Trà đàm ở Bắc Kinh: Trọng - Bình sẽ "mềm dẻo" hơn ở biển Nam Trung Hoa/biển Đông

15 Tháng Giêng 201710:51 CH(Xem: 14122)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  16   JAN  2017


Trà đàm ở Bắc Kinh: Trọng - Bình sẽ "mềm dẻo" hơn ở biển Nam Trung Hoa/biển Đông


image008


Lý Kiến Trúc (VĂN HÓA)


16/1/2017


image007

Ông Tập Cận Bình (P) và ông Nguyễn Phú Trọng trà đàm tại Bắc Kinh.


Tại Đại lễ đường Nhân dân, sau khi cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai Đảng, hai nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng dự tiệc trà.


Ông, Nguyễn Phú Trọng cùng ông Tập Cận Bình, hôm 12 tháng Giêng đã ký kết 15 văn kiện hợp tác “quan trọng” trong chuyến thăm đang diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó có các thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa hai đảng, hợp tác kinh tế, quốc phòng… và biển nam Trung Hoa/biển Đông.


Ngay sau khi có tin tức về việc ông Trọng ký kết các văn kiện “quan trọng” với Trung Quốc, nhiều ý kiến từ công luận tỏ ra hoài nghi về nội dung bên trong cũng như mục đích thực sự trong chuyến thăm của người đứng đầu đảng Cộng Sản Việt Nam tới Bắc Kinh lần này. (theo VOA)


Tuy nhiên, tình hình và diễn biến mặt trận ở biển Nam Trung Hoa/ Biển Đông có lẽ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của hai nguyên thủ.


Giới quan sát chính trị và nghiên cứu Biển Đông cho rằng vấn đề chủ quyền - quyền chủ quyền các thực thể hiện do Việt Nam đang chiếm giữ ở biển Trường Sa và 7 hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một trong các chủ đề quan trọng trong cuộc hội đàm. Mối tương tác quân sự giữa các hòn đảo Việt Nam và 7 đảo nhân tạo có thể gây ra những nghi ngờ ẩn tàng đâu đó nếu quan sát trên hải đồ các vị trí chiến lược gần bên nhau ở vùng biển Trường Sa và cũng là vùng biển trung tâm khoảng cách giữa Việt Nam và Philippines.


Hoa Kỳ đã nhiều lên tiếng kêu gọi các bên dừng các hoạt động bồi đắp ở Trường Sa và liên tục đưa ra các hình ảnh dẫn chứng.


image009

Mặt trận vùng biển nam Trung Hoa / biển Đông/ biển Quốc tế. VĂN HÓA MAP


Trung Quốc vẫn khăng khăng bảo vệ (phi pháp) tính hiện trạng của đường lưỡi bò 9 đoạn do họ tự vẽ và 7 hòn đảo nhân tạo do họ bồi đắp ở trung tâm biển Trường Sa. Trùng với thời điểm này, lời cảnh cáo của ông Rex Tillerson đưa ra trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 11/01/2017, khi ông được hỏi về 7 hòn đảo nhân tạo ở biển Nam Trung Hoa.


Các câu trả lời của ông Tillerson  gần như thông điệp xác định quan điểm của Hoa Thịnh Đốn gởi đến Bắc Kinh. 


Lời cảnh cáo của ông Rex Tillerson đưa ra trước một ngày ông Nguyễn Phú Trọng đi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh không phải là không có ẩn ý.


Trong khi đó, bản thông cáo chung kết thúc chuyến viếng thăm của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tại Trung Quốc từ 12 đến 15/01/2017 khẳng định hai bên không để cho tình hình Biển Đông « diễn biến phức tạp ».


Theo bản tin của Tân Hoa Xã được Reuters trích dẫn, sau khi thảo luận « thẳng thắn », hai bên Việt Nam và Trung Quốc đồng ý « quản lý tốt những xung khắc trên biển, tránh làm cho tình hình phức tạp thêm, làm gia tăng căng thẳng, duy trì hòa bình ở biển Nam Hải ».


Bản tiếng Việt được báo chí Việt Nam đăng nguyên văn : « Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông ».


"Quản lý tốt những xung khắc trên biển, tránh làm cho tình hình phức tạp thêm" phải chăng đó là những ứng phó "mềm dẻo" của hai ông Trọng - Bình nhằm đối phó với diễn biến khó lường của ông Trump ở biển Nam Trung Hoa sau lời tuyên bố của ông Tillerson.


Gần đây Việt Nam đang âm thầm xây dựng, bố trí các phương tiện quân sự đuợc xem như là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và các hải đảo.


Trùng với thời điểm trà đàm ở Bắc Kinh, Hàng không Mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson từ cảng San Diego đang trên đường tiến tới tây Thái bình dương./ (VH)


 image002

Nguồn VOA, RFI, Google, báo trong nước.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12458)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12060)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12379)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14589)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 13065)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12620)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12594)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11427)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 12166)
Ông David Đào bị gãy mũi, mất 2 răng cửa và choáng.