Tòa Bạch Ốc rủ cờ, Tổng thống Trump tôn vinh TNS McCain

28 Tháng Tám 20186:59 CH(Xem: 11393)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 29 AUG 2018


Tòa Bạch Ốc rủ cờ, Tổng thống Trump tôn vinh TNS McCain


image002

Bảo Vinh


28/08/2018 


Sau nhiều áp lực từ dư luận, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại cho hạ cờ rủ trên cả nước và đưa ra thông điệp ngắn nhằm công nhận những nỗ lực của cố thượng nghị sĩ John McCain.


image003

Cờ Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ rủ xuống một nửa trên nóc tòa Bạch Ốc được hạ xuống vào chiều ngày 27.8.18. Reuters


Tổng thống Donald Trump vài ngày qua đã tỏ ra im lặng sau khi thượng nghị sĩ John McCain qua đời, dù nhiều người Mỹ và lãnh đạo nhiều nước tưởng nhớ đến công lao của vị thượng nghị sĩ kỳ cựu. Cờ rũ


Nhiều ý kiến đã nổi lên phê phán sự im lặng này và đến ngày 27.8, Tổng thống Trump đưa ra một phát ngôn bằng văn bản. “Bất kể sự khác biệt của chúng tôi về chính sách và chính trị, tôi tôn trọng sự phụng sự của thượng nghị sĩ John McCain đối với đất nước”, AP trích nội dung thông điệp của Tổng thống Trump.


Trong một buổi tiệc tối 27.8, Tổng thống Trump bày tỏ sự chia buồn và cầu nguyện cho gia đình của thượng nghị sĩ McCain, đồng thời hết sức cảm kích về tất cả mọi điều mà cố thượng nghị sĩ đã làm cho đất nước lúc sinh thời.


Tổng thống Trump nói đã yêu cầu Phó tổng thống Mike Pence phát biểu tại một buổi lễ tôn vinh thượng nghị sĩ John McCain ở quốc hội Mỹ vào ngày 31.8. Các quan chức cấp cao như chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton được Tổng thống Trump cử làm đại diện chính quyền đến dự tang lễ của ông McCain.


Chủ nhân tòa Bạch Ốc cũng chấp nhận đề nghị của gia đình ông McCain về việc đưa thi hài thượng nghị sĩ bằng máy bay quân sự từ quê nhà ở bang Arizona đến thủ đô Washington D.C. Lễ an táng được tổ chức vào ngày 2.9 tại Học viện hải quân ở bang Maryland.


image004

Lá cờ lại được kéo lên cao vào sáng ngày 27.8.2018 . Reuters


Tang lễ cố thượng nghị sĩ John McCain được tổ chức xuyên nước Mỹ


Trước khi đưa ra thông điệp nói trên, Tổng thống Trump chỉ duy nhất một lần lên tiếng về việc thượng nghị sĩ John McCain qua đời, theo CNN. Đó là dòng tweet đăng ngày 25.8, viết: “Xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất và tôn trọng cho gia đình thượng nghị sĩ John McCain. Xin tưởng nhớ và cầu nguyện cho ông”.


Nhà Trắng vào hôm đó cũng hạ cờ rủ nhưng đến sáng ngày 27.8 lại được kéo lên bình thường.


Trong tuyên bố tối qua, Tổng thống Trump quyết định lại hạ cờ xuống cho đến ngày 2.9.2018.


Thượng nghị sĩ John McCain và Tổng thống Trump có mâu thuẫn với nhau từ việc ông Trump từ chối công nhận ông McCain là anh hùng chiến tranh, cho đến việc thượng nghị sĩ phản đối quyết định bãi bỏ đạo luật Obamacare mà chính quyền Trump mong muốn, bất chấp cả hai đều là thành viên đảng Cộng hòa.


