Phạm Trần Anh: Tự tình Dân tộc

15 Tháng Ba 20217:35 SA(Xem: 5292)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN - THỨ HAI 15 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


LỜI TÒA SOẠN: Ngày 01/3/2021, sau khi Văn Hóa Online đăng tải bài viết của nhà khảo cứu Hà Văn Thùy: “Lầm lẫn đáng tiếc về sử Việt của ông Phạm Trần Anh”, tòa soạn nhận được bài viết của tác giả Phạm Trần Anh ngày 12/3/2021; xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc. (lkt)

image004

Phạm Trần Anh


Tự tình Dân tộc


Thưa Quý vị và các bạn trẻ yêu nước,


     Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay. Dân tộc Việt đã phải chống lại 26 lần xâm lược của đế quốc Đại Hán xưa và Đế quốc mới Trung Cộng ngày nay và chịu đựng gần một ngàn năm giặc Tàu thống trị. Sau chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử năm 938 của Ngô Quyền đã mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của kẻ thắng trận và thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt đã dùng mọi phương cách để đồng hóa Việt tộc bằng cách xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong cái gọi là “chính sử” đã bị sửa đổi, xuyên tạc của các sử gia của Trung Quốc.


     Các triều đại Hán tộc luôn luôn chủ trương “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương” nghĩa là: lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương và "Dĩ Hạ biến Di", lấy cái cao thượng, tao nhã của Đại Hán để cải hoá man di mọi rợ. Chính vì vậy trong mọi thời kỳ lịch sử, Hán tộc luôn luôn chủ trương tiêu diệt văn tự các dân tộc khác, âm mưu nô dịch văn hoá rồi đồng hoá các dân tộc. Lợi dụng Hán tự là văn tự duy nhất các sử gia Trung Quốc từ cổ đại đến nay đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, sửa đổi cho phù hợp với sử quan Đại Hán, đánh đổ lòng tự hào dân tộc của các tộc người khác để dễ bề thống trị và đồng hoá họ. Đó là chủ trương trước sau như một, bản chất bành trướng thâm độc của họ suốt từ xưa tới nay.


     Thế nhưng trong suốt chiều dài của lịch sử, chưa có một triều đại nào lại cam tâm sửa đổi lịch sử để bán nước như cái gọi là nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rồi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của tập đoàn Việt gian Cộng sản ngày nay. Bộ Lịch Sử Việt Nam mới nhất của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam viết về sự thành lập nước Văn Lang như sau: “S ra đi của nhà nước Văn Lang đu tiên của nước ta đời Hùng Vương và Âu Lạc đời An Dương Vương vào giai đoạn Đông Sơn trong thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên… Căn cứ theo 15 b của nước Văn Lang và nhất là căn cứ vào quá trình chuyn hoá lch sử nước Văn Lang đời Hùng Vương đến nước Âu Lc đời An Dương Vương, rồi đến 2 qun Giao Ch, Cu Chân thi thuc Triu và thuc Hán, có th xác đnh đa bàn của nước Văn Lang tương ứng vi vùng Bc b, Bc Trung bộ nước ta ngày nay và mt phn phiá Nam tnh Qung Đông, Qung Tây ca Trung Quc”


      Các nhà sử học Xã Hội Chủ Nghĩa viết sử theo nghị quyết của đảng Cộng sản sửa đổi lịch sử cho phù hợp với sử Trung Quốc đã chứng minh bản chất Việt gian bán nước khi phủ nhận cội nguồn, phản dân tộc của họ khi viết rằng “Địa bàn nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và 1 phần phía Nam của tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc” để nhường hẳn lãnh thổ Xích Quy và Văn Lang trải rộng khắp lãnh tổ Trung Quốc bây giờ cho Đế quốc mới Trung Cộng. Đây là tội ác lịch sử của một số người vong bản, nhân danh “Sử quan Duy vật, khoa học lịch sử Mác Xít” để phản bội dân tộc, phủ nhận cội nguồn gốc tích tổ tông và bán luôn cả giang sơn gấm vóc mà tiền nhân bao đời mới gây dựng được. Đây là một tội ác “Trời không dung, Đất chẳng tha. Thần Người đều căm hận.


     Họ đã phủ nhận nền văn hóa Hòa Bình, Phùng Nguyên, văn minh Đông Sơn mà các công trình khảo cổ đã xác định rằng, sơ kỳ của thời đại đồ đồng ở Việt Nam mở đầu cách nay 4.000 năm với nền văn hoá Phùng Nguyên mà đỉnh cao là nền văn hoá Đông Sơn được giới nghiên cứu thừa nhận là nền văn minh trống đồng độc đáo của Việt tộc mở đầu cách nay 2.800 năm. Điều đó có nghĩa là ít nhất là cách đây ít nhất là 4.000 năm, xã hội Việt cổ đã tổ chức ổn định thứ tự lớp lang. Nói một cách khác, xã hội Văn Lang đã được định chế hoá thành nhà nước từ lâu. Giới nghiên cứu lịch sử cổ đại đã nhận định là khi con người cổ đại đã biết nung chảy kim khí thì họ cũng nung chảy luôn cái khuôn mẫu xã hội nguyên thủy để tổ chức thành nhà nước với những định chế rõ ràng. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ đảng Cộng sản Việt Nam là một tập đoàn Việt gian Bán nước Hại dân nên chính Phan Huy Lê, Viện Trưởng Viện Sử học đã phải thừa nhận là viết sử theo nghị quyết thì lịch sử không còn là lịch sử nữa và sử gia nổi tiếng của chế độ là Đào Duy Anh đã đau đớn viết một lời trăn trối lại là "Người Ta biết tôi nhờ lịch sử và người ta kết án tôi cũng vì lịch sử!".


