VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU 15 MAY 2020
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)
Gia tăng Chiến lược Indo-Pacific
Chiến hạm Mỹ-Úc hành quân ở biển cực nam Trường Sa và Tây Thái bình dương
Mỹ - Úc tiếp tục duy trì hiện diện ở tây Thái Bình Dương
PLO 12/5/2020
Ngày 22-4, Bộ Quốc phòng Úc thông báo ba tàu USS America, USS Barry, USS Bunker HIll (Mỹ) và tàu HMAS Parramatta (Úc) đã diễn tập ở biển Đông. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG ÚC
(PLO)- Một trong những lý do Mỹ duy trì hiện diện ở nam Biển Đông là hành vi gây hấn của Trung Quốc khi cản trở hoạt động của tàu khoan dầu Malaysia.
Tin liên quan
Trong khi nhiều nước giảm quy mô hoạt động hải quân do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hải quân Mỹ vẫn duy trì các hoạt động ở tây Thái Bình Dương, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ phân tích.
Theo USNI News, cuộc tập trận Bersama Shield 2020 do hải quân năm nước Anh, Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore dự kiến tiến hành từ ngày 7 đến 14-4 đã bị hủy bỏ.
Trong nhiều tuần gần đây, Mỹ vẫn duy trì thường xuyên các hoạt động quân sự đơn phương hoặc song phương ở tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.
Tàu USS Montgomery thực hiện hoạt động tự do hàng hải gần tàu khoan dầu West Capella của Malaysia hôm 7-5. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn phòng dịch, hải quân Mỹ đã yêu cầu các quân nhân hạn chế tiếp xúc với người dân trên bờ.
Người phát ngôn Đội tàu khu trục số 7 của hải quân Mỹ (đang đóng tại Singapore), Đại úy Lauren Chatmas cho biết các tàu Mỹ đang "thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tới mức thấp nhất việc tụ tập đông người, mặc thiết bị bảo hộ cá nhân và tiến hành vệ sinh kỹ càng hai lần một ngày".
Ba lần tàu Mỹ đến gần tàu Trung Quốc ở nam Biển Đông
Từ giữa tháng 4, tàu khảo sát Hải dương địa chất 8 của Trung Quốc đã đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, cản trở hoạt động của tàu West Capella của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petronas.
Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) - ông Greg Poling điểm lại rằng đã ba lần các tàu chiến Mỹ đến gần khu vực hoạt động của tàu West Capella.
Các hoạt động này diễn ra trong khoảng một tháng qua bao gồm: cuộc tập trận của tàu tác chiến cỡ nhỏ USS Montgomery và tàu vận tải USNS Cesar Chavez (ngày 7-5), cuộc tuần tra của tàu tác chiến cỡ nhỏ USS Gabrielle Giffords (ngày 25-4) và cuộc tập trận chung của ba tàu hải quân Mỹ và một tàu hải quân Hoàng gia Úc (ngày 22-4).
Ngày 22-4, Bộ Quốc phòng Úc thông báo ba tàu USS America, USS Barry, USS Bunker HIll (Mỹ) và tàu HMAS Parramatta (Úc) đã diễn tập ở Biển Đông. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG ÚC
Ông Poling cho biết sự hiện diện của hải quân Mỹ "liên quan tới sự đối đầu giữa Malaysia và Trung Quốc đã kéo dài từ tháng 12 đến nay". Trong đó, căng thẳng đã gia tăng từ tháng 4 tới nay khi Trung Quốc điều tàu khảo sát "tiến hành khảo sát bất hợp pháp" trong vùng biển gần Malaysia.
Về phía Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Ngô Khiêm cho biết Trung Quốc "luôn chú ý và cảnh giác cao độ" về các hoạt động của Mỹ và đồng minh.
Ông Ngô cho rằng cách tiếp cận của Mỹ "không có lợi cho an ninh và sự ổn định ở Biển Đông và chúng tôi kiên quyết phản đối điều này" và cáo buộc Mỹ mới là "kẻ gây rối" ở khu vực.
Tập trận hải quân ở biển Philippines
Trong khi đó, ở phía Philippines (nằm về phía đông của Philippines), Mỹ điều ba tàu ngầm và nhiều tàu chiến, máy bay tham gia một cuộc tập trận huấn luyện tác chiến kéo dài từ ngày 2 đến 8-5.
Cuộc tập trận bao gồm các hoạt động tuần tra, trinh sát và giám sát, diễn tập tác chiến mặt nước và tác chiến bằng tàu ngầm và diễn tập đổ bộ.
Chuẩn Đô đốc Jimmy Pitts, chỉ huy Nhóm tàu ngầm số 7 của hải quân Mỹ, cho biết "một yếu tố quan trọng cho sự thành công chung của chúng ta là khả năng sử dụng các năng lực tác chiến bằng tàu ngầm để hỗ trợ cho nhiều nhiệm vụ khác".
