Việt Nam "lật tẩy" âm mưu chính trị của Trung Quốc ở Liên hợp quốc

08 Tháng Tư 20208:23 SA(Xem: 9180)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 08 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Diễn biến chính trị mặt trận vùng Biển Quốc Tế


Việt Nam "lật tẩy" âm mưu chính trị của Trung Quốc ở Liên hợp quốc


image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

08/4/2020


Đây là lần đầu tiên với tư cách là Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam tại Liên hợp quốc ở New York, Việt Nam chính thức gởi Công hàm tới ông Tổng thư ký Liên hợp quốc phản đối hai Công hàm của Trung Quốc.


image005


Ngày 12/12/2019, Trung Quốc gởi Công hàm số CML/14/2019 phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa;


Ngày 23/3/2020, Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Công hàm số CML/11/2020;


Ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi lời chào trân trọng tới Ngài Antonia Guterres Tổng thư ký Liên hợp quốc ở New York Công hàm số 22/HC-2020 liên quan đến hai Công hàm số CML/14/2019 và số CML/11/2020 của Trung Quốc.


Theo đó, Việt Nam phản đối nội dung các yêu sách của Trung Quốc viết ở các Công hàm nói trên. Các yêu cầu này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.


Hiện nay, giới truyền thông báo chí Việt ngữ trong và ngoài nước vẫn chưa có trong tay nguyên văn hai Công hàm yêu sách của Trung Quốc.


Theo Công hàm số 22/HC-2020, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với các quy định của Luật pháp Quốc tế.


Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 (3) của Công ước; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.


Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông (của Trung Quốc) vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.


Yêu sách quyền lịch sử đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ và tự đòi hỏi quyền lịch sử đã bị Tòa tường trực PCA ở La Haye bác bỏ trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc ngày 12/7/2016.


Đây là lần đầu tiên với tư cách là Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam tại Liên hợp quốc ở New York, Việt Nam chính thức gởi Công hàm tới ông Tổng thư ký Liên hợp quốc phản đối hai Công hàm của Trung Quốc.


Một diễn biến cụ thể mới diễn ra ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa đông (nhóm Tuyên Đức) gần căn cứ Tam Á trên đảo Phú Lâm là các hoạt động đánh bắt cá bình thường của tàu cá ngư dân Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm. Trung Quốc đã bắt 8 ngư dân Việt giải về Phú Lâm sáng ngày 02/4/2020, nhưng ngày chiều tối cùng ngày đã thả ngay.


Phản ứng "thả ngay 8 ngư dân Việt" của Trung Quốc nói lên họ khá bất ngờ trước "chiến dịch phản công" của tiểu đội tàu cá Việt Nam.


Báo Văn Hóa Online-California cho rằng, hoạt động của các tàu cá Việt Nam mở rộng ngư trường đánh bắt cá ở vùng biển đảo Hoàng Sa, tiến đến gần căn cứ quân sự Tam Á ở đảo Phú Lâm là một hành động "ngoạn mục", không sợ hãi trước áp lực quân sự của Trung Quốc và khẳng định thái độ, quan điểm của Việt Nam trước sau như một đều coi toàn bộ vùng biển và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.


Trong nội dung bản Công hàm số 22/HC-2020, báo Văn Hóa Online-California cho rằng Việt Nam đã bày tỏ chính kiến tuân thủ một số điều khoản trong Công ước UNCLOS 1982, (và thấy rằng vì sao Mỹ không ký vào Công ước UNLOS 1982), tuân thủ Luật pháp Quốc tế, tán đồng quyền Tự do Hàng hải (FONOPs), tán đồng Phán quyết của tòa thường trực PCA ở La Haye ngày 12/7/2016 trong đó có điểm phủ quyết quyền lịch sử đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ.


