Nanh vuốt Bắc Kinh: "Vành đai tơ lụa sẽ siết cổ hầu bao hàng tỷ người tiêu thụ bình dân; Biển Đông: "Kiểm soát mập mờ"

16 Tháng Năm 20176:25 CH(Xem: 11916)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  THỨ  TƯ  17  MAY  2017


Nanh vuốt Bắc Kinh: "Vành đai tơ lụa sẽ siết cổ hầu bao hàng tỷ người tiêu thụ bình dân; Biển Đông: "Kiểm soát mập mờ"


​Vì sao 6 nước châu Âu từ chối ký kết ở Bắc Kinh?


Thông cáo chung Việt - Trung về biển nam Trung Hoa / biển Đông có gì mới?


image003


Toàn cầu hóa ‘‘kiểu Trung Quốc’’ đe dọa nước yếu


image004

Ý đồ "thôn tính" cảng Piraeus, Hy Lạp đã có từ lâu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ vào cảng Piraeus trên bản đồ, ảnh: The Guardian.


image005Bản đồ Con Đường Tơ Lụa thời cổ đại nối liền Âu-ÁẢnh : Wikipedia


Thứ Hai, 15/05/2017, báo Pháp nhất loạt nói về tân tổng thống Macron, người vừa nhậm chức hôm trước. Libération : « Hãy cố lên ». Les Echos : « Vào cuộc ». Báo Le Figaro nói đến « Những thách thức lớn ». Về thời sự quốc tế, Le Monde chú ý đến thượng đỉnh « Con Đường Tơ Lụa Mới » tại Bắc Kinh, diễn ra trong hai ngày, 14 và 15/05, với bài phân tích : « Một cuộc toàn cầu hóa ‘‘kiểu Trung Quốc’’'».


Le Monde ghi nhận một thực tế rất mới là, kể từ một năm nay, cứ mỗi tuần lại có một đoàn tàu chở hàng từ Trung Quốc vượt qua hơn 10.000 km, tới khoảng 15 thành phố Châu Âu, từ Lyon, đến Luân Đôn, Madrid, Duisburg (Đức)… Việc hàng hóa lưu chuyển bằng đường sắt từ Đông qua Tây, và ngược lại, là một trụ cột trong dự án Con Đường Tơ Lụa Mới của Bắc Kinh, còn gọi là dự án « Một vành đai, một con đường », khởi sự từ năm 2013, có tham vọng bao trùm hơn 60 quốc gia, với hai phần ba dân số và gần một nửa GDP toàn cầu.


Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy một « thời kỳ vàng son » cho thương mại song phương châu Âu – Trung Quốc đang đến ?


« Hoàn toàn không có gì chắc chắn » ! Bên cạnh một loạt các cản trở hiện tại, như hàng rào thuế quan còn tồn tại ở nhiều nơi, tuyến đường sắt hiện chưa được nối liền hoàn toàn, an ninh tại nhiều khu vực bất ổn suốt dọc tuyến đường sắt…, Le Monde nhấn mạnh đến « tính chất nguy hiểm của dự án đối với các nước dễ tổn thương nhất ».


Đầu tư rất khó hoàn vốn


Hồi tháng 1/2017, công ty thẩm định tài chính Ficht cho rằng các nước nghèo rất ít có khả năng hoàn trả các khoản tín dụng khổng lồ, để xây dựng các cơ sở hạ tầng, vay từ Trung Quốc. Cụ thể như, dự án đường sắt cao tốc qua Lào, có trị giá ước tính 7 tỉ đô la, tương đương một nửa GDP quốc gia nghèo nhất hành tinh này. Theo chuyên gia văn phòng tư vấn Gavekal Dragonomics, một số quan chức Trung Quốc thừa nhận rằng sẽ phải chấp nhận mất đến 80% số vốn đầu tư vào Pakistan chẳng hạn.


Dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc, về mặt hình thức, có vẻ rất hấp dẫn. Khoảng 140 thỏa thuận về giao thông các loại đã được Trung Quốc ký kết với các đối tác, riêng tại khu vực Trung Á. Thế nhưng theo chuyên gia François Godement của một viện tư vấn hàng đầu của châu Âu (European Council on Foreign Relations), cách làm ăn của Trung Quốc rõ ràng mang tính manh mún, bởi các thỏa thuận song phương như vậy hoàn toàn không thể thay thế cho một thỏa thuận thương mại toàn thể.


Theo chuyên gia nói trên, phần lớn các dự án bắt nguồn từ mục tiêu « địa chính trị » hơn là « thuần túy thương mại ». Rất nhiều quốc gia ký kết hợp đồng với Trung Quốc ở trong trạng thái rất mong manh về tài chính, bất ổn về an ninh và nạn tham nhũng đè nặng.


Chủ yếu để giải quyết hàng dư thừa


Phân tích của Le Monde nhấn mạnh đến động lực ẩn đằng sau quyết tâm mở ra dự án « toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc » này, trước hết là để Bắc Kinh xuất khẩu khối lượng lớn hàng hóa công nghiệp đang dư thừa trong nước, sau nhiều thập niên tăng trưởng quá nóng. Bao nhiêu thép, xi măng, máy móc không có người tiêu thụ tại Trung Quốc cần đến các thị trường mới.


Theo Ngân hàng Phát Triển Châu Âu, từ nay đến 2030, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng riêng tại châu Á ước tính là 26.000 tỉ đô la. Với lý do này, nhiều người hy vọng, nếu được quản lý tốt dự án Một Vành Đai Một Con Đường có thể thúc đẩy nhiều khu vực kinh tế « chậm phát triển nhất ». Nhưng nhiều thực tế như đã dẫn ở trên cho thấy trong hiện tại, dự án khổng lồ của Trung Quốc rõ ràng là một mối nguy với nhiều nước nghèo.


Cũng về chủ đề này, báo La Croix dẫn nhận định của đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Trung Quốc, ông Hans Dietmar Schweisgut, lưu ý : để khẳng định thiện chí thúc đẩy tự do thương mại của mình, trước hết Trung Quốc nên thực hiện, ngay tại nước mình, những điều mà Bắc Kinh thường « rao giảng » trên trường quốc tế, cụ thể là không ngăn cản hàng hóa của châu Âu vào Trung Quốc./ (RFI Trọng Thành 15-05-2017)


​Vì sao 6 nước châu Âu từ chối ký kết ở Bắc Kinh?


16/05/2017


TTO - Bản Thông cáo chung sau Hội nghị bàn tròn các nhà lãnh đạo của Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” đã không có chữ ký của sáu nước châu Âu.


image006

Nữ bộ trưởng Brigitte Zypries (giữa) trên đường đến Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hồ Nhạn Thê ở Bắc Kinh ngày 15-5 - Ảnh: Reuters


Một nguồn tin ngoại giao (giấu tên) tiết lộ với hãng tin AFP rằng có 6 nước châu Âu gồm: Đức, Pháp, Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Estonia từ chối ký kết vào bản thông cáo chung công bố ngày 15-5 khi Hội nghị bàn tròn kết thúc.


Các nước châu Âu từ chối đặt bút ký do văn bản này không quan tâm đúng mức đến "các chuẩn mực về môi trường, về các tiêu chuẩn xã hội, không bảo đảm tính minh bạch mỗi khi các cơ quan nhà nước gọi thầu". 


Đây là những chuẩn mực mà Liên minh châu Âu (EU) luôn đòi hỏi trong hợp tác với Trung Quốc trong thời gian qua và do Trung Quốc không thực sự mở cửa thị trường nội địa của mình.


Sự phản ứng trên được cho là bắt nguồn từ bộ trưởng kinh tế và năng lượng của Đức, bà Brigitte Zypries.


Theo Reuters, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 14-5, bộ trưởng Zypries đã cảnh báo sẽ không ký vào văn bản được thông qua trong phiên họp cuối của ngày 15-5 nếu như trong văn bản không có những cam kết về tự do thương mại và cạnh tranh công bằng.


