Việt Nam: Bao giờ Saigon lấy lại tên Sàigon?

24 Tháng Ba 201911:12 CH(Xem: 13488)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A  - THỨ HAI 25 MAR 2019


Việt Nam: Bao giờ Saigon lấy lại tên Sàigon?


image001


BBC: Liên Xô cũ có kỷ lục bắt địa danh mang tên lãnh tụ


23/3/2019

image002

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Kazakhstan có 18 triệu dân và đã tổ chức bốn cuộc bầu cử tổng thống, lần nào ông Nursultan Nazarbayev cũng thắng giòn giã, cho đến khi ông tự nguyện rời vị trí đột ngột trong tháng 3/2019 sau 29 năm tại vị


Tin Kazakhstan lấy tên của tổng thống vừa từ chức, Nursultan Nazarbayev, đặt cho thủ đô Astana, nhắc lại truyền thông đổi tên thành phố ở Liên Xô cũ.


Trong trường hợp Kazakhstan, thành phố thủ đô nước này thực ra đã trải qua nhiều 'thăng trầm' về tên.


Năm 1830, nó là pháo đài Akmoly của quân Cossack Siberia.


Ba năm sau, nơi đây được công nhận là thị trấn, có đuôi 'sk' trong tiếng Nga: Akmolinsk.


Thời Liên Xô, thành phố có tên là Tselinograd.


Năm 1992 nó được đổi tên là Akmola, rồi nhanh chóng có tên Kazakh là Almaty.


Năm 1998, Kazakhstan chính thức đổi tên lần nữa cho thành phố là Astana, có nghĩa là 'thủ đô'.


Từ 21/03/2019, thành phố này lại có tên mới, theo tên nhà lãnh đạo "tự ký sắc lệnh xóa hợp đồng lao động là tổng thống".


Tên ông Nursultan có nghĩa là Vị vua Ánh sáng, trong tiếng Ả Rập.


Đổi tên theo thời cuộc


Tên đô thị, địa danh trong thế giới tiếng Anh ít thay đổi từ hàng trăm năm qua ở Anh, Scotland, Ireland, Mỹ, Canada, Úc.


Thậm chí các xứ sở mới mà thực dân Anh khai phá thường chỉ tên chữ 'mới' vào tên quê: New York ở Mỹ (York là thành phố ở Anh), bang New South Wales ở Úc, Nova Scotia (Canada) và New Zealand.


Nhưng tại Liên Xô kể từ Cách mạng 1917 đến nay, hàng trăm địa danh, tên thành phố, thị trấn, làng quê, ga tàu xe, và hàng vạn tên phố bị đổi ít nhất bốn lần.


1. Tên lãnh tụ cách mạng hoặc các tên như 'Cờ Đỏ', 'Đoàn Thanh niên Komsomolsk', 'Hồng quân'..., thay vào địa danh thời Nga Hoàng;


2. Lãnh thổ chiếm được từ Đức, Nhật sau 1945 nhận tên Nga, như Konisberg thành Kaliningrad, Karafuto của Nhật thành Sakhalin. Các tên làng phố ở hai nơi này cũng được Nga hóa;


3. Sau giai đoạn xóa di sản độc tài Stalin, tên ông ta bị bỏ khắp nơi. Nổi bật nhất là thành phố Stalingrad nhận tên mới Volgograd từ 1961, theo lệnh của Nikita Khrushchev. Stalinogorsk trở thành Novomoskovsk, Stalinsk là Novokuznetsk ở Nga.


Stalin cũng biến khỏi tên đô thị ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary...


4. Sau 1991, một lần nữa hàng trăm hàng nghìn địa danh, tên đường phố trên toàn Nga bị đổi, cắt bỏ quá khứ cộng sản.


image003

Bản quyền hình ảnh OLGA MALTSEVA Image caption Saint Petersburg cũng từng qua mấy lần đổi tên


image004

Bản quyền hình ảnh Mikhail Tereshchenko Image caption Đài tưởng niệm trận Stalingrad, Mamayev Kurgan Memorial ở thành phố Volgograd, Liên bang Nga


Không chỉ Leningrad trở lại thành Saint Petersburg, mà Sverdlovsk (tên nhà cách mạng cộng sản Yakov Sverdlov) trở lại thành Yekaterinburg, mà thị trấn nhỏ Zhdanovsk (bí thư Andrei Zhdanov) cũng được đổi thành Zapolyarny.