Công hàm số 22/HC-2020 là bước đầu bày tỏ thái độ chính trị của Việt Nam trên diễn đàn Liên hợp quốc, phản đối công khai các âm mưu "kéo dài chuỗi dã tâm xâm lược" của Trung Quốc ẩn nấp qua đường lối ngoại giao, chính trị, sau khi đã tận dụng sức mạnh của nước lớn bồi đắp 7 đảo nhân tạo, thực chất là căn cứ quân sự bám trụ những tọa độ hiểm yếu ở khu vực biển đảo Trường Sa nhằm từ từ khống chế và là ông chủ thực sự 75% diện tích Biển Đông mà họ gọi là biển South China Sea.


Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần cảnh giác cao độ không chỉ coi việc phòng thủ với dàn tên lửa ở miền duyên hải và 200 hải lý đặc quyền kinh tế mà thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam những mỏ dầu khí kinh tế huyêt mạch, mà còn phải chuẩn bị các "va chạm bất ngờ" đặc biệt ở vùng biển đào Trường Sa nếu xẩy ra chiến tranh.


Theo hải đồ trận liệt của báo Văn Hóa Online-California, các tọa độ lửa như đảo Phan Vinh (còn gọi là đảo Hòn Sập) nằm cách bãi đá Tốc Tan khoảng 14 hải lý về phía Tây Bắc, cách đảo nhân tạo Châu Viên (Trung Quốc bồi đắp chiếm giữ) khoảng 47 hải lý về phía Đông, và đảo Trường Sa lớn sẽ trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên của Trung Quốc. (lkt)


image007

Hải đồ trận liệt của Văn Hóa Online-California dự đoán vị trí đảo Phan Vinh và đảo Trường Sa lớn sẽ là mũi tấn công của Trung Quốc phát xuất từ căn cứ đảo nhân tạo Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.  Đảo Trường Sa lớn nằm ở tọa độ 8°3830B 111°5555Đ, là đảo lớn của Việt Nam chỉ sau đảo Ba Bình, là tọa độ quan trọng quan sát trực tiếp tuyến đường hàng hải quốc tế lưu thông từ eo biển Malacca - Singapore qua cửa biển Cao Hùng-Đài Loan và ngược lại. Ngày 03/7/2019, Trung Quốc đã cho tàu HD8 tới vùng biển bãi Tư Chính "thám sát"; bãi Tư Chính là tiền đồn của đảo Trường Sa lớn hiện có nhà giàn quan sát của Việt Nam. Đảo Phan Vinh nằm ở tọa độ 8°586B 113°4154Đchiều dài 132m, chiều rộng 72m, là căn cứ của Việt Nam canh gác hoạt động của đảo nhân tạo Gạc Ma nằm ở tọa độ 9°4254B 114°1715Đ. Gạc Ma đã bị Trung Quốc xả súng giết 64 lính hải quân công binh VN và chiếm đoạt đá này năm 1988.


image008

Đảo Phan Vinh. Nguồn ảnh báo quangngai.vn


image009

Phi trường quân sự trên đảo Trường Sa lớn đang được sửa chữa kéo dài thêm phi đạo cho máy bay hàng không dân dụng đưa khách tới tham quan. Ảnh Lý Kiến Trúc 2014.


image011

Nhà báo Lý Kiến Trúc (đứng) đang lênh đênh trên biển Trường Sa trong dịp đi quan sát quần đảo Trường Sa10 ngày đêm bắt đầu từ ngày 18/4/2014. Xa xa bên phải là đụn cát trắng xóa, những viên ngọc của Biển Đông Việt Nam đã bị bọn cướp biển lớn nhất thế kỷ đưa hàng sư đoàn công binh đến moi móc phá hủy để xây 7 đảo nhân tạo.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: "Phán quyết PCA: Cái gì đúng, cái gì sai"?

Nha Trang: Hội thảo lớn về Biển Đông sau phán quyết PCA

Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông

Thông cáo báo chí của PCA / Thông cáo báo chí của Mỹ

Tuyên bố báo chí của Mỹ / Toàn văn phán quyết của PCA

La Haye 12/7: "Phillippines đại thắng; Mỹ thừa thắng; VN, Taiwan, Malaysia, Indonesia, Brunei sẽ "ăn theo" ra sao?"
20 Tháng Mười 2023(Xem: 1501)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI
23 Tháng Chín 2023(Xem: 1746)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”