Việt Nam: Bao giờ Saigon lấy lại tên Sàigon?

24 Tháng Ba 201911:12 CH(Xem: 13483)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A  - THỨ HAI 25 MAR 2019


Việt Nam: Bao giờ Saigon lấy lại tên Sàigon?


image001


BBC: Liên Xô cũ có kỷ lục bắt địa danh mang tên lãnh tụ


23/3/2019

image002

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Kazakhstan có 18 triệu dân và đã tổ chức bốn cuộc bầu cử tổng thống, lần nào ông Nursultan Nazarbayev cũng thắng giòn giã, cho đến khi ông tự nguyện rời vị trí đột ngột trong tháng 3/2019 sau 29 năm tại vị


Tin Kazakhstan lấy tên của tổng thống vừa từ chức, Nursultan Nazarbayev, đặt cho thủ đô Astana, nhắc lại truyền thông đổi tên thành phố ở Liên Xô cũ.


Trong trường hợp Kazakhstan, thành phố thủ đô nước này thực ra đã trải qua nhiều 'thăng trầm' về tên.


Năm 1830, nó là pháo đài Akmoly của quân Cossack Siberia.


Ba năm sau, nơi đây được công nhận là thị trấn, có đuôi 'sk' trong tiếng Nga: Akmolinsk.


Thời Liên Xô, thành phố có tên là Tselinograd.


Năm 1992 nó được đổi tên là Akmola, rồi nhanh chóng có tên Kazakh là Almaty.


Năm 1998, Kazakhstan chính thức đổi tên lần nữa cho thành phố là Astana, có nghĩa là 'thủ đô'.


Từ 21/03/2019, thành phố này lại có tên mới, theo tên nhà lãnh đạo "tự ký sắc lệnh xóa hợp đồng lao động là tổng thống".


Tên ông Nursultan có nghĩa là Vị vua Ánh sáng, trong tiếng Ả Rập.


Đổi tên theo thời cuộc


Tên đô thị, địa danh trong thế giới tiếng Anh ít thay đổi từ hàng trăm năm qua ở Anh, Scotland, Ireland, Mỹ, Canada, Úc.


Thậm chí các xứ sở mới mà thực dân Anh khai phá thường chỉ tên chữ 'mới' vào tên quê: New York ở Mỹ (York là thành phố ở Anh), bang New South Wales ở Úc, Nova Scotia (Canada) và New Zealand.


Nhưng tại Liên Xô kể từ Cách mạng 1917 đến nay, hàng trăm địa danh, tên thành phố, thị trấn, làng quê, ga tàu xe, và hàng vạn tên phố bị đổi ít nhất bốn lần.


1. Tên lãnh tụ cách mạng hoặc các tên như 'Cờ Đỏ', 'Đoàn Thanh niên Komsomolsk', 'Hồng quân'..., thay vào địa danh thời Nga Hoàng;


2. Lãnh thổ chiếm được từ Đức, Nhật sau 1945 nhận tên Nga, như Konisberg thành Kaliningrad, Karafuto của Nhật thành Sakhalin. Các tên làng phố ở hai nơi này cũng được Nga hóa;


3. Sau giai đoạn xóa di sản độc tài Stalin, tên ông ta bị bỏ khắp nơi. Nổi bật nhất là thành phố Stalingrad nhận tên mới Volgograd từ 1961, theo lệnh của Nikita Khrushchev. Stalinogorsk trở thành Novomoskovsk, Stalinsk là Novokuznetsk ở Nga.


Stalin cũng biến khỏi tên đô thị ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary...


4. Sau 1991, một lần nữa hàng trăm hàng nghìn địa danh, tên đường phố trên toàn Nga bị đổi, cắt bỏ quá khứ cộng sản.


image003

Bản quyền hình ảnh OLGA MALTSEVA Image caption Saint Petersburg cũng từng qua mấy lần đổi tên


image004

Bản quyền hình ảnh Mikhail Tereshchenko Image caption Đài tưởng niệm trận Stalingrad, Mamayev Kurgan Memorial ở thành phố Volgograd, Liên bang Nga


Không chỉ Leningrad trở lại thành Saint Petersburg, mà Sverdlovsk (tên nhà cách mạng cộng sản Yakov Sverdlov) trở lại thành Yekaterinburg, mà thị trấn nhỏ Zhdanovsk (bí thư Andrei Zhdanov) cũng được đổi thành Zapolyarny.


Không chỉ xóa bỏ di sản Stalin từ thập niên 1960, khắp các vùng thuộc Liên bang Nga và Liên Xô cũ, mọi tên liên quan đến Lenin: Leninaul, Leningori, Leninkent, Leninogorsk, Leninsk, Leninskaya, Leninskoye, Leninsky... đều bị bỏ.


Tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, từ Baltic đến Ukraine, Trung Á, một phong trào 'trả lại tên dân tộc' xóa bỏ di sản Liên Xô, phục hồi tên nước họ.