     Gần đây, tập đoàn Việt gian Cộng sản còn quyết định hủy bỏ môn lịch sử Việt Nam, đồng thời bắt các em học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 phải học tiếng Trung Quốc. Đây chính là chủ trương của tập đoàn Việt gian Cộng sản muốn người dân chán ghét lịch sử, không biết rõ lịch sử hào hùng chống Trung Quốc xâm lược nên theo thời gian, lịch sử dân tộc sẽ mai một, thế hệ trẻ Việt Nam không có niềm tự hào dân tộc nên không còn lòng yêu nước để đế quốc mới Trung Cộng dễ dàng “Hán hóa” dân tộc Việt… Thâm độc hơn nữa là một lối chữ mới, viết theo kiểu mới gọi là cải tiến tiếng Việt để xóa bỏ lối chữ Quốc ngữ a,b,c của chúng ta. Vấn đề đặt ra là nếu không có gì thay đổi thì 5, 10 năm nữa con em chúng ta sẽ phát âm lơ lớ giọng hò hét của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng và không biết đọc chữ Quốc ngữ nữa thì ôi thôi, kẻ thù truyền kiếp của chúng ta với sự tiếp tay của những tên Thái Thú xác Việt hồn Tàu phù đã triệt tiêu toàn bộ nền văn hóa Việt ngàn đời của chúng ta!


     Trong khi đó thì một số luận điểm sai lầm về lịch sử như người Tầu Hán là người Việt, Quốc Tổ Hùng Vương ở Nghệ An … được phổ biến rộng rãi ở trong nước, thậm chí còn được đăng tải trên trang mạng nghiên cứu lịch sử làm cho giới trẻ hoang mang cực độ. Luận điểm sai lầm này hết sức tai hại vì vô hình trung đã cổ võ cho việc sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc, Tầu với ta cùng là người Việt thì độc lập để làm gì, thoát Trung để làm gì nữa?


     Thưa quý vị và các bạn,


     Cho đến ngày nay, chúng ta chưa có một nhận định rõ ràng về cội nguồn văn hóa và nguồn gốc dân tộc Việt vì hầu hết các sách sử cũ viết từ thế kỷ 19, 20 nên chưa cập nhật được những kết quả mới nhất của khoa học. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết một bộ Lịch sử Việt Nam được viết trên quan điểm dân tộc với tri thức thời đại là một nhu cầu cấp thiết, hết sức cần thiết cho thế hệ trẻ Việt Nam có một sử quan chân chính, một nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc. Từ đó, thế hệ trẻ Việt nam sẽ hiểu rõ để tự hào về nguồn gốc dân tộc và cội nguồn văn hóa Việt, hãnh diện với các chiến tích oanh liệt hào hùng của tiền nhân bao đời cùng với những danh tướng Việt Nam, các anh hùng vô danh đã tạo nên những kỳ tích có một không hai trong lịch sử Việt Nam và của cả nhân loại nữa.


     Chúng ta phải cùng nhau “Khơi Dòng Sử Việt” để tìm về “Hồn tính Việt ngàn đời” góp phần nâng cao dân trí do chính sách ngu dân, tuyên truyền lịch sử một chiều của Đảng Cộng sản Việt Nam với những sự kiện không có thật, bóp méo xuyên tạc và sửa đổi lịch sử để bảo vệ chế độ độc tài đảng trị. Vì vậy, hầu hết giới trẻ chán nản, không thích học lịch sử vì lịch sử dân tộc gắn liền với sử quan duy vật Mác Xít. Thế hệ trẻ không biết gì về những anh hùng dân tộc đã đứng lên chống kẻ thù “Đại Hán xâm lược xưa và Đế quốc mới Trung Cộng” ngày nay mà chỉ học về những “Dũng sĩ Diệt Mỹ” không có thật như một Lê văn Tám, một Võ Thị Sáu... Chúng ta thật sự đau lòng khi sách sử viết rằng Hai Bà Trưng đánh đuổi quân thù xâm lược mà không dám viết rõ ra là quân thù Tầu Hán, Trung Quốc xâm lược.


     Chính vì những lý do vừa nêu trên nên chúng tôi có bổn phận phải viết quyển sách này để khơi dòng lịch sử, nói với các bạn trẻ về những sự thật lịch sử mà trước đây chúng ta không hề biết. Như một thiên duyên, đến cuối thế kỷ thứ 20, với kết quả của các công trình khoa học đã phục hồi sự thật lịch sử về đại tộc Bách Việt thuộc đại chủng Hoabinhoid đã mở ra một vận hội mới cho dân tộc Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm về cội nguồn văn hóa, nguồn gốc dân tộc dưới ánh sáng của khoa học…


     Chúng tôi gọi là thiên duyên của đại tộc Bách Việt vì tất cả đã giải đáp sáng tỏ những ưu tư của biết bao thế hệ, biết bao con dân đất Việt thao thức tìm ra câu trả lời cho vấn nan lịch sử từ xa xưa cho đến ngày nay. Đây cũng là điều mà cách đây hơn nửa thế kỷ đã hằn sâu trong tâm trí, đeo đẳng gậm nhấm tâm hồn từ khi mới bước chân lên ngưỡng cửa Đại học, ám ảnh suốt thời gian tù đày hơn hai mươi năm cho tới khi tìm ra giải đáp thỏa đáng mới cảm thấy mãn nguyện vì đã chu toàn phần nào bổn phận của một con dân đất Việt tìm về nguồn cội của mình.