Tờ The Washington Post loan tin rằng thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders, chánh văn phòng Kelly và các quan chức khác đã soạn sẵn thông điệp công nhận ông McCain là anh hùng sau khi gia đình thượng nghị sĩ quyết định chấm dứt điều trị. Tuy nhiên, Tổng thống Trump bị cho là đã từ chối công bố thông điệp này để đăng dòng tweet hôm 25.8.18.


Trong di chúc, thượng nghị sĩ McCain cũng đưa ra nhiều thông điệp ngầm nhắc đến Tổng thống Trump. “Chúng ta làm suy yếu sự lớn lao của mình khi chúng ta lầm lẫn việc yêu nước với việc ganh đua giữa các cộng đồng, điều đang gieo rắc sự căm phẫn, hận thù và bạo lực khắp mọi ngóc ngách trên thế giới. Chúng ta suy yếu khi trốn sau những bức tường thay vì phải hạ chúng xuống”, ông McCain viết./(theo Thanh Niên Online)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain đọc ở Arizona


image005


Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain có bài diễn văn sau khi kết quả kiểm phiếu tối ngày 4/11/2008 cho thấy đối thủ của ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.


Xin cảm ơn các bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian tới đây trong một buổi tối đẹp trời ở Arizona.


Các bạn thân mến, chúng ta đã đi tới đoạn chót của một hành trình dài. Nhân dân Mỹ đã lên tiếng, và họ đã nói rõ ý nguyện của mình. Mới cách đây ít phút, tôi đã hân hạnh gọi điện cho Thượng nghị sỹ Barack Obama để chúc mừng ông được bầu chọn làm vị tổng thống tiếp theo của đất nước mà cả hai đều yêu quý.


Trong cuộc đua trường kỳ và khó khăn như thế này, chỉ riêng sự thành công của Thượng nghị sỹ Obama đã khiến tôi cảm thấy kính trọng năng lực và sự bền chí của ông. Việc ông truyền cảm hứng và niềm hy vọng cho hàng triệu người Mỹ, những người đã từng tưởng là mình không có mấy vai trò trong việc bầu chọn tổng thống Mỹ, càng khiến tôi ngưỡng mộ và trân trọng ông.


Đây là một kỳ bầu cử lịch sử. Người Mỹ gốc Phi đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đã giành được niềm hãnh diện đặc biệt từ kỳ bầu cử này, và đêm nay chính là đêm của họ.


Tôi luôn tin rằng nước Mỹ là nơi dành cho những ai có ý chí và biết cách nắm bắt cơ hội. Thượng nghị sỹ Obama cũng tin như thế.


Nhưng cả hai chúng tôi đều thấy rằng dẫu đã vượt qua được một chặng dài từ những bất công trong quá khứ, điều vốn làm hoen ố đất nước và từng khước từ quyền công dân của một số người Mỹ, thì ký ức về một quá khứ bất công vẫn còn khiến chúng ta đau đớn.


Một thế kỷ trước, việc Tổng Thống Theodore Roosevelt mời Booker T. Washington tới ăn tối tại Toà Bạch Ốc đã khiến nhiều người phẫn nộ. Nước Mỹ ngày nay là một thế giới khác xa với cái thời mù quáng, mông muội và phũ phàng đó.


Không có bằng chứng nào hùng hồn hơn việc một người Mỹ gốc Phi được bầu và trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Không có lý do nào khiến mỗi công dân Mỹ ngưng nuôi ước mơ tại quốc gia này, quốc gia vĩ đại nhất thế giới.


Điều vĩ đại


Thượng nghị sỹ Obama đã làm được một điều vĩ đại cho bản thân và cho Tổ quốc. Tôi xin ca ngợi ông về kỳ tích này.


Tôi cũng xin chân thành chia sẻ niềm tiếc nuối khi mà người bà thân yêu của ông Obama đã không được tận mắt chứng kiến niềm vui ngày hôm nay, dẫu biết rằng linh hồn bà đang được yên nghỉ thanh thản và bà hẳn rất hãnh diện về người cháu tài giỏi mà bà đã nuôi dậy.