Ở Uzbekistan, thành phố Leninsk được đổi thành Asaka, có nghĩa là kỵ sĩ, để nhắc lại lịch sử dân tộc du mục. Người ta còn dựng cả một tượng ngựa năm 1997 để đề cao bản sắc mới.


Riêng thành phố Ulyanovsk, quê nhà Lenin, vẫn giữ tên đó sang thời hậu Liên Xô, chứ không đổi về Simbirsk, chứng tỏ nước Nga vẫn muốn giữ di sản cách mạng của cả Lenin và anh trai ông là Alexander Ulyanov, nhà hoạt động phong trào Ý dân bị Nga hoàng xử tử.


Đằng sau mỗi địa danh thường là một câu chuyện.


Việc đổi đi đổi lại tên đô thị ở khu vực Liên Xô cũ cho thấy một câu chuyện không mới: chính trị gia ở đó thích áp đặt ý thích lên môi trường xung quanh.


image005

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thủ đô của Việt Nam Cộng hòa đổi tên từ Sài Gòn sang TP Hồ Chí Minh vào năm 1976


Thomson Reuters Foundation đưa ra danh sách một số cuộc đổi tên thành phố đáng chú ý trên thế giới, gồm:


  1. Chennai: thủ phủ của bang Tamil Nadu ở miền nam Ấn Độ từng có tên là Madras cho tới 1996 thì lấy lại tên cũ có từ thời tiền thuộc địa.
  2. Mumbai: thủ đô tài chính của Ấn Độ bỏ tên Bombay để lấy lại tên cũ vào năm 1995.
  3. Bishkek: thủ đô của Kyrgyzstan trước đây từng được gọi là Frunze, đặt theo tên một chỉ huy Bolshevik là Mikhail Frunze. Thành phố được đổi sang tên hiện nay vào năm 1991.
  4. St Petersburg: do Sa Hoàng Peter Đại đế thành lập, thành phố quê hương của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin được đổi thành Petrograd trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, và đổi thành Leningrad trong thời Xô-viết. Từ 1991 đến nay, nơi này lấy lại tên gốc.
  5. Chemnitz: Năm 1990, sau khi nước Đức thống nhất, người dân thành phố Karl-Marx-Stadt biểu quyết lấy lại tên cũ, Chemnitz.
  6. Yangon: thủ đô cũ của Myanmar từng có tên Rangoon dưới thời cai trị của người Anh và đổi tên vào 1989 để mang cách phát âm địa phương.
  7. Thành phố Hồ Chí Minh: Từng có tên là Sài Gòn, nơi từng là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa được đổi tên vào năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất.
  8. Maputo: cho tới khi Mozambique giành được độc lập vào 1975, thủ đô nước nay có tên là Lourenco Marques, đặt theo tên nhà hoa tiêu Bồ Đào Nha.
  9. Kinshasa: Dưới thời cai trị của Bỉ, thủ đô của Cộng hòa Congo được gọi là Leopoldville, đặt theo tên của vủa Bỉ
Tokyo: thành phố nay là thủ đô của Nhật từng có tên Edo, cho tới khi Hoàng đế Minh Trị lên ngôi vào năm 1867 và chuyển kinh đô tới Kyoto.
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19567)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17873)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18503)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16249)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22761)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16188)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19544)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19106)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17659)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 24376)
NV: Theo lời kể của thầy Thích Nhuận Thư, trụ trì của chùa, và là người đứng ra tổ chức chuyến hành hương cho các Phật tử: “Tối thứ Bảy, lúc 9 giờ tối, tôi ra ngoài mừng sinh nhật của một đệ tử. Toàn bộ vé máy bay và hộ chiếu của những Phật tử tham gia chuyến hành hương đều được tôi đặt trên bàn bên trong phòng. Trước khi đi, tôi khóa cửa phòng, và có để máy sưởi ở mức rất nhỏ. Tôi không khóa cửa chính của chùa.”
08 Tháng Ba 2015(Xem: 20399)
Đại sứ Osius chia sẻ với cử tọa rằng, một trong những người truyền đạt kinh nghiệm cho ông, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau khi bình thường hóa Pete Peterson, đã nói rằng “Nothing is impossible” (Không có gì là không thể.) “Nothing is impossible” được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, không chỉ bởi Đại sứ Mỹ mà còn bởi những khán giả ngồi bên dưới. "Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực."Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình"... "Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang sẽ đi Mỹ".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16991)