Thưa quý vị,


     Khi nghiên cứu lịch sử Việt, vấn đề đầu tiên phải đặt ra là nghiên cứu các nguồn sử liệu. Từ trước đến nay, giới nghiên cứu thường tìm đọc những sách sử trong nguồn thư tịch cổ và phải là nguồn sách sử chính thống của Hán tộc mà họ gọi là “Chính sử” của Trung Quốc. Trên thực tế những bộ sử gọi là chính sử do Sử quan các triều đại viết thì phải sửa đổi sự kiên , bóp méo lịch sử để phù hợp với quan điểm chính thống của “Thiên Triều” Trung Quốc. Các sử quan “Đại Hán” phải biện minh cho chính sách xâm lược thống trị của “Đại Hán xâm lược bành trướng” là “Khai hóa man di mọi rợ…” thì làm sao mà trung thực được! Vì thế, ngoài phần chính sử, chúng tôi phải tìm đọc những sách gọi là “Ngoại Thư” là những sách sử không do triều đình biên soạn mà là sách sử do những người Trung Quốc gốc Việt cổ viết để lại cho hậu thế Việt Nam…


     Tiền nhân Việt cổ đã để lại những nguồn sách sử mà chính sử Trung Quốc gọi là Ngoại Thư như Giao Châu Ký, Quảng Châu Ký, Liêu Nghi truyện, Quân Quốc Lợi Bệnh Thư và nhất là Bách Việt Tiên Hiền Chí của Trinh Bá Âu Đại Nhậm đời Minh… Ngoài ra phải tìm đọc những truyền kỳ lịch sử truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác như Lĩnh Nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Thiên  Nam Ngữ  Lục… là những bộ Thông sử Dân gian viết mang tính trung thực đáng tin cậy hơn những gì mà chính sử viết.


     Chúng ta cũng phải tìm về nguồn cội dân tộc qua truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc vì đó là bức thông điệp hàng ngàn năm lịch sử của tiền nhân gửi gấm cho chúng ta. Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hóa thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử con Rồng cháu Tiên, uyên nguyên của nền minh triết Việt là niềm tự hào của nòi giống Rồng Tiên.  


     Chúng ta phải lắng nghe tiếng nói từ tâm thức sâu thẳm không cùng của bức thông điệp hàng nghìn năm lịch sử về Huyền thoại Rồng Tiên khởi nguyên của dân tộc Việt. Để rồi, chợt một lúc nào đó chúng ta cảm nhận được cái “Tiềm thức Cộng thông” từ muôn đời vang vọng bức thông điệp vô ngôn của tiền nhân từ thời lập quốc, thế là bức thông điệp lịch sử từ ngàn năm được giải mã để chúng ta quên đi lối suy nghĩ duy lý thực dụng của đời thường. Cuối cùng tất cả phải được kiểm chứng qua những kết quả của khoa học từ Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Khảo cổ, Huyết học, Khảo Tiền sử, Văn hóa khảo cổ, Di truyền học và Đại dương học để chúng ta có một nhận định đúng đắn thống quán xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt.


     Chúng ta với thái độ khiêm cung cầu tiến phải tôn trọng những sử gia tiền bối, những nhà nhân chủng như những cây đại thụ, thế nhưng không phải cứ nhắm mắt bước theo lối mòn xưa cũ mà không dám mạnh dạn tìm ra một cái nhìn khác, đưa ra một giả thuyết mới, một quan niệm mới với những nhận định khoa học hơn, hợp lý và thuyết phục hơn. Nhân loại bước sang thiên niên kỷ thứ ba với những tiến bộ vượt bậc về khoa học cùng với các công trình nghiên cứu được kiểm chứng bởi khoa Khảo cổ đã phục hồi sự thật lịch sử bị sửa đổi xuyên tạc bóp méo của Đế quốc Tầu Hán xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay đã mấy ngàn năm qua.


     Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của nhân loại trên mọi lãnh vực nên sự thật lịch sử đã được phục hồi để trả lại lịch sử những gì của lịch sử. Trong suốt trường kỳ lịch sử, tuy bị Hán tộc xâm lấn phải di chuyển xuống phương Nam nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành “Cái gọi là văn minh Trung Quốc”. Thế mà sử quan “Đại Hán” với tâm lý của kẻ thắng trận nhưng vẫn mang mặc cảm văn hóa du mục, trở thành tự tôn miệt thị các dân tộc khác là “Man di mọi rợ”. Trong khi đó, chính người thầy muôn đời, Vạn thế Sư biểu của Hán tộc là Khổng Tử đã phải ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam: “Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ở đây ứng xử như vậy. Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo ở đó hành động như thế!”.


     Hán Hiến Đế (189-220) vị vua cuối cùng của triều Hán cũng đã phải ca tụng: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông hun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất” và Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của Hán tộc cũng đã phải thừa nhận:“ Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ”.


    Đã đến lúc phải trả lại lịch sử những gì của lịch sử. Dưới ánh sáng của chân lý khách quan, lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm bởi sức mạnh của kẻ thống trị. Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử kể cả truyền thuyết Rồng Tiên về thời kỳ dựng nước của Việt tộc. Chứng cớ khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Genome mã di truyền DNA của đại tộc Việt và Tàu Hán hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, Việt tộc và các dân tộc Đông Nam Á, kể cả người Trung Quốc ở miền Đông và miền Nam Trung Quốc có cùng một Haplotype A B C D và có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này.[1]


     Các công trình khoa học cũng xác định địa bàn cư trú của tộc người Indonesian mà chúng tôi gọi là Malaysian=Malayo-Viets ở chân cao nguyên Tây Tạng Tibetan-Malaya từ rặng Nam Sơn sau gọi là Tần Lĩnh, hạ lưu sông Hoàng Hà ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới hạ lưu sông Hoàng Hà, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt.


Thưa quý vị và các bạn,


     Tìm về cội nguồn dân tộc thì không một người Việt Nam yêu nước nào không quan tâm, thế nhưng một thực tế đáng buồn là đa số lại không muốn đọc, muốn tìm hiểu vì lý do đơn giản là từ trước đến nay chưa có bộ sách sử hoặc một luận giải nào thuyết phục đáp ứng đòi hỏi của tri thức thời đại. Trái lại, người đọc hoang mang nghi hoặc từ đó hoài nghi tất cả những gì về lịch sử nước ta. Sở dĩ có tình trạng này là vào thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, tri thức của nhân loại còn bị hạn chế nên có nhiều ngộ nhận dẫn tới sai lạc lịch sử vì kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, đế quốc Tầu Hán xâm lược đã xuyên tạc bóp méo và sửa đổi lịch sử. Mỗi một triều đại đều thay đổi tên đất tên sông như sông Nguồn đổi thành Hán Thủy, sông Việt (Việt Giang) đổi thành Tây Giang để xóa bỏ mọi dấu tích của tiền nhân Việt cổ khiến hậu thế chúng ta mù tịt trước rừng sách vở đã bị sửa đổi, vo tròn bóp méo, xuyên tạc lịch sử để Hán hóa dân ta là bản chất cố hữu của Tầu Hán xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay.


