"Cưỡi ngựa xem hoa"

08 Tháng Mười Hai 20192:15 CH(Xem: 9628)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 09 DEC 2019


"Cưỡi ngựa xem hoa"


image003

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

09/12/2019


Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Thomas Esper khi thực hiện chuyến công du các nước vùng Đông nam Châu á, Việt Nam là mục tiêu đầu tiên ông đến làm việc ba ngày từ 19-21/11/2019, sau đó ông đến Philippines. Việt Nam và Philippines là hai quốc gia ven biển đóng vai trò quan trọng so với các nước trong ASEAN đối với vùng biển "Quốc tế Đông Nam Á. (1)


Trước ông Mark Esper không lâu, Đại tướng James Mattis Tư lệnh Ngũ giác đài, cũng đã đến làm việc với Hà Nội, ông nổi tiếng trải qua nhiều chiến trường trên thế giới nhưng chưa bao giờ tham chiến ở Việt Nam. Một dấu ấn ở Việt Nam, ông Mattis được Hà Nội mời đi thăm chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ được xây dựng bên hồ Tây từ thời triều đình nhà tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547).


Năm 1953, năm cuối trong cuộc "kháng chiến chống Pháp" do Việt Minh khởi xướng, ông Richard M. Nixon, đương kim phó Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm mặt trận Điện Biên Phủ, nơi Bộ đội cộng sản đang quyết chiến với tập đoàn quân chính quy viễn chinh Pháp. Chiến trường lòng chảo Điện Biên thiết lập bởi tướng Pháp Henri Navarre, có tính chiến lược quyết định về quân sự lẫn chính trị về vai trò cai trị của Pháp ở thuộc địa Việt Nam. Đi thăm chiến trường, ông Nixon và bộ tham mưu nhìn thấy vũ khí trang bị cho bộ đội CS, toàn là vũ khí của Trung cộng.  


Năm 1974, Hiệp định Paris ký kết ngừng chiến Vietnam War, tái lập hòa bình. 25 năm sau, năm 2000, đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton đến thăm Việt Nam mở ra kỷ nguyên bình thường hóa bang giao Việt - Mỹ. Tiếp theo là các vị tổng thống Mỹ khác đều đến làm việc với Hà Nội, George W. Bush, Barrack Obama và hiện tại TT Donald Trump đến Việt Nam mang theo nhiều dấu hỏi đối với Hà Nội.


Xem ra, trong thời chiến từ Đông Dương 1 đến 3, mảnh đất Việt Nam có một sức hút kỳ lạ khiến các nhà lãnh đạo chính trị - quân sự hàng đầu trên thế giới đều muốn đặt chân tới, kể cả Trung cộng.


Bước qua thời bình, sau mặt trận Tây Nam, Việt Nam đối đầu với quân Khờ Me đỏ, đối đầu với quân Trung cộng ở mặt trận Việt Bắc 1979-1981, tiếng súng trên đất liền hầu như yên ắng, nhưng ngòi lửa chiến tranh bừng bừng bộc phát ngoài biển, Việt Nam gọi là Biển Đông, Trung cộng gọi là biển Nam Trung Hoa (South China Sea). 


Xưa, trong cuộc chiến Vietnam War, người Mỹ đã thoát ra khỏi chiến trường trên bộ, nay lại phải nhẩy vô biển. Lý do Biển Đông/biển Nam Trung Hoa là huyết mạnh di chuyển thương mại mang lại lợi ích cho Mỹ hàng tỉ đô la. Thủ phạm dẫn tới việc Mỹ phải nhẩy vào biển, chính là sự bành trướng của đế quốc Trung cộng với tham vọng hất cẳng mọi ảnh hưởng xưa nay của Mỹ ra khỏi khu vực Đông Nam Á và độc chiếm biển Đông/biển Nam Trung Hoa. Còn tòng phạm là ai? Câu hỏi khá trớ trêu. Người ta cho rằng người Mỹ đã mắc phải sai lầm lớn, bỏ quên Đông Nam Á và AESAN nhiều thập niên để cho thủ phạm Bắc Kinh hoành hành.


Thế nhưng, một trong cách lý giải giải mã cuộc chiến Đông Dương, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ đã bắt tay với Tầu và nhường vùng Đông Nam Á cho Tầu bắt nguồn từ Hiệp ước Nixon - Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh tháng 2/1972.