Tôi và Thượng nghị sỹ Obama đã có những khác biệt, chúng tôi từng tranh luận với nhau và ông ấy nổi trội hơn.


Chắc chắn chúng tôi vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Đây là những thời khắc khó khăn của đất nước, và tối hôm nay, tôi cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để ủng hộ ông Obama dẫn dắt đất nước vượt qua những thách thức trước mắt.

  Tôi và Thượng nghị sỹ Obama đã có những khác biệt, chúng tôi từng tranh luận với nhau và ông ấy nổi trội hơn.

Tôi kêu gọi các bạn, những người đã ủng hộ tôi, nay hãy cùng tôi không chỉ chúc mừng ông Obama mà hãy trao cho vị tổng thống mới niềm tin và những nỗ lực nhiệt thành nhất của chúng ta, để cùng tìm hướng đi chung, để đạt những nhượng bộ cần thiết, để làm cầu nối giữa những khác biệt, và để chung sức vun đắp lại sự phồn vinh của đất nước; để bảo vệ chúng ta trước một thế giới đầy hiểm nguy, và để lại cho con cháu một đất nước mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn những gì chúng ta được kế thừa.


Bất kể có những khác biệt lớn đến đâu thì chúng ta cũng đều là người dân Mỹ. Xin hãy tin rằng với tôi, không có mối ràng buộc nào có ý nghĩa lớn lao hơn thế.


Đêm nay, nếu chúng ta có phảng phất cảm giác thất vọng thì cũng là lẽ tự nhiên. Nhưng ngày mai chúng ta phải vượt qua tâm trạng đó để hợp tác với nhau, đưa đất nước đi lên. Chúng ta đã chiến đấu rất kiên cường. Dẫu chúng ta không giành được chiến thắng, nhưng đó là lỗi của tôi, không phải của các bạn.


Lời cảm ơn


Tôi vô cùng biết ơn tất cả các bạn về sự ủng hộ cao quý và về tất cả những gì các bạn đã làm cho tôi. Thưa các bạn, tôi ước gì chúng ta đạt được một kết quả khác. Cùng nhau trải qua một chặng đường đầy khó khăn từ những bước đi đầu tiên, sự ủng hộ và tình cảm của các bạn dành cho tôi chưa bao giờ dao động. Không lời nào có thể bày tỏ hết sự biết ơn sâu sắc của tôi đối với các bạn.


Tôi vô cùng biết ơn vợ tôi, Cindy, các con, mẹ tôi và toàn bộ gia đình, cùng rất nhiều bạn bè thân hữu, những người đã sát cánh bên tôi qua những thăng trầm của chiến dịch tranh cử kéo dài này. Tôi luôn là một người may mắn. Chiến dịch này chính là thời kỳ may mắn nhất khi mà tôi nhận được những tình cảm và sự động viên khuyến khích nhiều đến thế.


  Bất kể có những khác biệt lớn đến đâu thì chúng ta cũng đều là người dân Mỹ. Xin hãy tin rằng với tôi, không có mối ràng buộc nào có ý nghĩa lớn lao hơn thế.


Có lẽ các bạn cũng biết, các chiến dịch vận động tranh cử thường khiến gia đình gặp nhiều khó khăn hơn là chính các ứng viên, và điều này hoàn toàn đúng trong lần này. Tất cả những gì tôi có thể bù đắp lại cho gia đình chỉ là tình yêu thương và lòng biết ơn vô hạn, cùng lời hứa là chúng tôi sẽ có những năm tháng bình yên bên nhau trong tương lai.


Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thống đốc Sarah Palin, một trong những người vận động tranh cử xuất sắc nhất mà tôi từng biết, một tiếng nói mới đầy ấn tượng trong đảng của chúng ta, tiếng nói kêu gọi cải tổ và tuân thủ những nguyên tắc cơ bản, vốn luôn là sức mạnh của chúng ta.


