"Đả Hổ Diệt Ruồi" hay " Đả Ruồi Diệt Hổ"?

12 Tháng Mười Hai 201710:06 CH(Xem: 13622)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  TƯ  13  DEC  2017


"Đả Hổ Diệt Ruồi" hay " Đả Ruồi Diệt Hổ"?


image001


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra tay "chém treo ngành" quan tham


image002


Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA


13/11/2017


image003

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Sau APEC Đà Nẵng, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tục ra tay dũng mãnh diệt trừ tham nhũng. Đây là một sự kiện lớn đang diễn ra nội bộ đảng, ở cấp cao, cấp "trung lưu". Truyền thông trong nước không ngớt đề cao "chiến dịch" này. Ông Thủ tướng Phúc nói "không vui lắm".


Cả năm nay ông Trọng "nhóm lửa" nhưng đến giờ ví như hổ rình mồi đã tới lúc ngoặm cổ con mồi.


Giới quan sát chính trị đưa ra nhiều lập luận cho rằng chiến dịch bài trừ tham nhũng nẩy sinh do đằng sau bức màn tranh giành quyền lực có động cơ chính trị; có giới cho rằng chẳng qua là cuộc thanh trừng đối thủ nội bộ chính trị; có giới quan sát ông Trọng phải ra tay chặt từng cánh tay các nhóm lợi ích nối dài của đối thủ; có giới nhận định ông Trọng muốn tạo sức mạnh cho vây cánh mới, ông cần tiếp tục giương cao ngọn cờ diệt tham nhũng để lấy lại niềm tin của ba triệu đảng viên, và như vậy ông mới nắm chắc vai trò tổng bí thư trong đại hội đảng sắp tới trên cơ sở mạnh tuyệt đối.


Cách đây khôgn lâu, dù với cương vị Tổng bí thư nhưng ông Trọng đã xâm nhập vào ghế bí thư Bộ Công an. Đây là ghế "tiền trảm hậu tấu". Với vị trí này, ông toàn quyền ra lệnh cho công an dọn đường "sạch" hệ thống tham nhũng để "nhân dân tin tưởng tuyệt đối" vào đảng của ông.


Thế nhưng, con đường "trảm" này có suôn sẻ không?


"Chỉ có điều chống tham nhũng không bao giờ nên coi là một phong trào. Người ta cần nhìn vào cả hệ thống và sửa cái gốc của tham nhũng chứ không đợi tham nhũng rồi mới xử. Hãng tin của Pháp hiện cũng có văn phòng đại diện ở Hà Nội đưa tin rằng Việt Nam hiện đứng thứ 113 trong danh sách 176 nước nơi nạn tham nhũng lan tràn - Tổ chức Minh bạc Quốc tế. (theo VOA)


Từ Mỹ, chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á Zachary Abuza bình luận trên BBC: "Toàn bộ vụ ông Đinh La Thăng, từ chuyện ông mất ghế ủy viên Bộ chính trị cho đến vụ xử đại án Ocean Bank, đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đầy ngạc nhiên, đều là những chỉ dấu cho thấy vụ này lớn hơn nhiều chứ không đơn giản chỉ là nhằm thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát."


"Tất cả đều là chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ củng cố vị trí của mình. Ông còn triệt hạ các đối thủ chính trị trước Đại hội Đảng sắp tới. Ông Trọng giờ đây đang ở vị thế không ai tấn công được. Tôi thực sự không thể tưởng tượng sẽ có bất kỳ cuộc phản công nào từ vây cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng. Họ chắc là đang kinh hoàng."


Các nhà bình luận cho rằng đối thủ chính trị của ông Trọng từ trong quá khứ cho đến nay vẫn lởn vởn trên đầu ông. Chính là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Thế nhưng có quan điểm cho rằng dù cái gốc nặng ngàn cân ngự trị hàng chục năm là đồng chí X, cho là có bự cỡ nào đi nữa cũng không bự bằng cái gốc trên cửu trùng.

image004

Ông Trọng đón ông Tập đến Hà Nội hôm 12/11/2017 bằng 21 phát đại bác, trong khi ông Trump được đón bằng đội quân và hàng kèn danh dự ở phủ chủ tịch.

image005

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình tiếp trà lễ nhau hôm 13/11/ 17 tại nhà sàn ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Truyền thống người phương Đông cho rằng đãi khách bằng buổi tiệc trà cao quý không kém gì các nguyên thủ phương Tây cụng ly sâm banh.


Theo dõi thời sự, người ta thấy rằng, lưỡi đao của ông Trọng "chém treo nghành" tập đoàn tham nhũng chỉ thực sự ra tay sau hội nghị APEC diễn ra ở Đà Nẵng. Sự hiện diện của 21 nguyên thủ kinh tế thế giới và phát biểu ẩn dấu của bốn nguyên thủ hàng đầu Trump, Putin, Tập, Abe giới lãnh đạo đảng CSVN chắc phải suy nghĩ.