Thông tư của cựu TT Nixon nói rằng “đoạn tuyệt với các nhà lãnh đạo Trung Quốc” sẽ gây tổn hại cho cho quyền lợi của cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Ông Nixon nói rằng Hoa Kỳ không nên chấp nhận rủi ro trở thành “thù địch” mà thay vào đó nên trở thành “đồng minh” với Trung Quốc vào thế kỷ 21. (theo VOA 07/3/2012)


Nhưng nay sau ba thập niên "an cư lạc nghiệp", con hổ giấy Bắc Kinh vùng dậy đòi tranh hùng tranh bá với Hoa Thịnh Đốn, người Mỹ té ngửa và thấy rằng mối hiểm nguy của thế giới hiện nay chính là Trung Nam Hải.


Hãng tin Bloomberg ngày 8-12 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Esper phát biểu tại Diễn đàn an ninh quốc gia Reagan cho biết ưu tiên của ông là chuyển các lực lượng Mỹ từ những khu vực khác về châu Á - Thái Bình Dương. Bộ trưởng Mỹ Mark Esper khẳng định ông vẫn giữ ưu tiên chuyển trọng tâm quân sự của Washington sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhắm vào Trung Quốc và Nga.


"Điều tôi muốn làm là tái phân bổ các lực lượng về Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đó sẽ là chiến địa ưu tiên của tôi". (theo TTO 08/12/2019)


image001

Chiến địa Biển Đông / biển Nam Trung Hoa (South China Sea) và con đường hàng hải quốc tế đi từ Singapore xuyên qua biển nam Trung Hoa tới eo biền Cao Hùng-Luzon Philippines. Nguồn ảnh New York Times


image006

Vùng biển quần đảo Trường Sa, ước lượng rộng 200.000km2. Nguồn ảnh New York Times


image008

Trung cộng bồi đắp 7 đảo nhân tạo (viền đỏ) ở trung tâm quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh New York Times


 image010image012

Các tầu công binh lớn của Trung cộng hút một lượng cát khổng lồ dưới đáy biển đổ lên các rạn san hô nổi lên cao nhưng vẫn nằm dưới mặt biển để tạo thành đảo nhân tạo. Trung cộng đã xây đường băng, các cơ sở radar, pháo đài trên các đảo nhân tạo biến thành các căn cứ hỏa lực. Nguồn ảnh New York Times


Nếu trong cuộc chiến Đông Dương 3, Bắc Kinh hoan hô Mỹ và đồng minh "tháo chạy" khỏi Đông Dương (vì đánh nhau không lại với CSVN và CSTQ), thì trong "cuộc chiến biển" hiện đang diễn ra, đối thủ hàng đầu của Mỹ không phải là CSVN mà là Trung cộng, nhưng sau rốt, Việt Nam vẫn là mảnh đất thu hút Mỹ phải đến làm việc nhiều lần.


Chiến hạm Mỹ lũ lượt đến Việt Nam, tướng tá Mỹ qua lại Việt Nam dập dìu, cứ như là "cỡi ngựa xem hoa". Xem ra hoa Việt bao trùm nhiều bí mật chưa có chìa khóa giải mã.


Thật ra từ bao nhiêu năm nay, nội tình sân khấu chính trị và quốc phòng của đảng CSVN nói chung, trước mắt là bộ máy chính trị đảng CSVN đang chuẩn bị kỹ lưỡng đại hội đảng lần thứ  XIII diễn ra sau bức màn tre, bí mật..


Trong tình trạng sức khỏe suy kém của đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có vẻ như ông Trọng khó có thể giữ được vai trò tổng bí thư nhiệm kỳ tới, có lẽ người lo lắng nhất cho "sức khỏe" chiếc ghế tổng bí thư của Trọng là Bắc Kinh.


Trong những lần ông Trọng đến Bắc Kinh nhiều năm trước đây, các hiệp ước "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” đã được hai tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tập Cận Bình ký kết.


Có luận điểm cho rằng chiến lược làm chủ vùng biển quần đảo Trường Sa diễn ra sau trận 1988 Gạc Ma và rút bài học Hoàng Sa 1974, có thể Hà Nội và Bắc Kinh phải bắt tay nhau.