BBC: Kẻ tấn công đã hô lớn: "Nam Hàn và Bắc Hàn phải được thống nhất!" trước khi xông vào ông đại sứ. Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng nhiều người miền Nam tin rằng hiện diện quân sự của Mỹ tại Nam Hàn cản trở quá trình thống nhất hai miền.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 24992)
Phan Nhật Nam: "Chúng ta (Những Người Lính VNCH) và thế hệ kế tục (KHG Dương Nguyệt Ánh) không có liên hệ về vật chất. tinh thần nào trong vụ án gọi là “vu cáo/mạ lỵ” giữa cá nhân HDT/ĐN/SGN và nhân sự Báo NV". Dương Nguyệt Ánh: "Việc ông (PNN) viết một bức thư ngỏ và cho phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn không phải là lối cư xử của một người thân hay đồng chí. Trái lại, nó cho thấy lời ông viết trong thơ và việc ông làm không hề đi đôi với nhau". Trần Diệu Chân: "Đây là chiến thắng của sự thật, của công lý và là chiến thắng chung cho những nạn nhân bị chụp mũ là thân cộng hay bị cáo buộc là cộng sản, cũng như bị vu khống về nhân cách khiến thanh danh họ bị xúc phạm, đời sống của họ bị tác hại".
24 Tháng Hai 2015(Xem: 24328)
Phái đoàn FJC (Freelance Journalists Club) - Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do gồm Điếu Cày và 8 thành viên nam nữ mặc đồng phục đen, áo pull in hàng chữ "CLB NHÀ BÁO TỰ DO FJC" đi bộ dọc theo đại lộ Bolsa gần cây số, trên tay 4 cô cầm một biểu ngữ hàng ngang lớn "Fighting for Freedom of Vietnam", diễu hành qua khán đài dưới sự chứng kiến các viên chức chánh quyền sở tại và của hàng ngàn đồng hương Việt tị nạn đứng dọc hai bên đại lộ.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 245044)
Theo báo Tiền Phong – cơ quan ngôn luận của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa phải tháo gỡ những bức ảnh về nội thất xa hoa, kệch cỡm trong tư dinh của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Động thái trên xảy ra sau khi dư luận tại Việt Nam liên tục có những lời đàm tiếu và chỉ trich về lối ăn chơi đồng bóng đến mức lố bịch của vị cựu tổng bí thư đảng cộng sản VN.Trước đó, trong bài tường thuật chuyến đi chúc tết các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước hôm 19/2/2015, báo Tiền Phong đã đăng bức ảnh ông Nông Đức Mạnh tiếp đón bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh trên bộ ngai vàng đầu rồng, xung quanh là nội thất gian phòng được trang hoàng theo kiểu vua chúa, đằng sau có bức tượng Hồ Chí Minh được mạ vàng...
12 Tháng Hai 2015(Xem: 19934)
Luật sư Trần Thu Nam, nói rằng Toà án tỉnh Đồng Nai đã kết tội hai ông Phạm Minh Vũ18 tháng tù, Đỗ Nam Trung 14 tháng tù và cô Lê Thị Phương Anh12 tháng tù vì đã “lạm dụng các quyền tự do, xâm hại các lợi ích nhà nước.” Ông Phạm Minh Vũ là bị cáo duy nhất bác bỏ cáo trạng này.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17371)
Trong thư gửi gia đình hồi năm 2014, cô Mueller cố trấn an mọi người rằng cô vẫn an toàn và không bị làm hại."Con chỉ có thể viết từng đoạn thư một vì cứ nghĩ đến cả nhà là con lại khóc nức nở."Con biết cả nhà đều muốn con cứng rắn. Và đó chính là điều con đang gắng làm."
08 Tháng Hai 2015(Xem: 17890)
Theo Vietnamnet, người dân thôn Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) vừa phát hiện một chiếc chuông cổ ở cánh đồng thuộc khu di tích đền thờ nữ tướng Ngọc Chi (thời Hai Bà Trưng). Một công việc vô tình đi dò tìm kim loại dưới lòng đất, mà "cơ trời", "ý Phật" cho phát hiện ra báu vật của quốc gia.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 19498)
Thế nhưng bác sĩ Barry Kerzin, một bác sĩ của lãnh tụ tinh thần Tây tạng, Đức Dalai Lama, nói với tờ Thời báo Siberia rằng vị sư đó đang ở một trạng thái thiền rất hiếm có tên gọi là “tukdam”. “Nếu người ngồi thiền này có thể tiếp tục duy trì trạng thái thiền định này, ông có thể trở thành một Đức Phật."
03 Tháng Hai 2015(Xem: 40621)
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nói "Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh..."; Trang Bách khoa Toàn thư Anh Quốc Britannica viết rằng trong cuộc chiến Mỹ - Việt" có 2 triệu thường dân và chừng 1,1 triệu quân nhân Bắc Việt và lực lượng cộng sản miền Nam bị chết"." Nguồn của Mỹ ước tính VNCH bị giết chừng 200 nghìn đến 250 nghìn quân, và quân Mỹ là 57 nghìn 939 người." Chưa có thống kê chính xác về số sĩ quan và viên chức dân sự VNCH chết trong các trại cải tạo là bao nhiêu người (không kể số dân chúng chết vì phải đi kinh tế mới).