Có nhiều hình thức long trọng diễn ra trong việc tiếp đón các nguyên thủ, nhưng buổi tiệc trà của ông Trọng đãi ông Tập ở nhà sàn ông Hồ là một chi tiết đáng chú ý đằng sau các hội nghị công khai.


Hai ông lãnh tụ đảng đã nói với nhau những gì về việc xây dựng đảng cộng sản anh em? Ai cũng thấy rằng, bóng dáng của ông Tập bao trùm trong vấn đề nhân sự đảng CSVN. Có người còn lạc quan cho rằng tư tưởng Tập trong đại hội đảng cộng sản Trung Quốc trở nên kim chỉ nam cho hai đảng bước vào thế kỷ 21.


Ông Tập đã ra tay làm gương cho Việt Nam trong việc diệt trừ tham nhũng kể cả "trảm" các nhân vật trong hàng ngũ bộ chính trị và công an.


Người ta chú ý đến tuyên bố của TT Trump đưa ra ngay trong ngày đầu tiên ờ Đà Nẵng. Ông Trump chỉ muốn làm việc với quốc gia mạnh. Ông Trump là một nhà đại kinh doanh, mạnh đây nếu hiểu theo nghĩa kinh tế có thể là mạnh về sự minh bạch trong guồng máy quản trị quốc gia. Nói cho rõ hơn, ông Trump chỉ muốn làm ăn với một quốc gia có chỉ số "sạch".


Có lẽ ông tổng bí thư Trọng thấm thía về một trong các điều kiện đầu tư quốc tế - đòi hỏi của các nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu trên thế giới là chính phủ phải "sạch" và minh bạch chứ không "bần" và mờ ám. Ông Tổng Trọng ông ra tay "chém treo ngành" ngay tức khắc không có gì ngạc nhiên.


Một trong những đại án tham nhũng  mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra tay nổi bật hiện nay: vụ án ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị.

image006

Ông Đinh La Thăng liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra. Dư luận cho rằng ông đã gây tổn thất cho nhà nước 800 tỷ đồng VN, nhưng đằng sau 800 tỷ là chuyện gì khác khi ông làm chủ tịch tập đoàn dầu khí PVN?Ảnh: Người lao động.


image007

Ông Đinh La Thăng gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thời còn làm Bí thư Thành ủy TP HCM hồi giữa năm 2016. Ông Thăng từng được coi là "ngôi sao đang lên" trên chính trường Việt Nam.


Ngay sau khi có quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, ông Phạm Minh Chính – Trưởng Ban tổ chức trung ương đã ký quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, bao gồm cả sinh hoạt cấp ủy đối với ông Đinh La Thăng.


Khi biết được thông tin này, đông đảo cán bộ, giáo viên, người dân hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đều bày tỏ sự đồng tình, tin tưởng tuyệt đối với công cuộc đấu tranh, phòng chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đang thực hiện./(theo Phương Linh GDVN Người Sài Gòn nghĩ gì sau khi ông Đinh La Thăng bị bắt? 11/12/17)


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Vua Minh Mạng tử hình bố vợ vì tham nhũng 30.000 quan tiền


image008Chân dung vua Minh Mạng. Ảnh: Wikipedia


Là ông vua nghiêm khắc bậc nhất của triều Nguyễn, Vua Minh Mạng thường trị tội rất nặng những kẻ tham nhũng, kể cả hoàng thân quốc thích.


Vua Minh Mạng (1791-1841, tên húy Nguyễn Phúc Đảm) có công xây dựng Đại Nam trở thành quốc gia rộng lớn, hùng mạnh bậc nhất trong khu vực. Các nước lân bang đều phải kính nể.


Để trị tội tham quan, vua từng xử tử, chặt ngón tay của những kẻ có hành vi tham nhũng. Trong số các vụ án trị quan tham của Minh Mạng, nổi tiếng nhất là vụ tử hình bố vợ nhà vua là Huỳnh Công Lý, khi ông này tham nhũng 30.000 quan tiền.


Khắc tinh của tham quan


Theo Đại Nam thực lục, tháng 5/1823, Lý Hữu Diệm làm quan tại phủ Nội vụ, lấy trộm hơn một lạng vàng. Việc bị phát giác, bộ Hình đưa ông Diệm ra xét xử.


Theo quy định của Luật Gia Long, tội ăn trộm ngân khố dù ít hay nhiều cũng sẽ bị chém đầu. Nhưng xét thấy Lý Hữu Diệm vốn có nhiều công trạng, Bộ Hình đã tha tội chết, chỉ bắt đi đày viễn xứ. Khi án được tâu lên, vua Minh Mạng không đồng ý với đề nghị của bộ Hình.


Nhà vua nhất quyết yêu cầu Bộ Hình đem can phạm ra trước chợ Đông Ba chém đầu, cho mọi người trông thấy mà sửa mình với chỉ dụ: “Lý Hữu Diệm phải giải ngay đến chợ Đông, chém đầu cho mọi người biết, phải truyền cho viên lại Nội vụ phủ cùng đến xem, hoặc giả mắt thấy lòng sợ mà tự khuyên răn nhau để khỏi mắc tội, há chẳng là một phương thuốc hay cho bọn người sao?”.