Không chỉ xóa bỏ di sản Stalin từ thập niên 1960, khắp các vùng thuộc Liên bang Nga và Liên Xô cũ, mọi tên liên quan đến Lenin: Leninaul, Leningori, Leninkent, Leninogorsk, Leninsk, Leninskaya, Leninskoye, Leninsky... đều bị bỏ.


Tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, từ Baltic đến Ukraine, Trung Á, một phong trào 'trả lại tên dân tộc' xóa bỏ di sản Liên Xô, phục hồi tên nước họ.


Ở Uzbekistan, thành phố Leninsk được đổi thành Asaka, có nghĩa là kỵ sĩ, để nhắc lại lịch sử dân tộc du mục. Người ta còn dựng cả một tượng ngựa năm 1997 để đề cao bản sắc mới.


Riêng thành phố Ulyanovsk, quê nhà Lenin, vẫn giữ tên đó sang thời hậu Liên Xô, chứ không đổi về Simbirsk, chứng tỏ nước Nga vẫn muốn giữ di sản cách mạng của cả Lenin và anh trai ông là Alexander Ulyanov, nhà hoạt động phong trào Ý dân bị Nga hoàng xử tử.


Đằng sau mỗi địa danh thường là một câu chuyện.


Việc đổi đi đổi lại tên đô thị ở khu vực Liên Xô cũ cho thấy một câu chuyện không mới: chính trị gia ở đó thích áp đặt ý thích lên môi trường xung quanh.


image005

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thủ đô của Việt Nam Cộng hòa đổi tên từ Sài Gòn sang TP Hồ Chí Minh vào năm 1976


Thomson Reuters Foundation đưa ra danh sách một số cuộc đổi tên thành phố đáng chú ý trên thế giới, gồm:


  1. Chennai: thủ phủ của bang Tamil Nadu ở miền nam Ấn Độ từng có tên là Madras cho tới 1996 thì lấy lại tên cũ có từ thời tiền thuộc địa.
  2. Mumbai: thủ đô tài chính của Ấn Độ bỏ tên Bombay để lấy lại tên cũ vào năm 1995.
  3. Bishkek: thủ đô của Kyrgyzstan trước đây từng được gọi là Frunze, đặt theo tên một chỉ huy Bolshevik là Mikhail Frunze. Thành phố được đổi sang tên hiện nay vào năm 1991.
  4. St Petersburg: do Sa Hoàng Peter Đại đế thành lập, thành phố quê hương của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin được đổi thành Petrograd trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, và đổi thành Leningrad trong thời Xô-viết. Từ 1991 đến nay, nơi này lấy lại tên gốc.
  5. Chemnitz: Năm 1990, sau khi nước Đức thống nhất, người dân thành phố Karl-Marx-Stadt biểu quyết lấy lại tên cũ, Chemnitz.
  6. Yangon: thủ đô cũ của Myanmar từng có tên Rangoon dưới thời cai trị của người Anh và đổi tên vào 1989 để mang cách phát âm địa phương.
  7. Thành phố Hồ Chí Minh: Từng có tên là Sài Gòn, nơi từng là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa được đổi tên vào năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất.
  8. Maputo: cho tới khi Mozambique giành được độc lập vào 1975, thủ đô nước nay có tên là Lourenco Marques, đặt theo tên nhà hoa tiêu Bồ Đào Nha.
  9. Kinshasa: Dưới thời cai trị của Bỉ, thủ đô của Cộng hòa Congo được gọi là Leopoldville, đặt theo tên của vủa Bỉ
Tokyo: thành phố nay là thủ đô của Nhật từng có tên Edo, cho tới khi Hoàng đế Minh Trị lên ngôi vào năm 1867 và chuyển kinh đô tới Kyoto.
31 Tháng Giêng 2015(Xem: 34787)
Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 19452)
Mỗi khi anh Val Gruener đến mở cửa trang trại Modisa thì sư tử Sirga lúc nào cũng nhảy chồm lên ôm cổ “ân nhân” Gruener, còn anh thì mở vòng tay ôm Sirga thắm thiết.Video Sirga nhảy lên ôm cổ Gruener được đồng nghiệp John Hawkins đưa lên kênh You Tube ngày 21-8-2014, đến nay thu hút hơn 10 triệu lượt người xem.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 19245)
Trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 23080)
Nhà văn Giao Chỉ San Jose: "Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai?... Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam... Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng"... Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng. Nhà báo Lý Kiến Trúc: "Không ai có thể lãng quên dù quá khứ trôi đi phũ phàng; dù 40 năm qua, người dân Việt Nam trong ngoài nước đều muốn quên đi tháng Tư 1975. Nhưng Last Days in Vietnam, thêm một lần nữa, làm mũi dao trí mạng đâm vào tim. Vẫn biết rằng, Việt Mỹ đã lật sang trang sử mới ..."
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 19882)
Những phát biểu quan trọng của Đức Giáo Hoàng Francis:“Cô bé là người duy nhất đã đưa ra một câu hỏi mà hiện không có câu trả lời và cô bé thậm chí không thể biểu hiện nó bằng lời nói mà chỉ bằng nước mắt”...; Câu hỏi của con…hầu như không có câu trả lời”... "Người Công giáo không phải ‘sinh đẻ như thỏ"... "Không hề có chuyện Ngài từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sợ gặp khó khăn với Trung Quốc... "Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đang mắc ‘15 căn bệnh"... "Không ai có quyền mang tôn giáo ra để chế diễu, không ai được quyền trêu chọc niềm tin của người khác"... Ảnh trái: Giáo hoàng John Paul II tại Denver Colorado. Photo: LKT. Ảnh phải Giáo hoàng Francis tại Manila. Photo: AFP
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19212)
Khi nghĩ về người chồng đã quá cố trong ngày 19/1, bà Sinh nói bà ‘buồn nhưng hãnh diện’. Bà cho biết sau khi bà chuyển về nhà mới hồi năm ngoái với sự trợ giúp một phần của Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa thì giờ đây ông Thà ‘đã có bàn thờ đàng hoàng’. Khi được hỏi chính quyền địa phương nơi bà cư trú có ai đến thăm viếng, ủy lạo nhân ngày kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa hay không, bà Sinh nói: “Làm sao có chuyện đó? Họ không có biết gì hết. Mình có phải là người của chế độ mới đâu.”
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 18196)
Sáng ngày 15-1-2015, ĐTC giã từ Sri Lanka sau 2 ngày viếng thăm, và bay sang Philippines để tiếp tục cuộc tông du. Máy bay chở ĐTC băng ngang không phận các nước Sri Lanka, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo thông lệ, Người đều gửi điện văn đến quốc trưởng các nước liên hệ để chào thăm. Điện văn cho Việt Nam có nội dung như sau:
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 22070)
Hoàn cầu Thời báo gọi ông Đinh La Thăng đã "tìm cách khơi gợi lại tư tưởng chống Trung Quốc ở trong nước" khi cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc. Phản hồi lại bài báo này, báo Giao thông Vận tải nói bài của báo Hoàn cầu cố tình "chính trị hóa", thổi phồng sự việc theo kiểu suy diễn, quy chụp trắng trợn.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 19107)
BBC: Theo một cuộc khảo sát gần đây do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện, trong giai đoạn 2010-2012 có chừng 57% tổng số tiền Việt kiều gửi về từ Hoa Kỳ, tiếp đến là từ Canada 8,4%, Đức 6%, Campuchia và Pháp mỗi nước 4%. Theo thống kê chính thức của nhà nước, từ 1991 tới nay nguồn tiền kiều hối VN nhận được đã đạt trên 90 tỷ đôla. VOA: Việt Nam được dự báo sẽ nhận từ 13 đến 14 tỷ đô la kiều hối trong năm nay, tăng từ mức 12 tỷ đô la của năm 2014. Hơn phân nửa số này xuất phát từ Hoa Kỳ.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 30128)
Sau Đại hội VI "glasnost-perestroika", Nguyễn Văn Linh Tổng bí thư đảng CSVN tuyên bố thời kỳ mở cửa không tránh khỏi ruồi nhặng bay vào... Oái ăm thay, chẳng thấy ruồi mà chỉ thấy giòi từ trong mâu thuẫn nội tại lòi ra lúc nhúc. Theo Chân dung Quyền lực 9.1.15: Không thể phản biện, không thể phủ nhận những thông tin mà CDQL đã đưa, thậm chí truyền thông nhà nước truyền tải theo ngay sau đó, đặc biệt liên quan đến những âm mưu chính trị thấp hèn, khối tài sản tham nhũng cực lớn ở đỉnh cao quyền lực…
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19525)
Tiến sỹ Nguyễn Quang A:“Ngay khi mà ông ấy từ Đà Nẵng bắt đầu ra Hà Nội thì tôi đã đánh giá là tương lai chính trị của ông ấy đã chấm dứt, bởi vì chưa ra đến Hà Nội thì ông ấy đã kêu là “nhận [hối lộ] thì hốt hết”. Nguyên một cách phát ngôn như vậy thì ông ấy đã tự kết liễu con đường chính trị của ông ấy. Bằng những phát ngôn tưởng như được lòng dân nhưng mà đối với một chính trị gia thì đấy là phát ngôn rất là không khôn ngoan.”
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19527)
Người ta không ngại một người bệnh sắp chết đưa về quê quán an dưỡng, nhưng lo ngại những giấy tờ gì đi theo sau đó. Nhưng những giấy tờ ấy đã viết ra từ “hang ổ Đế Quốc”, nơi mà CIA chắc cũng không bỏ lỡ cơ hội thủ đắc những thông tin cần thiết để sử dụng trong tương lai.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18740)
VATICAN - Đức Thánh Cha Francis tuyên bố bổ nhiệm 15 Hồng Y mới vào ngày 14-2-2015, trong đó có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM giáo phận Hà Nội. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 4-1-2015 với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Francis nói:
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 18332)
Nhật báo Văn Hóa - California kính chúc quốc gia Hoa Kỳ hùng cường; quốc gia Việt Nam tươi sáng; và quý thân hữu, quý bạn đọc, quý mạnh thường quân năm mới 2015 tràn đầy niềm vui hạnh phúc thắng lợi.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18599)
Giới chức Indonesia đính chính chỉ mới tìm được ba thi thể, chứ không phải 40 người như hải quân nói ban đầu. Đây là thông báo mới nhất của người đứng đầu nhóm tìm kiếm Indonesia, Bambang Soelistyo. (theo BBC). Nghệ sĩ Ấn Độ Sudarsan Pattnaik chỉnh sửa những nét cuối cùng cho tác phẩm điêu khắc trên cát của mình về hai chiếc máy bay mất tích, QZ8501 của hãng AirAsia và MH370 của Malayasia Airlines, trên Bãi biển Golden Sea ở Puri, khoảng 65 km về phía đông thành phố Bhubaneswar, Ấn Độ. (Ảnh: VOA)
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19216)
Tình khúc vượt thời gian - Vũ Thành An và những bài tình ca sẽ diễn ra vào lúc 20g ngày 27-12 tại nhà hát Hòa Bình, truyền hình trực tiếp trên VTV9, tiếp sóng trên VTV Huế, VTV Phú Yên - Đài truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng, Đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng và Đài PTTH Bình Phước...
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22496)
Tòa Bạch Ốc: “Chúng tôi không đứng về phía nào trong vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, nhưng chúng tôi giữ quan điểm liên quan tới cách thức xử lý tranh chấp cũng như liệu các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của một nước có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không”, hồi đáp có đoạn.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19499)
Giáo hoàng Francis đã phê phán gay gắt tình trạng quan liêu ở Vatican trong một thông điệp tiền Giáng sinh gửi đến các vị hồng y. Ngài than phiền về ‘bệnh Alzheimer tinh thần’, ‘sự khủng bố bằng lời đồn đại’, ‘suy nghĩ ngày một cứng rắn’, và ‘cảm giác mình là mãi mãi và không ai đụng được đến mình’. Ngài nói Giáo triều Roma – cơ quản điều hành tối cao của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã – đang mắc ‘15 căn bệnh’ mà Ngài muốn chữa trị trong năm mới.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20059)
Hai cảnh sát viên – Wenjian Liu và Rafael Ramos, đang ngồi trên xe cảnh sát của họ trong khu Bedford-Stuyvesant ở Brooklyn khi hung thủ Ismayyil Brinsley, 28 tuổi, đi bộ tới gần họ rồi nổ súng. Sau đó, Brinsley chạy tới một trạm xe điện ngầm rồi tự sát ở đó.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20090)
Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp Việt Nam vào thứ năm trong danh sách các nước cầm tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ. Trong số 16 nhà báo và cây bút bị cầm tù ở Việt Nam, CPJ nhắc đến các trường hợp nhiều người biết đến như ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần, ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.