     Khởi đầu là Tư Mã Thiên, sử gia chính thống thời Hán đã lợi dụng chữ Việt cổ, văn hóa Việt đã bị triệt tiêu và các nước Việt cổ đã bị đồng hóa nên đã lấy thủ lĩnh Hữu Hùng Thị của tộc Việt ở Tân Trịnh Hà Nam là Đế Hoàng lên làm Thủy tổ của Hán tộc rồi viết theo văn phạm Tầu Hán là Hoàng Đế. Sự thật lịch sử này đã được một nhà Trung Hoa học là Wolfram Eberhard xác nhận là một nhà viết sử đã lấy một vị thần ở Sơn Đông lên làm người khai mở lịch sử Trung Quốc.[2] Điều sai lầm dẫn tới những ngộ nhận sai lạc lịch sử là các nhà viết sử từ trước đến nay vẫn không phân biệt được sự khác biệt giữa lịch sử Trung Hoa thời cổ đại và lịch sử Trung Quốc nên đã gọi lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử Trung Quốc và xem Hoàng Đế là tộc người Hoa du mục đánh thắng Xi Vưu, Du Võng của tộc Việt thống lĩnh trung nguyên. Tư Mã Thiên đã sửa đổi lịch sử vì là một sử quan chính thống “Đại Hán” nên thiếu tính trung thực của một sử gia chân chính đã dẫn tới những ngộ nhận tai hại, những sai lầm chết người khi chúng ta nghiên cứu về lịch sử Việt dựa trên cái gọi là nguồn “Chính Sử” qua bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên.


     Từ trong nước, một bạn trẻ hỏi tôi nghĩ sao khi một nhà nghiên cứu lịch sử Việt không biết dựa trên nguồn sử liệu nào, kết quả khoa học nào mà viết “y như thật” những gì xảy ra cách đây mấy ngàn năm: “Khoảng 2600 năm TCN, người Mông cổ phương Bắc tràn qua sông Hoàng Hà, chiếm đất của người Việt. Một bộ phận ưu tú của người Việt bỏ vùng Thái Sơn chạy xuống phía Nam sông Dương Tử, tập trung quanh vùng Ngũ Lĩnh. Có thể cũng lúc này một bộ phận người Việt theo đường biển trở lại Việt Nam mà địa điểm đổ bộ ban đầu là Rào Rum, Ngàn Hống (núi Hồng, sông Lam, Nghệ Tĩnh), tạo dựng thời đại các vua Hùng… 


     Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ đánh vào Trác Lộc, chiếm đất của người Việt ở Nam Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Bại trận, một bộ phận người Việt từ lưu vực Hoàng Hà (Núi Thái-Trong Nguồn) di tản xuống phía Nam, đem nguồn gen Mongoloid về, chuyển hóa dân cư Việt Nam và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam… Vào Nam Hoàng Hà, người Mông Cổ bỏ lối sống du mục, học nghề nông và văn hóa của người Việt. Do sống chung, lớp người lai Mông-Việt ra đời, tự gọi là Hoa Hạ. Do nhân số ít và văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ bị người Việt đồng hóa về máu huyết cũng như văn hóa…”.


   Công trình nghiên cứu nạn Biển Tiến của khoa Đại Dương học đã cho chúng ta biết rằng cách nay khoảng 5.500 năm nước biển mới rút nên trước đó đồng bằng Bắc và miền Trung Việt Nam nước biển còn tràn ngập thì làm sao và bằng cách nào mà “lúc này một bộ phận người Việt theo đường biển trở lại Việt Nam mà địa điểm đổ bộ ban đầu là Rào Rum, Ngàn Hống (núi Hồng, sông Lam, Nghệ Tĩnh), tạo dựng thời đại các vua Hùng…”.  Người bạn trẻ lại lại thắc mắc về “Cái gọi là dân tộc Kinh” vì nhà nghiên cứu viết: “Từ 2.000 năm TCN, dân cư Đông Dương cũng như Việt Nam duy nhất là chủng (race) Mongoloid phương Nam gồm nhiều sắc tộc (ethnicities) khác nhau. Khoảng 500 năm TCN, đồng bằng sông Hồng hình thành. Các sắc dân Việt từ Đông Dương và Nam Dương Tử tụ về khai phá đất mới. Những sắc dân Thái, Tày, Hẹ (Hakka), Hán từ Trung Nguyên trở về mang theo tiếng nói đơn âm, hữu thanh. Do sống trong môi trường thuận lợi về kinh tế và giao lưu văn hóa, lại tiếp thu tiếng nói đơn âm nên tại đồng bằng sông Hồng hình thành sắc tộc mới, là người Kinh. Do chưa hiểu nguồn gốc nên trước đây gọi cộng đồng này là người Việt. Như vậy, người Kinh là sắc dân được sinh ra muộn nhất từ cộng đồng người Việt…?!”.


     Tôi xin khẳng định ngay người Việt là người Việt, không có dân tộc nào là dân tộc Kinh mà trong lý lịch nhà nước CHXHCNVN bắt phải ghi là dân tộc Kinh. Sở dĩ các tên Thái Thú xác Việt hồn Tầu bắt mọi người Việt Nam phải ghi là dân tộc Kinh giống như một số người nhỏ ở mà họ gọi là dân tộc Kinh để mai mốt Việt Nam trở thành một khu tự trị dân tộc Kinh của Trung Quốc. Trên thực tế, Kinh Dương Vương thủ lĩnh của 2 châu Kinh và châu Dương nên mới lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Nước Sở trong thời chiến quốc ở đất Kinh nơi trồng cây gai (bố) còn gọi là Kinh Việt. Sở là cây gai đực nên đặt tên nước là Sở còn gọi là Sở Việt...