Tháng 11/1831, Nguyễn Đức Tuyên, tư vụ Nội vụ phủ, ăn bớt nhựa thơm. Việc bị phát giác, vua Minh Mạng liền ra chỉ dụ: “Đáng lẽ cho trói đem ra chợ Cửa Đông chém đầu, nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận và nhờ đó để làm cho mọi người đều biết tỉnh ngộ, răn chừa. Thế cũng là một cách trừng trị kẻ gian”.


Năm 1834, đến lượt tuần phủ Trịnh Đức bị thắt cổ chết vì tham ô một nghìn quan tiền nhưng lại nói dối bị giặc cướp mất. Cũng trong năm này, quản mộc Hồ Văn Hạ cũng mất đầu vì tham nhũng.


image009

Xử tử cả bố vợ


Trong số những lần trị tội tham quan, vụ án xử tử cha vợ Huỳnh Công Lý của vua Minh Mạng đã gây rúng động dư luận lúc bấy giờ và nhiều năm sau này.


Huỳnh Công Lý là một trong những võ tướng nổi tiếng thời Gia Long, có công giúp Nguyễn Ánh dựng nên cơ đồ nhà Nguyễn, sau được phong làm Lý Chính Hầu.


Khi con gái được vua Minh Mạng phong làm Huệ phi, Huỳnh Công Lý càng được tin dùng. Ông được phong làm Phó tổng trấn Gia Định, quyền hành chỉ sau mỗi Tổng trấn Lê Văn Duyệt.


Quyền lực là thế, lại mang danh bố vợ nhà vua, nhưng cuối cùng, người này không thoát án tử vì tội tham nhũng.


Theo Đại Nam thực lục, trong thời gian Lê Văn Duyệt ra Huế (1816-1820), Huỳnh Công Lý được giao giữ chức Phó tổng trấn. Lợi dụng chức vụ và bề trên đi vắng, Huỳnh Công Lý thừa cơ vơ vét của cải từ nhân dân và binh lính.


Sau khi Lê Văn Duyệt quay về Gia Định, nhận được tin tố cáo Huỳnh Công Lý tham ô, ông báo về triều đình. Vua Minh Mạng ra lệnh tống giam bố vợ và cử quan Nguyễn Đình Thinh vào Gia Định điều tra.


Theo hồ sơ đã được trình lên vua, số tiền tham nhũng lên đến hơn 30.000 quan tiền. Biết chuyện này, vua Minh Mạng buồn rầu mà nói rằng: "Trẫm nuôi dân như con, thực không kể phí tổn. Nhưng bọn quan lại tham lam giảo quyệt, ngấm ngầm chứa đầy túi riêng, mà kẻ quan quả cô độc lại không được thấm nhuần ơn thực.


Gần đây Huỳnh Công Lý làm Phó Tổng trấn Gia Định không bao lâu mà bóc lột của dân trên ba vạn. Nếu các viên mục thú đều như y cả, thì dân ta còn nhờ cậy vào đâu. Trẫm dẫu có lòng săn sóc thương xót cũng không làm thế nào được".


Khi Nguyễn Đình Thinh đang thu thập lời khai của các nhân chứng ở Gia Định, triều đình phát hiện thêm bằng chứng tham nhũng nữa tại Huế cũng liên quan Huỳnh Công Lý.


Trong thời gian làm quan ở Huế, ông đã bắt lính xây dựng nhà riêng ở bên bờ sông Hương. Khi biết tin, vua ra lệnh tịch thu nhà, bán lấy tiền giúp cho cấm binh.


Sau khi cuộc điều tra kết thúc, nắm rõ tội của Huỳnh Công Lý, sau một thời gian cân nhắc, vua Minh Mạng đã ra lệnh cho Lê Văn Duyệt đòi lại số tiền đó cho dân.


Khi thành án, vua ra lệnh trao hết hồ sơ cho triều đình bàn xét. Triều đình kết luận đáng tội chết. Năm 1821, Huỳnh Công Lý bị Tổng trấn Lê Văn Duyệt xử tử tại Gia Định, tài sản bị tịch thu để trả lại cho quân lính và dân chúng.


Minh Mạng là vị vua thứ hai của triều Nguyễn, ông là con thứ tư của vua Gia Long, sinh năm Tân Hợi tại Gia Định. Sau khi vua Gia Long qua đời, Minh Mạng được chọn lên kế vị vào năm 1820. Ông trị vì đất nước đến khi qua đời năm 1841.


Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, Minh Mạng là ông vua hết sức cần mẫn, làm việc không biết mệt mỏi, hết lòng vì nước, là tấm gương sáng cho các bậc đế vương noi theo.


Ông là vua có nhiều con nhất trong số các vị vua của chế độ phong kiến Việt Nam với 142 người, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa./ (theo Zing.vn10/12/2017)

09 Tháng Năm 2016(Xem: 15878)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14861)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24695)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17589)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17850)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17366)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17702)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16072)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17723)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16417)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15890)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15214)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15708)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13551)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15470)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18112)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15695)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".