Bắc Kinh đã để yên cho Việt Nam mang quân đi chiếm lĩnh 21 hòn đảo lớn nhỏ từ năm 1988 để làm chủ diện địa, (Ct của VH: trong đó có việc bồi đắp, kiên cố hỏa lực ở 5 đảo lớn nhất mà VNCH đã chiếm giữ trước năm 1975 là Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn; tác giả đã đặt chân đến các đảo lớn này vào tháng 4/2014), để yên cho Việt Nam xây dựng hàng rào phòng thủ nhà giàn DK1 dọc theo thềm lục địa Việt Nam; ngược lại Hà Nội cũng chỉ phản ứng lấy lệ cho Bắc Kinh xây dựng nhanh kỷ lục từ năm 1993 đến 2017, bẩy căn cứ hỏa lực ngay ở trung tâm vùng biển quần đảo Trường Sa là Gạc Ma, Xu Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Vành Khăn; đồng thời tạo ra các tranh chấp lãnh thổ biển đảo liên miên để chứng minh cho thế giới và Hoa Kỳ thấy rằng các thực thể có thật ở vùng biển "Quốc tế Đông Nam Á" là của các nước ven biển chứ không của riêng ai.


Hoa Kỳ tuyên bố không màng đến các vụ tranh chấp, và phán quyết PCA của tòa thường trực tại La Haye có mang lại cái gọi là thắng lợi cho Philippines, nhưng hầu như các nước ven biển, đặc biệt là Việt Nam gần như lờ đi PCA. Cũng cần nói thêm một trong các điểm quan trọng nhất của PCA là phủ nhận tất cả các đảo đá thực thể ở South China Sea tức là bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam không phải là đảo để hưởng các quy chế về đảo. 


Mạng lưới hỏa lực diện địa ở vùng biển Trường Sa được cụ thể hóa qua các hiệp ước gọi là "biển Việt Nam" - "biển nam Trung Hoa", cụ thể là 7 căn cứ hỏa lực của Băc Kinh là tiền đồn biển kiên cố có làm khó dễ cho chiến dịch Obama FONOPs hay không, tiếp theo là chiến dịch Trump FONOPs, các hội nghị về COC = ASEAN +TQ, có lẽ đây là câu hỏi và cũng là câu trả lời cho Hoa Kỳ cách nào trở lại vùng biển "Quốc tế Đông Nam Á" vốn đã hiện diện hơn 70 năm qua trong hòa bình là tuân thủ Luật pháp Quốc tế.


Vùng biển "Quốc tế ĐôngNam Á" chỉ rộng có 3,5 triệu km2 là cái mắt xích gân gà khó nuốt trong chiến lược Indo - Pacific của Hoa Kỳ đầu thế kỷ 21, nhằm bẻ gẫy con đường tơ lụa và làm tê liêt giấc mộng đế quốc đại dương Trung Hoa ở phương nam Châu á và tây Thái bình dương. 


Đối với Việt Nam, người ta có quyền hy vọng Việt Nam sẽ nhìn ra con đường tơ lụa và tham vọng đại Hán của đế quốc Trung Hoa, dấu hiệu ảm đạm cho Việt Nam cuối cùng chỉ là một tiểu cục trong đại cục Trung Nam Hải nếu không dựa vào các thế lực đại cường phương Tây.


Cưỡi ngựa xem hoa


Câu "cưỡi ngựa xem hoa" là câu tục ngữ Việt Nam có nhiều ẩn dụ bóng bẩy, nghĩa đen của nó là khách thong dong ngồi trên lưng ngựa đi qua đi lại (thường là có nài dẫn đường) ngắm hoa mà chưa biết thân hoa, gốc hoa, đất hoa nó như thế nào. Cái mảnh đất cỏn con chữ S, nơi sinh dưỡng bộ tộc Xích Quỷ có "bộ óc mưu lược kinh khủng" đã từng đánh nhau hàng nghìn năm lịch sử với quân xâm lược Hán phương Bắc.


May ra, và đúng là sự thật, ông khách hào hoa Mỹ khác xa với bọn khách trú, nó không "cỡi ngựa xem hoa", nó cuốc bộ đến bẻ hoa chán chê, nó còn "ngồi trên ghế cho lính Việt rửa chân", rồi còn "nhai tươi nuốt sống" hoa nữa là đằng khác.