     Luận điểm “Ta sinh ra Tầu” hoặc lúc trước cũng có một số nhà nghiên cứu ảnh hưởng của sự nô dịch nên cũng đã cho rằng “Ta từ Tầu sinh ra”, thất là hết sức nguy hiểm vì nếu sự thật là như vậy thì việc gì chúng ta phải chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Nếu người Kinh là sắc dân được sinh ra muộn nhất từ cộng đồng người Việt tại đồng bằng sông Hồng trong cộng đồng dân tộc Kinh ở Tam Đảo Trung Quốc thì có gì ngạc nhiên khi một ngày nào đó đất nước chúng ta trở thành Khu Tự Trị dân tộc Kinh! Dân tộc Việt sẽ tiêu vong và đất nước Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới![3]


     Chính vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải nghiên cứu lịch sử trên quan điểm dân tộc từ truyền thuyết, sách sử cổ đối chiếu kiểm chứng bởi kết quả của các khoa học thì chúng ta mới có một nhận định trung thực khách quan về cội nguồn văn hóa, tiến trình lịch sử của dân tộc. Một số nhà viết sử, nghiên cứu lịch sử khi tìm hiểu không cặn kẽ, thiếu cẩn trọng về truyền thuyết khởi nguyên dân tộc do ảnh hưởng của Tây học với những học vị nên đã vội cho rằng truyền kỳ mẹ Âu đẻ trăm trứng nở ra một trăm người con trai là hoang đường huyền hoặc và dòng Thần Nông phương Bắc là Tầu Hán. Thêm vào đó do ảnh hưởng của sự nô dịch văn hóa Hán hàng ngàn năm tạo ra một mặc cảm tự ti của một nước nhỏ, chậm tiến nên cứ những gì hay đẹp là của Tầu, những gì to lớn văn minh là của Tây ngay cả truyện Kiều, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, tết Trung nguyên, truyện tình Ngưu Lang Chức Nữ đến mấy chữ dân gian thường dung là đồng bào, bách tính (bá tánh là trăm họ) cũng cho là của Tầu, Sau này từ khi đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã thần phục xem Trung Quốc như quan thầy như lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Tổng Bí Thư đảng Việt gian Cộng sản Trường Chinh.


     Việc thay đổi một nhận thức từ định kiến từ lâu nơi con người quả không phải là một việc làm dễ dàng của một vài năm mà có thể cả hàng chục năm thậm chí cả trăm năm ở các nước chậm tiến. Ngay cả các nước văn minh việc thay đổi nhận thức cũng không dễ dàng, đến bây giờ mà một tiến sĩ sử học vẫn viết rằng nền văn minh cổ nhất của nhân loại là nền văn minh Lưỡng Hà, chữ viết cổ nhất cũng từ vùng Cận Đông mà ra trong khi kết quả mới nhất của khoa khảo cổ học đã xác định hoàn toàn khác…


     Sau bao năm trời tìm tòi nghiên cứu, như một nhân duyên tôi đã tìm gặp những nguồn sử liệu khai mở trong tôi những vấn nan chất chứa từ hàng ngàn năm nay. Chúng ta phải phục hồi sự thật của lịch sử dưới ánh sáng của khoa học để trả lại cho lịch sử những gì của lịch sử. Sau khi nghiên cứu phân tích đối chiếu các nguồn sử liệu để có một nhận định khách quan trung thực rồi sắp xếp các sự kiện, hệ thống theo một trình tự của lịch sử tiến hóa và tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc cho đến ngày nay. Trên quan điểm dân tộc, chúng tôi chỉ gọi các triều đại Việt Nam là Nhà như nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần... và các triều đại Trung Quốc chúng tôi chỉ gọi là Triều như Triều Thương, triều Chu, triều Minh, triều Thanh chứ không thể gọi là nhà vì nhà là cái gì thân thương của chúng ta mà thôi.


     1. Nền văn minh tối cổ của nhân loại cho đến thời điểm hiện tại là nền văn hóa Hòa Bình với nền văn minh lúa nước của nhân loại trải rộng lưu vực 3 con sông lớn là Dương Tử, Cửu Long và sông Hồng.


     2. Người Hòa Bình Hoabinhian là người Tiền sử từ châu Phi tiến qua định cư ở vùng Hòa Bình lưu vực sông Hồng và sông Mã ở Bắc Việt Nam cách ngày nay khoảng 70 ngàn năm.


     3. Người Hòa Bình chính là người Tiền Việt => Người Việt Cổ Ancient Vietnamese. Cư dân Hòa Bình mà chúng tôi gọi là những người Tiền Việt (Proto-Viets) vì theo các nhà cổ nhân học thì đến giữa thời đại đá mới cách đây chừng 7-8 ngàn năm, chủ nhân của nền văn hoá Hoà Bình Bắc Sơn có những nét ở sọ và ở mặt rất giống người Việt cổ ở Thiệu Dương (Thanh Hoá), La Đôi không có gì khác biệt với người Mường gốc ở Hoà Bình.


     4. Kết quả của các công trình Văn hóa khảo cổ cho thấy các nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa Long Sơn Sơn Đông 35-25.000 năm TDL, Đại Văn Khẩu, Bán Pha 12000 năm TDL, Hà Mẫu Độ 7000 năm TDL, Giả Hồ 6.600-6.200 TDL, Tam Tinh Đôi Ba Thục 5.535 TDL,  Lão Ngưu Pha 3.000 TDL, Diêm La Thôn, Lương Chử có niên đại 3.400-2.250 TDL, Ngưỡng Thiều 6.065 TDL trước khi Hán tộc du mục từ Tây Bắc tràn vào tiêu diệt nhà Hạ của tộc Việt thành lập triều Thương đầu tiên của lịch sử Trung Quốc (Hán tộc) năm 1766 TDL nên chúng tôi xếp vào Lịch sử Tiến hóa của tộc Việt.