Bà bộ trưởng lên tiếng bảo vệ cho quyền lợi của doanh nghiệp nước mình: “Đức muốn tham gia vào sáng kiến này. Nhưng việc gọi thầu phải được mở cho mọi người. Có như thế thì các công ty Đức mới có thể tham gia được. Chúng tôi muốn các doanh nghiệp của Đức cũng được phép hoạt động tại Trung Quốc như cách các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Đức”.


TÚ ANH


++++++++++++++++++++++++++++++++


image007


Bắc Kinh: Thông cáo chung Việt - Trung về biển nam Trung Hoa / biển Đông có gì mới?


TQ và VN nhất trí kiểm soát bất đồng ở Biển Đông


image008

Bản quyền hình ảnh Lintao Zhang/Getty Images Image caption Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang duyệt đội nữ quân danh dự hôm 11/5/17 tại Bắc Kinh.


Việt Nam và Trung Quốc nhất trí "kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông", theo nội dung thông cáo chung Việt-Trung nhân chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang.


Kể từ khi Phillipines, dưới quyền Tổng thống Rodrigo Duterte, giảm bớt đối đầu với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có nhiều bất đồng nhất với Trung Quốc về vấn đề này, hãng tin Reuters bình luận.


Sau những cuộc họp mà phía Trung Quốc nói là "tích cực" giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Chủ tịch Trần Đại Quang, thông cáo chung nhấn mạnh hai bên cần kiểm soát các bất đồng.


Thông cáo chung còn nói hai bên đã "đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển" và nhất trí sử dụng cơ chế đàm phán hiện hành về biên giới lãnh thổ để "tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được".


Đây không phải là lần đầu tiên hai bên dùng những ngôn từ này.


Gần đây nhất, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hồi tháng Giêng, hai bên cũng ra thông cáo với nội dung tương tự.


image009Image caption Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông


Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên 90% vùng Biển Đông giàu trữ lượng dầu khí.


Ngoài Việt Nam, các quốc gia Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền từng phần ở vùng biển có tuyến đường hàng hải tấp nập với lượng hàng hóa trị giá khoảng 5 ngàn tỷ qua lại mỗi năm.


Năm 2014, quan hệ song phương trở nên vô cùng căng thẳng sau vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 vào khu vực biển có tranh chấp, dẫn tới làn sóng biểu tình dữ dội ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam.


Hồi năm ngoái, căng thẳng lại gia tăng sau việc Trung Quốc đặt hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không và các máy bay chiến đấu tại căn cứ quân sự mà Bắc Kinh đã xây từ lâu trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.


Trong tháng 3/2017, một số hình ảnh chụp Đảo Bắc ở quần đảo Hoàng Sa cho thấy hoạt động xây dựng của Trung Quốc, trong đó có việc dọn mặt bằng và có thể chuẩn bị xây cảng để hỗ trợ cho cái mà nhiều chuyên gia tin rằng sẽ trở thành căn cứ quân sự.


Trung Quốc còn tiến hành bồi đắp đảo và xây dựng các công trình trên một số đảo thuộc Trường Sa, cũng như mở đường bay dân dụng từ đảo Hải Nam ra đảo Phú Lâm, nơi có vài ngàn dân thường sinh sống.


Hà Nội gọi hành động trên là sự vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.


Cũng đã có những hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cải tạo Đá Lát ở Quần đảo Trường Sa hồi tháng 12/2016, điều mà Bắc Kinh nhanh chóng lên tiếng phản đối và gọi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.


Thông cáo chung Việt-Trung được đưa ra nhân dịp ông Trần Đại Quang kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Một Vành đai, Một Con đường" tại Bắc Kinh.


Cũng trong chuyến thăm này, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời mời tới thăm Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25, được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017. (theo BBC 15/5/17)
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16591)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14939)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13075)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15717)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15917)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14896)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24751)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17631)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17887)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17414)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17730)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16102)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17741)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16445)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15921)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.