Vấn đề còn lại là ông tân Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đến Hà Nội đừng có "cưỡi ngựa xem hoa" mà hãy lôi kéo Việt Nam vào vòng "đối tác chiến lược toàn diện", hoặc ít ra chỉ cho Việt Nam thấy rằng, nạn "Hán hóa", nó đang nuốt dần quốc gia và đồng hóa dân tộc của các bạn./


Lý Kiến Trúc


Nam California 04/12/2019


(1) Bộ trưởng Esper phát biểu trước hơn 200 sinh viên, học giả và quan chức chính phủ tại Học viện Ngoại giao về quan hệ đối tác quốc phòng quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam và cam kết của Mỹ với an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; "Mục tiêu của chúng tôi là để cho tất cả người dân được sống trong thịnh vượng, an ninh và tự do; cho tất cả các nước được tự do triển khai hoạt động thương mại và thực thi chủ quyền; và giữ cho các vùng biển và các tuyến đường thuỷ mà nền kinh tế của chúng ta dựa vào rộng mở với tất cả". (theo ZING 22/11/2019)


(1) vùng biển "Quốc tế Đông Nam Á" do Văn Hóa Online đặt tên.


TIN và ẢNH liên quan


 image014

Tướng Pháp René Cogny đưa Phó Tổng thống Nixon đi  thăm chiến trường Điện Biên Phủ.Nguồn tư liệu từ Ts Phan Văn Hoàng.


 image016

Mao Trạch Đông bắt tay với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon sau cuộc họp tại Bắc Kinh, ngày 22 Tháng Hai 1972 .


Một thông tư của cựu Tổng thống Richard Nixon vừa được công bố cho thấy nhà cựu lãnh đạo Hoa Kỳ lo ngại vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 sẽ gây tổn hại lâu dài đến bang giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Ông Nixon, mất năm 1994, nói rằng “đoạn tuyệt với các nhà lãnh đạo Trung Quốc” sẽ gây tổn hại cho cho quyền lợi của cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Ông Nixon nói rằng Hoa Kỳ không nên chấp nhận rủi ro trở thành “thù địch” mà thay vào đó nên trở thành “đồng minh” với Trung Quốc vào thế kỷ 21.

Thông tư được phổ biến 40 năm sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc, đánh dấu bước đầu trong việc mở rộng các mối quan hệ Mỹ-Trung. (VOA 07/3/2012)


image018

Chủ tịch nướcVN Trần Đức Lương (trái) và Tổng thống Clinton duyệt hàng quân danh dự tại thủ đô Hà Nội. Ảnh: Lawrence Journal World.


Tháng 11/2000, tổng thống thứ 42 của Mỹ là Bill Clinton cùng phu nhân Hillary và con gái Chelsea tới thăm Việt Nam, sau 25 năm chiến tranh kết thúc. Chuyến thăm đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Chuyến công du của TT Clinton nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân Việt. Chuyến đi đó, Tổng thống Bill Clinton đã dùng hai câu trong Truyện Kiều để nói về quan hệ giữa hai nước: “Sen tàn cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”. (theo Báo Mới)

image020

Tổng thống Bush và phu nhân Laura thăm nhà thờ Cửa Bắc tại Hà Nội tháng 11/2006. Ảnh: White House


Sáu năm sau chuyến công du của người tiền nhiệm Bill Clinton, ngày 17/11/2006, Tổng thống George W. Bush và Đệ nhất Phu nhân Laura Bush đặt chân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương APEC lần thứ 14. (theo TTXVN)

image022

Chủ tịch Trần Đại Quang và Tổng thốg Barrack Obama duyệtt hàng quân danh dự tại Phủ chủ tịch Hà Nội ngày 22/5/2016


 Ngày 22/5/2016, ông Obama đã trở thành tổng thống Mỹ thứ ba thăm Việt Nam. Chuyến thăm đánh dấu mốc mới trong quan hệ song phương giữa hai nước. Trong 3 ngày trong chuyến công du Việt Nam với khoảng 40 tiếng ở Hà Nội và gần trọn 24 tiếng ở Tp Sàigon. Cuộc gặp của nguyên thủ 2 nước Việt - Mỹ tại Phủ Chủ tịch mang lại nhiều kết quả quan trọng, trong đó có tuyên bố về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. (theo Báo Mới).


image024

Vị tổng thống thứ 4 Hoa Kỳ - TT Donald Trump đến Việt Nam theo lịch trình ông đến thăm trụ sở Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, tay vẫy cờ đỏ sao vàng.