     5. Dân tộc Việt là một dân tộc thuộc đại chủng Hoabinhoids và có lịch sử lâu đời nhất. Người Việt Cổ là cư dân đầu tiên định cư trên khắp lãnh thổ Trung Quốc bây giờ. Lịch sử Trung Hoa thời Cổ đại là lịch sử của Đại tộc Việt từ Đế Hoàng tới Đế Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ nhà Hạ là của tộc Việt. Lịch sử Trung Quốc chỉ mới thành hình từ năm 1766 TDL hoặc 1.600 TDL khi tộc Thương xâm chiến nhà Hạ của tộc Việt thành lập triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Quốc.


     6. Tiến Trình Lập Quốc của Dân tộc Việt không phải là từ vùng Động Đình Hồ phương Bắc rồi thiên cư dần xuống phương Nam như sách sử chép từ trước đến giờ. Sự thật là cư dân Hòa Bình tức người Tiền Việt cách ngày nay khoảng 40 ngàn năm khi khí hậu bớt lạnh đã thiên cư lên phương Bắc và do nước biển dâng lên cao nên phải thiên cư lên miền cao ở Tây Bắc tới cao nguyên Malaya rồi khi nước biển rút dần mới tiến xuống định cư ở vùng lưu vực các con sông Dương Tử, Hoàng Hà rồi xuống Bắc Việt Nam. Sách sử cũ chép vua Hùng lập quốc ở Việt Trì Phú Thọ Bắc Việt Nam là không đúng vì thời kỳ này nước biển còn tràn ngập châu thổ sông Hồng. Thật ra vua Hùng lập nước Văn Lang ở châu Phong lòng chảo Dạ Lang, Ba Thục Tứ Xuyên sau này. Đến chi Hùng Vương thứ 16 Hùng Tạo Vương mới dời đô xuống Vân Nam Thượng và chi Hùng Vương thứ 18 mới dời đô xuống Việt Trì Phú Thọ Bắc Việt Nam. Dựa trên những công trình nghiên cứu khoa học, chúng ta ghi nhận tiến trình lịch sử Việt gồm 3 thời kỳ lịch sử:


- Thời kỳ Người Tiền Việt (Hoabinhian=>Proto-Viets) với nền Văn Hóa Hòa Bình của cư dân Hòa Bình ở Bắc Việt Nam. Khi biển tiến, Protoviets phải thiên cư lên cao nguyên Malaya.


- Thời kỳ Lập Quốc: Cách đây khoảng 5.500 năm, nước biển rút dần nên Protoviets tiến xuống vùng chân cao nguyên Malaya rồi xuống lưu vực 2 con sông Hoàng Hà và Dương Tử, thành lập quốc gia sơ khai Xích Quy rồi Văn Lang ở châu Phong Ba Thục vùng giáp ranh 4 con sông Min Ya Kong Kạ. (sau là Bồn địa Tứ Xuyên). Sử Ký Tư Mã Thiên chép rằng năm 619 TDL, Tần Mục Công đánh chiếm vùng Tam Giang Bắc nên Lạc Bộ Chuy phải dời đô xuống Phong Châu Thượng ở Vân Nam, Bách Việt Ngọc Phả truyền thư cũng xác nhận sự kiện lịch sử này.


- Thời Kỳ Văn Hóa Phùng Nguyên: Khi mực nước biển rút dần, vua Hùng thứ 18 mới dời đô về Đất Tổ Phong Châu ở Việt Trì, Phú Thọ Việt Nam.


7. Tên nước thời Kinh Dương Vương là Xích Quy chứ không phải là Xích Quỷ như chúng ta hiểu sai từ bao đời nay. Kinh Dương Vương mở nước Xích Quy ở Châu Phong lo2ngcha3o Dạ Lang Ba Thục (sau gọi là lòng chảo Tứ Xuyên), sách cổ Thượng Thư gọi là Xích Quy Phương còn gọi là Giao Chỉ hay Cửa Việt nay là vùng trải dài từ 3 con sông phía Bắc (Hoàng Hà, sông Vị, sông Lạc) xuống 3 con sông phương Nam (Dương Tử, Sông Nguyên, sông Tương).


8. Địa danh Thủy Phủ nơi mà bố Lạc Long Quân dẫn 30 con về miền sông nước là Suifu trong tấm bản đồ của Atlas 1949 chính là cảng Thành Đô phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ.


9. Đế Hoàng là Thủ lĩnh của Hữu Hùng Thị nước La (Lạc) Việt ở Tân Trịnh Hà Nam, ngoài ra còn có các nước Việt như Thục Việt, nước Việt ở Lão Ngưu Pha-Diêm La Thôn vùng Tam Giang Bắc, nước Yu Việt, nước Việt ở Ninh Hương Hồ Nam, nước Việt ở Bàn Long Thành, nước Việt Triết Giang U Việt, các nước Ngô Việt, Sở Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc… Sử gia Hán Tư Mã Thiên lợi dụng chữ viết Việt cổ cũng như các nước Việt đã bị tiêu diệt nên lấy Đế Hoàng đưa lên làm thủy tổ tộc Hán viết theo cú pháp Hán tự là Hoàng Đế. Sử quan ”Đại Hán” Tư Mã Thiên đã triệt tiêu đại tộc Việt, xóa bỏ cội nguồn để cắt đứt dòng sử mệnh của Bách Việt tạo ra nhiều ngộ nhận lịch sử khiến một số người nghiên cứu lịch sử vì tin theo Sử Ký của Tư Mã Thiên đã viết sử sai lạc hết sức tai hại mãi cho đến bây giờ.