Phu quân của bà, ông Todd, cùng năm người con dễ thương của họ và sự cống hiến không mệt mỏi họ dành cho chúng ta. Sự can đảm và quyến rũ của họ đã được thể hiện qua chiến dịch vận động tranh cử tổng thống đầy sóng gió này. Chúng ta sẽ rất hào hứng dõi theo sự cống hiến mà Palin sẽ dành cho Alaska, cho Đảng Cộng Hòa và cho Tổ quốc.


Tôi xin cảm ơn toàn bộ các thành viên tham gia chiến dịch vận động tranh cử, từ Rick Davis, Steve Schmids và Marke Salter tới từng tình nguyện viên, những người đã chiến đấu thật kiên cường, quyết liệt tháng này qua tháng khác trong cuộc đua có thể coi là thách thức nhất thời đại này. Với tôi, sự thất bại trong bầu cử không bao giờ quan trọng bằng niềm vinh hạnh được các bạn gửi gắm niềm tin và tình đồng đội.


Tôi không biết chúng ta lẽ ra đã phải làm gì để giành chiến thắng. Tôi sẽ để người khác lên tiếng phán xét. Ứng viên nào cũng mắc phải sai lầm; tôi chắc chắn cũng vậy thôi. Nhưng tôi sẽ không giành ra dù chỉ một giây chỉ để tiếc nuối về những gì đã xảy ra.


Chiến dịch này đã và sẽ là niềm vinh dự to lớn trong cuộc đời tôi. Trái tim tôi tràn ngập lòng biết ơn về những gì đã trải qua, về việc nhân dân Mỹ đã cho tôi một cơ hội công bằng trước khi quyết định trao cho Thượng nghị sỹ Obama và người bạn cũ của tôi, Thượng nghị sỹ Joe Biden niềm vinh dự được dẫn dắt chúng ta trong bốn năm tới.


Ông McCain đã cảm ơn Thống đốc Palin
Ông McCain đã cảm ơn Thống đốc Palin

Tôi sẽ không xứng đáng là một người Mỹ nếu như cứ nuối tiếc về việc số phận đã cho tôi niềm vinh hạnh vô cùng lớn lao là được phụng sự Tổ quốc trong suốt nửa thế kỷ.


Ngày hôm nay, tôi là ứng viên cho vị trí nắm trọng trách to lớn nhất ở một đất nước mà tôi vô cùng yêu thương. Và đêm nay, tôi vẫn là người phụng sự tổ quốc. Đó là điều quan trọng nhất cho mỗi cá nhân, và tôi xin cảm ơn người dân Arizona về điều này.


Đêm nay, hơn bao giờ hết, tôi xin giữ trong trái tim tình yêu thương đất nước, yêu thương công dân nước Mỹ, bất kể đó là người đã ủng hộ tôi hay ủng hộ Thượng nghị sỹ Obama.


Tôi xin có lời chúc thành công tới người từng là đối thủ nhưng nay sẽ trở thành tổng thống của tôi.


Tôi kêu gọi toàn bộ nhân dân Mỹ, như tôi thường nói trong quá trình vận động, là đừng thất vọng về những khó khăn hiện tại của chúng ta. Hãy luôn tin tưởng vào triển vọng và sự vĩ đại của nước Mỹ, bởi không gì là không thể ở đất nước này.


Người Mỹ không bao giờ bỏ cuộc. Chúng ta không bao giờ đầu hàng. Chúng ta không trốn tránh lịch sử; chúng ta làm nên lịch sử.


Xin cảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Chúa phù hộ nước Mỹ. Xin cảm ơn./
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24585)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19883)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18060)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16367)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16779)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18610)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24264)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22529)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16817)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23984)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19748)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19519)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17824)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18442)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16166)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22698)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16126)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19476)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19042)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17600)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.