"Đây là một nỗ lực của toàn lực lượng hải quân và như cuộc tập trận này chứng minh, mọi lực lượng của Hạm đội 7 đều được đầu tư đầy đủ trong thử nghiệm và cải thiện sự phối hợp giữa các lực lượng" - ông Pitts nói.
Tàu ngầm USS Alexandria chuẩn bị rời cảng Apra hôm 5-5 để chuẩn bị tham gia các hoạt động trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Ông cũng cho rằng việc thường xuyên tập trận cùng nhau là cách duy nhất để tăng cường sức mạnh và tính chuyên nghiệp của Hạm đội 7 - hạm đội hoạt động ở tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và biển Ả Rập.
Một số hoạt động của hải quân Mỹ cũng bị cắt giảm
Tuy vẫn duy trì hoạt động trong khu vực, Mỹ vẫn buộc phải hủy bỏ một số hoạt động chung với các đồng minh.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia của bang Washington (Mỹ) đã phải rút ngắn hoạt động tập trận chung Bersama Warrior với quân đội Malaysia ở Kuala Lumpur. Cuộc diễn tập bắt đầu vào ngày 6-3 và kéo dài đến ngày 20-3, song tàu Mỹ phải về nước từ ngày 18-3 do Malaysia quyết định phong tỏa để phòng dịch COVID-19.
Philippines đã hoãn vô thời hạn hội thảo chuyên đề Hải quân tây Thái Bình Dương 2020. Nếu không bị ảnh hưởng của COVID-19, hội thảo sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 22-5, thu hút đại biểu của 21 nước thành viên và tám nước quan sát viên.
Úc cũng hủy kế hoạch tập trận Pitch Black 2020. Nếu không bị hủy bỏ, cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 24-6 đến 14-8 và có thể tập trung khoảng 3.500 binh sĩ và 120 máy bay của quân đội 12 nước, bao gồm Mỹ và các đồng minh ở khu vực châu Âu, Đông Nam Á và châu Đại Dương. VĂN KIỂM
Mỹ tiếp tục điều tàu chiến ngăn tàu Trung Quốc ở Biển Đông
PLO 9/5/2020
Thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc John Aquilino, yêu cầu Trung Quốc "phải dừng kiểu bắt nạt đẩy các quốc gia Đông Nam Á ra khỏi các nguồn tài nguyên dầu, khí và thủy sản xa bờ" ở biển South China Sea.
Tàu USS Montgomery thực hiện hoạt động tự do hàng hải gần tàu khoan dầu West Capella của Malaysia hôm 7-5. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
(PLO)- Hải quân Mỹ tuyên bố việc điều tàu hải quân đến Biển Đông "phù hợp với các thông lệ hàng hải và luật pháp quốc tế".
Ngày 7-5-2020, hai tàu của Hải quân Mỹ được điều tới biển cực nam Trường Sa để hỗ trợ cho một tàu khoan của Malaysia trước sự (HIỆN DIỆN ỦA HD-8) gây rối của Trung Quốc, báo Navy Times đưa tin.
Tàu tác chiến cỡ nhỏ USS Montgomery và tàu vận tải USNS Cesar Chavez đã tiến hành diễn tập tự do hàng hải ở gần khu vực hoạt động của tàu khoan dầu West Capella của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petronas của Malaysia ở Biển Đông.
Tàu USS Montgomery thực hiện hoạt động tự do hàng hải gần tàu khoan dầu West Capella của Malaysia hôm 7-5-2020. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Trong thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Hải quân Mỹ viết "thông qua sự hiện diện ở Biển Đông, Hải quân Mỹ ủng hộ sự minh bạch, tinh thần thượng tôn pháp luật, tự do hàng hải và hàng không, cùng các nguyên tắc củng cố an ninh và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, để các quốc gia trong khu vực đều có thể được hưởng lợi".
Thông báo cũng dẫn lời Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc John Aquilino, yêu cầu Trung Quốc "phải dừng kiểu bắt nạt đẩy các quốc gia Đông Nam Á ra khỏi các nguồn tài nguyên dầu, khí và thủy sản xa bờ" ở biển South China Sea.
Chuẩn Đô đốc Fred Kacher, chỉ huy Nhóm Tấn công viễn chinh số 7 của Hải quân Mỹ, cho biết sự hiện diện của hai tàu Mỹ ở Biển Đông thể hiện "những cam kết liên tục của Hải quân Mỹ trong khu vực".
"Hoạt động của tàu USS Montgomery cùng với tàu USNS Cesar Chavez làm nổi bật sự linh hoạt và nhanh nhẹn của lực lượng hải quân của chúng ta trong khu vực quan trọng này", ông Kacher nói tiếp.