10. Cái gọi là nền Văn minh Trung Hoa và văn minh Trung Quốc sau này chính là nền văn minh của đại tộc Việt.


11. Phục Hồi sự thật lịch sử Ngũ Kinh là của tộc Việt viết theo lối chữ khoa Đẩu hình con nòng nọc mà Khổng Tử đã nói là “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ” rõ ràng…


12. Dân Tộc Việt Là Dân Tộc có lịch sử lâu đời nhất.


13. Dân tộc Việt là một dân tộc có gần năm ngàn năm Văn hiến.


14. Chữ Trung Hoa là chữ Việt cổ.


15. Nền văn minh Lúa Nước là của tộc Việt.


16. Nền văn minh Kim Khí là của tộc Việt.


17. Nền văn minh Trung Quốc chính là văn minh Việt cổ.


18. Rồng là của tộc Việt.


19. Tết Nguyên Đán là của tộc Việt.


20. Lễ hội Bà Chúa Tằm Đức Long Nữ mà Tàu gọi là tết Hàn thực là của tộc Việt.


21. Tết Đoan Ngọ là của tộc Việt.


22. Tết Trung nguyên là của tộc Việt.


23. Tết Trung Thu là của tộc Việt.


24. Núi Thái Sơn và Sông Nguồn là có thật.


25. Các nhà nhân chủng viện Viễn Đông Bác Cổ gọi dân tộc chúng ta là Indonesien (Indonesian) là không đúng gây ngộ nhận nên chúng tôi gọi là Malaysian vì từ cao nguyên Malaya-Tibetan tiến xuống lưu vực các con sông lớn định cư cho chính xác.


26. Các nhà nhân chủng gọi tộc người châu Á là Mongoloid là sự sai lầm. Theo kết quả của khoa di truyền học thì người tiền sử từ châu Phi tiến sang định cư ở vùng Hòa Bình nên chúng tôi gọi là Đại chủng Hoabinhoids tức là người Tiền Việt.


27. Khi Christophe Colomb tìm ra Châu Mỹ tưởng rằng tới Ấn Độ nên gọi thổ dân châu Mỹ là Indian. Kết quả di truyền học cùng một genome di truyền DNA với tộc Việt nên chúng tôi gọi lại là Ameriviets mới thật chính xác…


     Thưa quý‎ vị và các bạn,


       Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ thời lập quốc cho đến ngày nay. Dân tộc Việt đã phải chịu đựng gần một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu với bao cuộc xâm lược thống trị đô hộ dân tộc chúng ta. Bộ Bách Khoa Toàn Thư của thế giới với ban biên tập là những học giả, các nhà nghiên cứu trong đó học giả Phillipe Devilère đã đặt vấn đề “Lịch sử Việt là gì?”, thế rồi Phillipe Devilière đã tự trả lời như sau: “Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt mười thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vào sức mạnh tưởng có thể khuất phục được dân tôc này.  Lch s đã đặt lòng tin vào dân tc y và h đã chng minh kh năng đề kháng, óc sáng to, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuộc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất...


Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai”. Sử gia G. Buttinger tác giả quyển “The Small Dragon” đã hết sức trân trọng ý chí sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt nhưng vẫn băn khoăn thắc mắc tại sao một dân tộc nhỏ bé vẫn vùng lên giành lại độc lập dân tộc sau đêm dài nô lệ cả ngàn năm. G. Buttinger viết:  Mt vic phi thường mà không mt s gia nào có th gii thích được mt cách tha đáng, mc du đã nghiên cu rt nhiu là ti sao sau hơn 1 ngàn năm b đô h, dân tc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa và Việt Nam vẫn giành lại nền độc lập dân tộc”.[4]


     Nhận định một cách trung thực, toàn diện xuyên suốt dòng lịch sử Việt kể từ thời lập quốc cho đến ngày nay thì tộc người du mục phương Bắc đã xâm lược tất cả là 26 lần và 9 lần thống trị nước ta thì mới thấy được sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Trong hàng ngàn năm phải đương đầu với 1 kẻ thù truyền kiếp hiếu chiến hiếu sát với chủ trương trước sau như một là xâm lược bành trướng, thống trị và đồng hóa dân tộc đã hun đúc một ý chí kiên cường, một tinh thần bất khuất, chiến đấu để sống còn. Dân tộc Việt đã phải đương đầu với kẻ thù truyền kiếp qua hàng ngàn năm lịch sử, chính ý chí sống còn, bản năng sinh tồn đã tập đại thành một gene di truyền “Yêu nước Thương Nòi”, một tinh thần dân tộc cao độ với sức đề kháng vô biên chiến đấu và chiến thắng để dân tộc Việt tồn tại mãi tới ngày nay. Nói theo sử gia thời danh Arnold Toynbee thì: “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản...”.  


     Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong những nền văn minh cổ của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào dân tộc chúng ta cũng sản sinh ra những anh hùng dân tộc. Danh nhân Văn hóa Nguyễn Trãi đã tuyên xưng trong áng văn bất hủ “Bình Ngô Đại Cáo”:


“Chỉ có nước Đại Việt ta từ trước,

Mới có nền Văn hiến ngàn năm.

Từ Triệu, Đinh Lê Lý Trần,

cùng Hán Đường, Tống Nguyên.

Mỗi bên hùng cứ một phương,

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.

Song Hào kiệt đời nào cũng có…”.


    Trên thế giới chưa có một dân tộc nào trải qua những thời kỳ bi thảm như dân tộc Việt Nam với gần một ngàn năm nô lệ, thế nhưng cả nhân loại cũng phải sửng sốt kinh ngạc vì sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt đã vùng lên giành lại độc lập sau gần 10 thế kỷ bị thống trị. Bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt đã được viết lên bởi chính xương máu của biết bao con người, biết bao thế hệ mới có được Việt Nam hôm nay. Chúng ta những thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau xin cúi đầu ngưỡng phục các bậc tiền nhân, các anh hùng dân tộc, những danh tướng nước Việt và biết bao anh hùng vô danh cùng hàng hàng lớp lớp con dân nước Việt đã hy sinh xương máu để Tổ Quốc Việt Nam trường tồn, Dân tộc Việt Nam bất diệt.


