ba lãnh đạo gồm (Che, Fidel Castro và Raul Castro) . Quyết định ra đi được đưa ra vào đúng lúc con đường công danh đang rộng mở đối với Che khiến dư luận không khỏi hồ nghi có những khuất tất. Đã không ít ý kiến cho rằng: đằng sau sự ra đi đó có sự ép buộc khiên cưỡng của 2 anh em nhà Castro...
23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14677)
Ngày đầu tiên làm tổng thống, Trump sẽ rút Hoa Kỳ khỏi TPP
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14988)
Ngày 17-11 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp diễn ra tại cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York trong 90 phút. Ảnh: REUTERS
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15368)
Tại Hội nghị Apec Lima Peru, ông Trần Đại Quang đã gặp ông Tập Cận Bình bàn "song phương" biển nam Trung Hoa; gặp ông Putin bàn "Đối tác chiến lược toàn diện"; gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14922)
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13803)
Gió đã đổi chiều
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13407)
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama hôm qua, 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13951)
Gió đã đổi chiều
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13770)
- Donald Trump: Di dân bất hợp pháp 'phải đi'.
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12470)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13062)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13463)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12698)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13038)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.