Ngày 12/11/2017 Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Việt Nam mở ra một kỷ nguyên hợp tác doanh nghiệp giữa hai nước. Chủ tịch Trần Đại Quang và TT Trump đã chứng kiến buổi lễ một loạt thỏa thuận thương mại trị giá 12 tỷ USD. Trước đó, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 5/2016, một loạt thoả thuận trị giá hàng tỷ USD khác cũng đã được ký kết. Riêng hãng hàng không Vietjet và tập đoàn chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) ký kết thoả thuận đặt mua 100 máy bay B737 MAX 200, trị giá 11,3 tỷ USD. (theo Vietnamnet). Ngoài ra TT Trump còn gởi một thông điệp nhắn nhủ Hà Nội nên mua vũ khí của Mỹ, trong lúc Hà Nội đã bỏ ra nhiều tỉ đô la mua vũ khí của Nga.


image026

Đô đốc Scott H. Swift đến thăm VN từ này 4/11/2017.Ông giữ chức vụ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ kể từ ngày 27-5-2015 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Đại sứ Mỹ Ted Osius đang diễn tả về lịch sử bãi cọc nhọn trước cửa sông Bạch Đằng với Tướng 4 sao Swift Hải quân Mỹ vào sáng 6/10/2017. Đa số cọc được cắm sâu dưới đáy sông nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ “chi” (之), cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn. Đại sứ Ted Osius nói: “Tại cửa sông Bạch Đằng này, các binh sỹ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Vua Ngô Quyền năm 938, Vua Lê Đại Hành năm 981 và Hưng Đạo Đại Vương năm 1288 đã đẩy lùi rất nhiều thủy quân xâm lược phương Bắc. Ảnh: Tùng Đinh.


 image027

Đại tướng James Mattis Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đến Việt Nam được Hà Nội mời đi thăm chùa Trấn Quốc - hồ Tây hôm 25/1/2018. Photo by Army Sgt. Amber I. Smith


Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho thấy mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc. Chúng tôi hiểu Trung Quốc sẽ đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong những năm sắp đến. Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ lựa chọn của Trung Quốc, nếu họ thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả tại khu vực năng động này.

James Mattis: "Tuy nhiên chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông lại tương phản hoàn toàn với sự cởi mở trong chiến lược của chúng tôi. Chiến lược của chúng tôi thúc đẩy – những gì chiến lược thúc đẩy, đặt ra nghi vấn về mục đích lớn hơn của Trung Quốc. Trung Quốc quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo tại Biển Đông bao gồm triển khai tên lửa chống tàu bè, tên lửa đất đối không, đài nhiễu điện tử, và gần đây hơn là cho máy bay ném bom đáp xuống Đảo Phú Lâm (Woody Island)".


Mặc cho các tuyên bố ngược lại của Trung Quốc, việc lắp đặt hệ thống vũ khí này gắn liền trực tiếp với mục đích quân sự nhằm đe dọa và uy hiếp. Quân sự hóa Quần đảo Trường Sa cũng đi ngược với cam đoan công khai của Chủ tịch Tập tại Vườn hồng Nhà Trắng 2015 là họ sẽ không làm điều này. Bản dịch tiếng Việt phát biểu của Bộ trưởng James Mattis tại Shangri-La 2018. www.nhatbaovanhoa.com


image029

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Bộ trưởng Quốc phòng VN Ngô Xuân Lịch duyệt hàng quân danh dự tại Bộ quốc phòng hôm 20/11/2019. Ảnh: Reuters.


 image031


Dấu ấn Việt - Mỹ: Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trao kỷ vật chiến tranh cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper 2 thẻ bài mang tên Foley và Brendan Patrick cùng một số hiện vật liên quan được khai quật tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; một thẻ sử dụng tại nhà ăn Căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan liên quan đến vụ mất tích của đại uý Không quân Ott, William August vào ngày 8/10/1970 thuộc Không đoàn số 7, Lực lượng Không quân khu vực Thái Bình Dương ở khu vực hiện trường thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.


Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper trao cho phía Việt Nam sơ đồ mộ chôn tập thể quân nhân Việt Nam hy sinh trong chiến tranh tại phía nam Đà Nẵng.


image033

Dấu ấn Việt Nam: Trong  chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21/11/, tân Bộ trưởng Quốc phòng Esper đã được Hà Nội mời ghé thăm di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò vào chiều 20/11. ( theo VietNamNet).

image035

Chiều 20/11/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.


Phát biểu trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ- Mark Esper, TT Phúc nói: Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới; đồng thời bảo đảm gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).


image037

Hôm 20/11/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper bắt đầu chuyến công du chính thức đến Việt Nam, tuyên bố cung cấp cho Việt Nam thêm một tàu tuần tra biển vào năm 2020.


Tàu tuần duyên có tên là USCGC Morgenthau số hiệu 722, sau khi chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam được đổi tên thành CSB 8020. Mỗi tàu lớp Hamilton có lượng giãn nước toàn tải 3.250 tấn, dài 115 m, rộng 13 m, thủy thủ đoàn 160 người, trong đó 20 sĩ quan và 140 thủy thủ, vũ khí chính của lớp Hamilton là một pháo đa dụng Otobreda cỡ nòng 76 mm, hệ thống trang thiết bị trên tàu bao gồm radar tìm kiếm mục tiêu trên không SPS-40 với tầm phát hiện mục tiêu tối đa 450 km, 1 pháo hạm Oto Breda 76,2 mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS, pháo tự động Bushmaster M242 25 mm, súng máy hạng nặng M2 Browning 12,7 mm.


Tàu được trang bị 2 động cơ diesel và 2 động cơ tua-bin khí, có tốc độ tối đa 29 hải lý (53,7 km/h), có thể hoạt động liên tục 14.000 hải lý (khoảng 22.530 km) và 45 ngày liên tục trên biển. Tàu tuần duyên Morgenthau được sản xuất ở nhà máy Avondale, chính thức đưa vào sử dụng ngày 10/3/1969.


Trước đó, ngày 22-5-2019, trong một buổi lễ tổ chức ở Quảng Ngãi, Mỹ cũng đã bàn giao 6 xuồng tuần tra Metal Shark 45-foot (tương đương 14 m) cho Cảnh sát Biển Việt Nam (CSBVN). Tàu Metal Shark 45-foot do Mỹ sản xuất là loại tàu đa năng, thích hợp cho các nhiệm vụ ven bờ và ngoài khơi. Xuồng chiều dài 45 feet, chiều ngang 15 feet, tốc độ tối đa 74 km/h. Hãng Metal Shark cho biết đây là loại tàu được thiết kế đặc biệt cho quân đội, lực lượng thực thi pháp luật, bảo đảm an ninh cảng, hoa tiêu, cứu hộ và nhiều nhiệm vụ khác. (theo LDO)


image039


Ngày 21/11/2019, một buổi lễ khởi động dự án tẩy dioxin ở sân bay Biên Hòa trị giá 183 triệu đôla do Mỹ chuẩn chi được sự hiện diện Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ, phía Việt Nam có tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng. Ảnh nguồn BBC .


image041

 Tướng Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng Quốc phòng công bố Sách trắng Quốc phòng tại Bộ Quốc phòng Hà Nội hôm 25/11/2019


Ông Vịnh cho hay điểm mới trong Sách trắng lần này là chính sách "ba không" giờ đây chuyển thành "bốn không" : - Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; - không liên kết với nước này để chống nước kia; - không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; - không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.


image043


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương phát biểu kết luận Hội nghị Quân ủy Trung ương ở trụ sở đảng Hà Nội. Bên phải là TT Nguyễn Xuân Phúc, bên trái là Tướng Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Quốc phòng. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN


Việt-Trung: Đối tác chiến lược toàn diện trên biển


Từ ngày 19 đến ngày 20/11/ 2019, vòng 13 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.  Tại vòng đàm phán, hai bên khẳng định việc hợp tác góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trên biển.


Trưởng Nhóm công tác phía Việt Nam là Vụ trưởng Vụ Biển, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Đông.


Trưởng Nhóm công tác phía Trung Quốc là Đại diện vấn đề Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Nhân Hỏa.