     Nhìn lại lịch sử, chúng ta có quyền hãnh diện về nguồn cội “Con Rồng Cháu Tiên”, cũng như tự hào về những anh hùng dân tộc, những đại Danh Tướng không những của Việt Nam mà còn là của nhân loại. Chúng ta có quyền tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai, thiên niên kỷ thứ III của nhân loại. Tuy nhiên chúng ta không thể đứng yên mà trông chờ vào cái gọi là “Định mệnh lịch sử” mà nên nhớ rằng, Lịch sử hôm nay là sự đóng góp của toàn dân trong những ngày qua và sự đóng góp của toàn thể đồng bào trong nước và hải ngoại ngày nay sẽ là lịch sử Việt Nam ở ngày mai. Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta. Tri ân tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ hào hùng của một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó. Chúng ta có quyền hãnh diện tự hào, tin tưởng vào một  Việt Nam Ngày Mai rực sáng của dân tộc chúng ta…


     Chúng tôi quan niệm rằng yêu nước tất phải trân trọng tất cả những thăng trầm hưng phế của dòng vận động lịch sử mà biết bao thế hệ đã vun trồng bằng máu và nước mắt để viết lên những trang sử bất khuất hào hùng. Đồng thời phải học biết về lịch sử để hiểu rõ hơn ý nghĩa tuyệt vời của huyền thoại Rồng tiên, hiểu rõ về nguồn cội dân tộc, hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa và truyền thống cao đẹp của một dân tộc có gần 5 ngàn năm văn hiến. Lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ hào hùng của một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó. Nói theo sử gia thời danh Arnol Toynbee thì “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản...”.


     Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong những nền văn minh cổ của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay. Chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ III. Tuy nhiên chúng ta không thể đứng yên mà trông chờ vào cái gọi là “Định mệnh lịch sử” mà nên nhớ rằng, Lịch sử hôm nay là chính trị của những ngày qua và  chính trị ngày nay sẽ là lịch sử ở ngày mai. Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta. Trong ý thức đó, chúng tôi xin mời quý vị và các bạn trẻ yêu nước, chúng ta cùng tìm về cội nguồn Việt tộc, về Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến hiện thực lịch sử Việt Nam.[5]


Việt Nam, Mùa giỗ Tổ 4898 Việt Lịch (DL 2019)


PHẠM TRẦN ANH.


[1].  S.W. Ballinger& đồng nghiệp: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992 số 130 Tr.139-45. “The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII were observed in the Vietnamese…”                        


3. Wolfram Eberhard là giáo sư Đại học California từng giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Ông đã dành cả cuộc đời nghiên cứu về phong tục tập quán, lễ hội dân gian của các chi tộc ở Hoa Nam.  Wolfram Eberhard đã hoàn thành tác phẩm “Chinese Festival” (Lễ hội Dân gian Trung Hoa) và “A History of China” (Lịch sử Trung Hoa).


4. Người Kinh, hay Kinh tộc (chữ Hán: 京族, bính âmjīngzúHán-Việt: Kinh tộc) là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2000 ước tính có khoảng 22.000 người Kinh tại Trung Quốc. Trước năm 1958, dân tộc này được chính thức gọi là người Việt (越族, Việt tộc). Người Kinh sinh sống chủ yếu trên 3 đảo là Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu, nên các đảo được gọi chung là Kinh Đảo, còn được gọi là Kinh tộc Tam Đảo. Kinh Đảo hiện thuộc thành phố cấp huyện Đông Hưng, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thi hành mật ước Thành Đô 4-9-1990, tập đoàn Việt gian bán nước đang từng bước biến Việt Nam trở thành Khu Tự Trị Dân tộc Kinh của Trung Quốc.


Khi còn ở Việt Nam, tôi đến Hà Nội tìm gặp một số nhà nghiên cứu lịch sử tìm hiểu tại sao trong lý lịch bắt phải ghi là dân tộc người Kinh thì được biết là do chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Vậy Hồ Chí Minh là ai mà bắt ghi là dân tộc Việt có 54 dân tộc trong một dân tộc, trong đó có dân tộc Kinh như bên TQ. Trước đây, thời Việt Nam Cộng Hòa chúng ta chỉ gọi là đồng bào sắc tộc vì 53 chi tộc trong đại tộc Việt và gọi là người Kinh là người ở dưới thành thị đồng bằng, còn người Thượng là người trên miền cao nguyên Trung Việt, Thượng du Bắc Việt.


5. G Buttinger: The Small Dragon 1958.


6. Trong sách này, chúng tôi dùng chữ dân gian thường gọi là Tầu (Hán) và chỉ dùng chữ “Trung Quốc” theo sách sử cổ khi thật sự cần thiết.  Chính sách sử Trung Quốc đã viết là dân tộc Trung Quốc là do các tộc người Mông, Mãn, Tạng, Hồi và Hán là chủ thể. Các nhà viết sử cũng như người Tầu tự nhận họ là người Hán (Hán nhân) vì thời đại triều Hán là thời lãnh thổ Trung Quốc mở rộng do các cuộc xâm chiếm đất đai của các dân tộc khác nên chúng tôi gọi là Hán tộc để chỉ một tộc người du mục xâm lược. Đứng trên quan điểm dân tộc, chúng tôi chỉ dùng chữ “Nhà” thân thương cho các triều đại của nước ta như nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần … còn Hán tộc thì chúng tôi dùng chữ “Triều” (đại) như triều Thương, triều Chu, triều Hán. Thứ nữa, lấy năm thứ nhất Dương lịch làm điểm mốc lịch sử cho thật chính xác thay vì chữ Công nguyên như vẫn dùng sai lầm từ trước đến nay.
15 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6065)