Việt Nam khiếu nại trước WTO về thuế Mỹ đánh vào cá nhập khẩu

14 Tháng Giêng 20185:25 CH(Xem: 11424)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


Việt Nam khiếu nại trước WTO về thuế Mỹ đánh vào cá nhập khẩu

image003

Trụ sở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới tại Genève, Thụy SĩWTO


Việt Nam đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO/OMC) về các biện pháp chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng đối với cá phi lê nhập khẩu từ Việt Nam. Hồ sơ khiếu nại của Việt Nam đã được OMC công bố ngày 12/01/2018.


Theo phía Việt Nam, Mỹ đã vi phạm luật lệ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới trong cách áp đặt thuế trừng phạt đánh vào cá xuất khẩu của Việt Nam, bị cho là "bán phá giá", hoặc bán với giá rẻ một cách không công bằng trên thị trường Mỹ.


Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu cho cá Việt Nam, với trị giá cá dưới dạng phi lê nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng từ 100 triệu đô la trong năm 2007 lên thành hơn 520 triệu đô la trong năm 2016. Hiện nay, Việt Nam trở thành nguồn cung cấp cá phi lê lớn thứ ba cho Mỹ, sau Chi Lê và Trung Quốc.


Theo quy định của OMC, Hoa Kỳ có 60 ngày để giải quyết khiếu nại, hoặc Việt Nam có thể yêu cầu định chế quốc tế này phân xử.


Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam « kiện » Mỹ trước OMC. Hai lần trước là khiếu nại liên quan đến tôm xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam, với kết quả là vào cuối năm 2016, Mỹ phải đồng ý loại bỏ thuế chống bán phá giá cho Việt Nam và hoàn trả lại khoản thuế mà Việt Nam đã trả./ (theo Trọng Nghĩa 13-01-2018)


Mỹ đòi Việt Nam đăng ký 8 công ty Nhà nước tại WTO


image004Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer họp báo, Washington, 16/08/2017.REUTERS/Aaron P. Bernstein/File Photo


Trong một văn bản được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố hôm qua, 11/01/2018, Hoa Kỳ đã lưu ý rằng có tám doanh nghiệp Việt Nam cần phải đăng ký tư cách công ty quốc doanh, theo như các quy tắc thương mại toàn cầu.


Trong danh sách được phía Mỹ nêu ra có PetroVietnam và công ty con PV Oil, Petrolimex, Vietnam Air Petrol Company (Vinapco), Vinafood I, Vinafood II, công ty Vàng bạc Đá quý Saigon (SJC) và tập đoàn Than-Khoáng sản (Vinacomin).


Việt Nam đã gia nhập WTO cách đây vừa đúng 11 năm, vào ngày 11/01/2007, và theo chân Trung Quốc với việc chuyển đổi nền kinh tế, trên cơ sở lao động rẻ và tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.


Trước đây Washington từng có động thái tương tự với một số công ty Trung Quốc bị nghi ngờ cạnh tranh bất chính, vì có quan hệ với chính phủ. Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer đòi hỏi tăng cường tính minh bạch tại WTO.


Hồi tháng 10/2017, Việt Nam khi trả lời các chất vấn đã cho biết hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa và hoạt động theo điều kiện kinh tế thị trường, không còn được hưởng những ưu đãi như trước. Nhưng sau đó các nghiên cứu độc lập của Hoa Kỳ dựa trên những thông tin công khai, đã xác định một số doanh nghiệp không đăng ký tư cách công ty Nhà nước.


Việt Nam đang cổ phần hóa hàng trăm công ty quốc doanh, một phần do ngân sách thâm hụt và nợ công tăng cao, nhưng tiến trình này còn chậm chạp./(theoThụy My 12-01-2018)
23 Tháng Bảy 2017(Xem: 12766)
Gần mỏ dầu trong thềm lục địa Nam Côn Sơn
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 13144)
Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 14859)
Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí, theo Reurers.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 14455)
Hai ông thực dụng trò chuyện: - " Này cậu, tớ hỏi thiệt cậu mỏ nào nhiều dầu nhất?- " Cái mỏ nó nằm ngay rìa lưỡi bò đó anh hai" - "OK! để tui tính sổ nó!"
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13660)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 21001)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15476)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13297)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19351)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 30134)
Văn Hóa Online-California phỏng vấn nhà báo Bùi Tín
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 13291)
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."