Tại cuộc họp, hai bên nhất trí trên cơ sở nghiêm túc thực hiện các nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước,


- “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” phù hợp với luật pháp quốc tế và nguồn lực của mỗi bên, tiếp tục thúc đẩy một số dự án hợp tác mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, phấn đấu ký kết


- “Thỏa thuận hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển” và


- “Thỏa thuận về việc thiết lập đường dây nóng về xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.” (theo TTXVN/Vietnam+ 21/11/2019 )


Việt-Nga: Đối tác chiến lược toàn diện


image045

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN


Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga V.Matvienko, Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga V.Volodin, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 8-11/12/2019.


Đây là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.


Chuyến thăm nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, tiếp nối kết quả chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 9/2018) đồng thời, cụ thể hóa các Thỏa thuận hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước về hợp tác nghị viện.


Việt-Mỹ: Đối tác toàn diện


image046

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế trong cuộc họp báo 21/11/2019. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)


Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết một số kết quả trong hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-21/11/2019 của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ trong thời gian qua duy trì đà tiến triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác về an ninh và quốc phòng.


Đến VN xong, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper bay qua Philippines


 image047

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (phải) hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. Reuters


 

AP ngày 20.11 đưa tin trong chuyến thăm kéo dài một ngày ở Manila, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết ông và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã thảo luận cách thức giúp tăng cường hợp tác và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đồng minh đã tồn tại nhiều thập niên giữa hai nước.


“Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp hiện đại hóa quân đội Philippines cũng như cải thiện an ninh hàng hải và nhận thức về lãnh thổ. Chúng tôi hướng tới tổ chức huấn luyện trong các cuộc tuần tra chung trên không và trên biển trong tương lai để cải thiện khả năng hợp tác và thể hiện cam kết của chúng tôi nhằm duy trì các luật lệ và trật tự quốc tế lâu nay”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu trong cuộc họp báo.


Bộ trưởng Quốc phòng Esper nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, bất chấp mọi cảnh báo ngăn cản từ Trung Quốc. Ông Esper nói rằng hoạt động tuần tra của Mỹ gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng mọi quốc gia cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế.


Trong khi đó, hai tàu tác chiến cận bờ được trang bị tên lửa hành trình mới của Mỹ được cho là đã hiện diện và hoạt động tại Biển Đông trong vài ngày qua.


Tờ South China Morning Post ngày 19.11 dẫn thông tin từ các trang theo dõi tàu thuyền cho biết tàu tác chiến cận bờ (LCS) USS Gabrielle Giffords lớp Independent của Mỹ đã rời cảng Changi ở Singapore từ ngày 15.11 để đến Biển Đông.


Theo nguồn tin trên, chiếc USS Montgomery cùng lớp của Mỹ cũng tham gia cuộc diễn tập chung với 2 tàu chiến Úc tại Biển Đông từ ngày 6-12.11.2019. (theo Thanh niên)


image049

Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện cạnh tàu cá Việt Nam giữa tháng Chín 2019. Ảnh do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp. Bản quyền hình ảnh NGUYỄN THẾ BÌNH & NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM www.nhatbaovanhoa.com


- Biển Đông tiêu tùng! “biển Việt Nam-Trung Quốc”


- 3 điểm dứt điểm hồ sơ Biển Đông


- Kết quả chuyến đi sứ của Lê Hồng Anh:“Biển Việt Nam-Biển Trung Quốc”


- Thông Cáo Chung Hoa-Việt 8/4/2015: Một Văn kiện Chính trị diễn ra giữa những hoạt động Quân sự dồn dập từ bờ biển Việt Nam đến bờ biển Philippines


-TBT Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh duy trì "đại cục" trước khi đi với "đại cường"


- Chiến lược biển Việt Nam


- Trở ngại lớn nhất: "Vừa đi với "đại cục" vừa chơi với "đại cường"


- Lê Xuân Khoa: "Việt Nam trước Đại Hội Đảng XII, đi theo Tàu hay đi với Mỹ?"


- Ông Trọng đến Mỹ; Nếu Washington và Hanoi "OK tin lẫn nhau", chiến hạm và giàn khoan Mỹ sẽ kéo vào Tư Chính?


- Ông Trọng chưa cần đi Mỹ vội. "Quốc tế hóa bãi Tư Chính", "Mời cả Mỹ lẫn Tầu vào khai thác"


- Ông Trọng có cần gấp đi W. DC. không?; hay vấn đề là "những hiệp ước Mỹ-Việt"


- Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực có thể "trì hoãn" về vụ kiện của Philippines

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 810)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1269)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1192)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông